Naphazolin không phải là “thần dược” chữa ngạt mũi
Naphazolin (na-pha-dô-lin) là một loại thuốc nhỏ mũi hay được người dân tự ý mua về dùng do thuốc có giá thành rẻ (chỉ vài ngàn đồng/lọ), tính sẵn có (hầu hết có ở các nhà thuốc) và tính “hiệu nghiệm” của thuốc (khi bị ngạt mũi nhỏ thuốc vào là mũi thông làm cho người bệnh dễ thở ngay). » Xem thêm
Tóm tắt nội dung tài liệu
- Naphazolin không phải là “thần dược” chữa ngạt mũi
Naphazolin (na-pha-dô-lin) là một loại thuốc nhỏ mũi hay được người
dân tự ý mua về dùng do thuốc có giá thành rẻ (chỉ vài ngàn đồng/lọ),
tính sẵn có (hầu hết có ở các nhà thuốc) và tính “hiệu nghiệm” của
thuốc (khi bị ngạt mũi nhỏ thuốc vào là mũi thông làm cho người bệnh
dễ thở ngay). Vì thế người dân tín nhiệm và còn mách bảo nhau dùng,
coi thuốc như “thần dược” chữa ngạt mũi… mua thuốc tích trữ trong
nhà.
Naphazolin được dùng để nhỏ hoặc xịt mũi (đối với dạng xịt) để giảm triệu
chứng và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn
tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng. Ngoài ra người ta còn
dùng thuốc để giảm sưng, giúp cho dễ quan sát niêm mạc mũi và họng trước
khi phẫu thuật hoặc thủ thuật chẩn đoán; làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở người
bệnh viêm tai; dùng nhỏ vào kết mạc mắt để giảm sung huyết, ngứa và kích
ứng. Tuy nhiên khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, chú ý
chọn đúng loại sử dụng cho mắt hay cho mũi (theo mục đích sử dụng là nhỏ
mắt hay nhỏ mũi để tránh nhầm lẫn loại nhỏ mũi lại đem nhỏ mắt sẽ nguy
hiểm).Khi bị ngạt mũi nhỏ thuốc naphazolin sẽ làm co các cơ thắt của các
mao mạch, động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang (làm co mạch) đẩy máu đi nơi
khác làm cho hốc mũi rộng (mũi hết ngạt và dễ thở). Thường tác dụng co
mạch đạt trong vòng 10 phút và kéo dài trong khoảng 2 – 6 giờ. Nhưng sau
đó người bệnh cũng có thể bị sung huyết (ngạt mũi) trở lại khiến cho người
bệnh lại phải dùng đến thuốc. Khi dùng thuốc kéo dài và lặp lại nhiều lần sẽ
xảy ra hiện tượng giãn mạch thứ phát, nếu tiếp tục dùng nữa tình trạng giãn
mạch sẽ trở nên thường xuyên hơn. Cuốn mũi sẽ phù nề và mức độ ngạt mũi
- của bệnh nhân sẽ tăng lên. Khi sử dụng thường xuyên thuốc co mạch này,
cuốn mũi bị co lại một cách cưỡng bức và dần dần hoạt động sẽ lệ thuộc vào
thuốc tới một lúc nào đó sẽ trơ đối với thuốc (số lần nhỏ sẽ nhiều hơn, liều
lượng tăng hơn và mức độ ngạt mũi cũng sẽ nặng hơn). Ở những bệnh nhân
này thường bị mất ngửi hoặc kém ngửi, mũi khô, đôi khi có đau đầu… Vì
vậy, không nên dùng thuốc nhiều lần và liên tục để tránh bị sung huyết nặng
trở lại. Khi dùng thuốc nhỏ mũi liên tục 3 ngày không đỡ người bệnh cần
ngừng thuốc và đi tới bác sĩ để được khám bệnh. Khi đang dùng naphazolin
nhỏ mắt, nếu thấy mắt vẫn đau, kích ứng hoặc nhìn mờ sau 48 giờ dùng
thuốc hoặc có biểu hiện hấp thu toàn thân như nhức đầu, buồn nôn, hạ thân
nhiệt, cũng cần ngừng thuốc và đi khám.
Không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đối với người lớn và trẻ em trên 12
tuổi bị sung huyết mũi (ngạt mũi) dùng dung dịch 0,05% hoặc 0,1%. Trẻ em
6-12 tuổi, dùng dung dịch 0,025% hoặc 0,05% (dưới sự theo dõi của thầy
thuốc).
Một số thuốc như donepezil (biệt dược Aricept trị bệnh Alzheimer),
piracefam (biệt dược Nootropil), citicholin, glyceryl phostphorylcholin,
ginkgo biloba (tức hoạt chất lấy từ cây bạch quả), tacrin, galantamin được
gọi là thuốc tăng cường hoạt động trí não, thật ra để điều trị chứng sa sút trí
tuệ ở người cao tuổi hoặc ở người bị chấn thương sọ não, chứ không có tác
dụng tăng cường trí nhớ cho người học thi.
Còn thuốc dextroamphetamine (biệt dược Dexedrine), methylphenidate
(Ritalin) là thuốc kích thích hệ thần kinh được dùng chủ yếu trị bệnh gọi là
“rối loạn tăng động kém tập trung”. Đây là bệnh xảy ra ở trẻ em và có thể
kéo dài đến tuổi trưởng thành, do rối loạn chức năng não khiến trẻ khó kiểm
- soát hành vi, kém tập trung, không ngồi yên, hành động và nói năng không
suy nghĩ. Rõ ràng đây không phải là “thuốc bổ óc” và nếu dùng tùy tiện có
thể gây nghiện như nghiện ma túy và gây các tác dụng phụ nguy hiểm khác.
Đối với các bạn trẻ, không nên dùng bất cứ loại thuốc bổ óc nào. Nếu sợ
thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng, có thể dùng thuốc bổ sung vitamin và
chất khoáng, như loại đa sinh tố (multivitamins) ngày một viên.