Doanh nghiệp tư nhân đã hơn 20 mà chưa lớn
Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân rất gian nan. » Xem thêm
Tóm tắt nội dung tài liệu
- Doanh nghiệp tư nhân đã hơn 20 mà chưa lớn
Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân rất gian nan. Môi trường kinh
doanh cũng như những hạn chế về vốn, công nghệ và đặc biệt là cơ hội
sớm tiếp cận thông tin các biến động chính sách vĩ mô của Nhà nước…
đã khiến cho nhiều doanh nghiệp tư nhân luôn phải đi sau về cơ hội, đối
mặt với độ rủi ro cao nên khó có thể nhanh chóng lớn mạnh.
Nếu tính từ Nghị quyết Đại hội VI (năm 1986) của Đảng công nhận sự tồn
tại của 5 thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
Tiếp đó là sự ra đời doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Hà Nội: Doanh nghiệp
Toàn Thắng năm 1988 đến nay đã hơn 20 năm. Nhưng vì sao hàng chục
nghìn DNTN hiện nay vẫn chưa “lớn”?
Những đánh giá
Tại Hội nghị toàn quốc, được tổ chức mới đây, sơ kết tình hình thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Phó Thủ tướng
Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhận định: “Hai năm qua, khu vực kinh tế
tư nhân vẫn tiếp tục tăng trưởng khá trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam
chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu”.
Phó Thủ tướng động viên: “Đội ngũ doanh nghiệp vừa phải phát triển về số
lượng và chất lượng theo hướng nền kinh tế được cơ cấu lại, phấn đấu đến
năm 2015, kinh tế tư nhân giải quyết được từ 15 - 20 triệu lao động”.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của chương trình
FULBRIGHT, thì cho rằng nền kinh tế Việt Nam, trong giai đoạn khó khăn
của năm 2009, vẫn duy trì sức sống “dẻo dai” nhờ sự uyển chuyển; thích
nghi linh hoạt của khu vực kinh tế tư nhân.
- (Ảnh minh họa nguồn: nhansuvietnam.com)
Phát biểu kết luận hội nghị trên, ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính
trị, Thường trực Ban Bí thư đề nghị: “Từ thực tiễn tổ chức thực hiện Nghị
quyết, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục có những kiến nghị
về luật pháp, cơ chế, chính sách để nghị quyết đạt hiệu quả cao.” Đặc biệt,
Ông lưu ý, cần bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tiếp tục
đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với
khu vực kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng: Số lượng
doanh nghiệp tăng bình quân 22%/năm giai đoạn 2000 - 2009. Tỷ trọng thu
ngân sách Nhà nước từ khu vực KTTN đã tăng từ 6% (năm 2002) lên trên
11% (năm 2008). Năm 2008, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp vào
GDP gần 47%, trong đó có phần đóng góp quan trọng của KTTN; một số địa
phương tỉ lệ này còn cao hơn như TP Hồ Chí Minh là 51,4%, Cần Thơ là
gần 73%; giải quyết trên 5 triệu việc làm mới, bình quân 800 ngàn lao
động/năm, chiếm 50% lao động tăng thêm của cả nước .
Doanh nghiệp tư nhân chưa “lớn” được, vì sao ?
Số lượng DNTN đã gia tăng mạnh mẽ, ước tính đến hết năm 2009 là
460.000 doanh nghiệp, tăng 15 lần trong vòng 9 năm. Song đáng tiếc, phần
lớn các doanh nghiệp vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, số doanh nghiệp tư nhân
lớn còn quá khiêm tốn, trong khi các doanh nghiệp quy mô vừa cũng rất
thưa thớt.
- Thời gian qua, phần lớn doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng nhờ
vào các cơ hội kinh doanh thuận lợi và sự lựa chọn đúng ngành hàng, đúng
thời điểm, hơn là nhờ vào các chiến lược dài hạn, được xây dựng cẩn trọng
và bài bản. Vì vậy, khi đã phát triển đến một quy mô nào đó, chủ doanh
nghiệp bắt đầu cảm thấy lúng túng trong việc định hướng kinh doanh cũng
như trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp. Khi đó, chỉ cần một ngoại
lực từ thị trường hơi mạnh một chút hoặc có biến động về chính sách điều
hành vĩ mô là doanh nghiệp sẽ gặp
vấn đề.
Trên thực tế, sự phát triển của doanh
nghiệp tư nhân rất gian nan. Môi
trường kinh doanh cũng như những
hạn chế về vốn, công nghệ và đặc biệt
là cơ hội sớm tiếp cận thông tin các
biến động chính sách vĩ mô của Nhà
nước… đã khiến cho các doanh
nghiệp tư nhân luôn phải đi sau về cơ
hội, đối mặt với độ rủi ro cao nên khó
có thể nhanh chóng lớn mạnh.
Trong báo cáo Top 500 doanh nghiệp
lớn nhất của VietNam Report và
VietNamNet công bố: đến cuối năm
2009, chỉ có 28,9% trong số các
doanh nghiệp này là của khu vực tư (Ảnh minh họa nguồn: baodatviet.vn)
nhân nhưng phần lớn con số tăng
trưởng có được là nhờ sự góp mặt của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần
hóa.
Số các công ty đi lên từ mô hình tư nhân, trải qua các giai đoạn từ công ty
gia đình, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn chỉ rất
giới hạn ở một vài tên tuổi quen thuộc như: Đồng Tâm, Kinh Đô, Trung
Nguyên, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Saigon Invest, SSI, CMC.. Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ (CIEM) và UNDP trong báo cáo mới nhất
cho biết: 80% có quy mô vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng và 87% sử dụng
dưới 50 lao động….
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho
biết: nhiều điểm yếu của khu vực kinh tế này vẫn chưa khắc phục được. Đó
- là tình trạng tự phát, nhỏ lẻ, manh mún. Sau 10 năm thực , kích cỡ trung
bình của doanh nghiệp không tăng: bình quân mỗi doanh nghiệp tư nhân có
chưa đến 30 lao động. KTTN đang rất thiếu vốn; năng lực cạnh tranh, năng
suất lao động và hiệu quả đầu tư thấp. Chưa kể, năng lực quản trị nội bộ còn
yếu, nhất là loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH...
Tổng Giám đốc Công ty Hợp Lực (Thanh Hóa) Nguyễn Văn Đệ bày tỏ: mặc
dù đã có chuyển biến nhưng rõ ràng KTTN vẫn bị phân biệt đối xử. Vấn đề
bức xúc nhất của doanh nghiệp đều là mặt bằng sản xuất. Doanh nghiệp cần
đất để mở rộng mặt bằng sản xuất nhưng không tiếp cận được, trong khi
nhiều diện tích đất để hoang, có đơn vị, cơ quan xin được rồi nhưng không
triển khai dự án.
Phải sửa đổi chính sách và bản lĩnh của doanh nhân:
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TW (khóa IX) về phát triển kinh tế
tư nhân, Ban Bí thư yêu cầu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về
pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính để tạo điều kiện hơn nữa
cho kinh tế tư nhân phát triển.
Cụ thể, phải cụ thể hóa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Khắc phục những
nội dung chưa rõ ràng, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật; điều chỉnh cơ
chế phân cấp và phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong quản lý nhà
nước về đầu tư; quan tâm đến bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông thiểu số; sớm có
hướng dẫn đầy đủ việc xử lý các trường hợp doanh nghiệp vi phạm các hành
vi bị cấm theo quy định của Luật. Sửa đổi điều 6 của Luật Doanh nghiệp
theo hướng quy định bắt buộc việc thành lập và hoạt động của tổ chức cơ sở
đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp;
Giải quyết những vấn đề bất cập trong thực hiện chính sách về đất đai; hoàn
thiện Luật Đất đai hiện hành; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; rà soát, thu hồi những diện tích đất bỏ hoang, sử dụng sai mục
đích theo quy định của pháp luật; khuyến khích việc sử dụng đất ở những
vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sâu, vùng
xa.
Ban Bí thư nêu rõ yêu cầu có cơ chế để doanh nghiệp của tư nhân được vay
vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) như các doanh nghiệp nhà nước.
- Chủ tịch Hiệp hội Doanh
nghiệp vừa và nhỏ Cao Sỹ
Kiêm cho rằng, phải nhanh
chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý,
chứ hiện nay, từ nghị quyết tới
các luật, nghị định và việc tổ
chức triển khai là một khoảng
cách.
(Ảnh minh họa nguồn: nhansuvietnam.com)
Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng,
điều quan trọng là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam. Do vậy, Trung ương cần có nghị quyết nâng cao năng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp chứ không nên xây dựng chính sách riêng cho các thành
phần kinh tế.
Nhưng, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng cho rằng: số liệu mà các chủ
doanh nghiệp khai báo là không nhất quán, thiếu trung thực nên rất khó cho
việc hoạch định chính sách. Phân tích sâu về điều này, Phó viện trưởng
CIEM Nguyễn Đình Cung nhận định: "Ngại công khai minh bạch, lại chịu
ảnh hưởng của nhiều thập kỷ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã
tạo nên tâm lý che giấu là phổ biến của các doanh nghiệp. Mặt khác, môi
trường kinh doanh, hệ thống pháp luật chưa ủng hộ cho việc công khai, minh
bạch của doanh nghiệp, vì muốn minh bạch thì phải tốn thêm chi phí, lợi ích
thu được sẽ thấp hơn chi phí bỏ ra hàng ngày".
Do đó, “điểm xuất phát thấp của các DNTN không phải là vấn đề mà các
chủ doanh nghiệp xuất phát với tâm thế nào, khát khao nào mới là cái quyết
định.” - Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ
nhắn gửi đến giới chủ DNTN.