Cần biết khi tiêm vắc-xin
Với loại phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván Bệnh bạch hầu và ho gà là hai bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp. Ho gà dễ gây tử vong ở trẻ nhỏ, bạch hầu có thể gây biến chứng nặng ở tim, thần kinh. Riêng uốn ván là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở. » Xem thêm
Tóm tắt nội dung tài liệu
- Cần biết khi tiêm vắc-xin
Với loại phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván
Bệnh bạch hầu và ho gà là hai bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp. Ho gà dễ
gây tử vong ở trẻ nhỏ, bạch hầu có thể gây biến chứng nặng ở tim, thần kinh.
Riêng uốn ván là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn xâm nhập qua vết
thương hở. Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, khoảng 50% số trẻ
sau tiêm bị sốt vào buổi tối và có thể hết sau 24 giờ. Các chuyên gia cho biết thêm:
cần lưu ý, nếu hiện tượng sốt xuất hiện sau 24 giờ có thể không do phản ứng đối
với vắc-xin DPT. Ngoài ra, trẻ thường quấy khóc do đau, nổi ban, sưng tại vết
tiêm. Cá biệt, trẻ có thể gặp những phản ứng nghiêm trọng hơn như co giật (tỷ lệ
1/12.500 liều được tiêm); giảm trương lực cơ (1/1.750 liều được tiêm).
Với vắc-xin phòng sởi
Có thể gây đau nhức tại nơi tiêm trong vòng 24 giờ sau tiêm, và có thể giảm dần
sau 2-3 ngày tiếp theo. Khoảng 5-12 ngày sau tiêm trẻ có sốt (trong vòng 1-2
ngày). Tỷ lệ khá cao (1/20 trẻ được tiêm) có biểu hiện nổi ban nhẹ trong 5-12 ngày
sau tiêm, ban có thể tồn tại trong khoảng 2 ngày. Một số phản ứng hiếm gặp khác
từng được báo cáo sau tiêm vắc-xin này: dị ứng (1/100.000 liều); viêm não (1/triệu
liều)… Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ sở đầy đủ khẳng định chính xác phản ứng hiếm
gặp đó có nguyên nhân do vắc-xin.
Với vắc-xin viêm gan B – loại từng gây ra nhiều lo ngại trong cộng đồng vì từng
có bệnh nhi tai biến nặng sau tiêm, có khoảng 15% người lớn và 5% trẻ nhỏ có
hiện tượng đau, đỏ, sưng nhẹ tại vết tiêm. Sau 1-2 ngày tiêm, khoảng 1-6% người
tiêm có biểu hiện sốt trong 1-2 ngày sau tiêm. Các phản ứng nặng hơn: dị ứng nổi
ban, khó thở chiếm khoảng 1/600.000 liều tiêm.
- Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
* Trẻ cần được theo dõi 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm và tiếp tục tại gia
đình ít nhất 24 giờ sau tiêm
* Sau tiêm, trẻ có thể xuất hiện các phản ứng thông thường: sốt, đau hoặc sưng tấy
chỗ tiêm, quấy khóc. Cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nước nhiều, theo dõi
nhiệt độ. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên một ngày
* Nên cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho trẻ bú
* Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi thấy một trong các dấu hiệu bất thường: sốt cao,
quấy khóc kéo dài, bú ít, tím tái, khó thở…
Mặc dù hiện nay các nhà y học đã nắm được khá nhiều qui luật của bệnh và đã có
trong tay rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp công hiệu, nhưng việc kiểm soát căn
bệnh này trong cộng đồng vẫn gặp nhiều khó khăn do:
- Thời gian điều trị cần thường xuyên và lâu dài nên có nhiều bệnh nhân bỏ điều
trị vì tưởng đã khỏi bệnh khi thấy huyết áp về bình thường (sau khi dùng thuốc), vì
chán nản phải uống thuốc quá lâu…
- Chỉ biết uống thuốc mà quên mất một khâu vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến
hiệu quả điều trị đó là chế độ ăn uống phải giảm mặn, chế độ vận động thể dục và
giữ cân nặng ở mức lý tưởng, chế độ làm việc, sinh hoạt nghỉ ngơi (tránh căng
thẳng, stress).
Vì vậy, để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp của mẹ bạn, bạn cần đưa mẹ đi khám
bệnh và theo dõi định kỳ tại các bệnh viện có phòng khám tim mạch (BV Chợ
Rẫy, BV Thống Nhất, BV Nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định…) hoặc các
phòng khám chuyên khoa tim mạch. Ngoài việc điều trị, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể
- cho bạn cách theo dõi bệnh tại nhà, cách phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm và sơ
cứu.