Rút xếp hạng tín nhiệm sẽ bất lợi cho doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp ở thị trường mới nổi phải mời các tổ chức xếp hạng cho mình để được quỹ đầu tư rót vốn. Ngày 23/10, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Rating đã thông báo rút lại toàn bộ các mức xếp hạng tín nhiệm với Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAG). » Xem thêm
Tóm tắt nội dung tài liệu
- Rút xếp hạng tín nhiệm sẽ bất lợi cho
doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp ở thị trường mới nổi phải mời các tổ chức xếp
hạng cho mình để được quỹ đầu tư rót vốn.
Ngày 23/10, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Rating đã thông báo rút
lại toàn bộ các mức xếp hạng tín nhiệm với Công ty Hoàng Anh Gia Lai
(HAG). Lý do mà tổ chức này đưa ra là không có đủ thông tin.
Theo đó, Fitch rút lại xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn đều ở
mức “B” của HAG. Đồng thời, Fitch rút lại mức xếp hạng “B-” đối với 75
triệu USD trái phiếu đáo hạn năm 2016 của Tập đoàn. Đánh giá “trong diện
theo dõi hạ bậc” đối với HAG từng được tổ chức này công bố ngày
31/5/2012 cũng được hãng xếp hạng tín nhiệm rút về.
Vậy là cùng với hãng xếp hạng Standar & Poor (S&P), sau khi Fitch rút lui
trước các đánh giá xếp hạng thì sẽ không còn tổ chức nào đánh giá tín nhiệm
về HAG nữa. HAG đã nhiều lần yêu cầu các tổ chức này ngừng xếp hạng tín
nhiệm hay báo cáo phân tích về mình. Phó Tổng Giám đốc HAG Võ Trường
Sơn cho rằng một báo cáo quá chung chung thì không mang lại giá trị. Khi
nào thị trường tốt hơn, khả năng thu hút vốn tốt hơn thì HAG lại mời xếp
hạng.
Bày tỏ quan điểm riêng, một chuyên gia tài chính có kinh nghiệm làm việc ở
các tổ chức tài chính quốc tế cho rằng, đã tham gia thị trường quốc tế thì
- phải chấp nhận cuộc chơi chung. Ông nói, những doanh nghiệp lớn muốn
vươn ra thị trường phải chập nhận xếp hạng tín nhiệm. “Thậm chí một số
doanh nghiệp ở thị trường mới nổi phải mời các tổ chức xếp hạng cho mình
để được quỹ đầu tư rót vốn”, ông chia sẻ.
Về lý do yêu cầu rút xếp hạng của HAG, vị này cho rằng đó có thể là quan
điểm riêng của tập đoàn, nhưng có thể phải gặp phải không ít bất lợi sau này.
“Khi anh không cần thì anh rút, anh cần thì anh gọi, điều này có vẻ chưa
công bằng với những nhà đầu tư đang và sẽ rót vốn cho anh. Và nhà đầu tư
cũng sẽ làm thế với anh khi anh cần vốn, kết quả là chỉ có anh chịu thiệt”, vị
này so sánh.
Cầu rất nỗ lực trong cả phiên giao dịch giúp chỉ số nhiều lần vượt tăng điểm
sát ngưỡng 393 điểm, tuy vậy, cung đặt sẵn khá dày đẩy chỉ số nhiều lần
giảm điểm trở lại. Cây nến là một nến rỗng nhỏ giảm điểm với bóng nến trên
khá dài cho thấy lực bán nhiều ở vùng giá cao. Khối lượng giao dịch ở mức
hơn 17,33 triệu đơn vị, giảm 14,49% so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
MACD cắt nhẹ xuống phía dưới đường tín hiệu, trong khi đó chỉ báo dòng
tiền MFI giảm nhẹ về dưới mốc 50. Phiên tăng điểm cuối tuần trước thiếu
yếu tố khối lượng khiến thị trường trùng xuống.
Với các nhịp vận động 1 tăng, 2 giảm nhiều khả năng là các giao dịch có cổ
phiếu có sẵn hoặc nhà đầu tư dài hạn giảm giá vốn với chiến thuật bán cao,
mua thấp. Nhà đầu tư lướt sóng vẫn chỉ nên giao dịch ở các cổ phiếu có sẵn
để dễ cân bằng lại vị thế.
Trong danh mục cổ phiếu được margin, hiện chiếm xấp xỉ 80% số mã cổ
phiếu đang niêm yết, có quá nhiều mã kém thanh khoản, tức là tuy được
- phép margin nhưng công ty chứng khoán không dám cấp hạn mức. Ngược
lại, trong 20% mã cổ phiếu còn lại, có những mã thanh khoản rất tốt, đáng
được margin. Cần phải nhìn nhận thêm rằng, việc Ủy ban chứng khoán yêu
cầu 2 Sở đưa ra danh mục cổ phiếu cấm margin không phải là quy định gây
khó dễ cho công ty chứng khoán, mà mục đích là để cảnh báo cho nhà đầu tư
không bị sa đà vào những doanh nghiệp đang có vấn đề về kinh doanh, song
điều cơ quan quản lý chưa tính được là một số mã cổ phiếu cấm margin lại
rất thanh khoản và nhà đầu tư thực sự có nhu cầu ký quỹ (chính vì vậy mà
công ty chứng khoán VnDirect đã vi phạm). Tuy nhiên, tôi vẫn ủng hộ việc
Ủy ban chứng khoán cấm công ty chứng khoán cho margin chính cổ phiếu
của mình, bởi sẽ ngăn chặn được tình trạng công ty chứng khoán kéo giá cổ
phiếu của chính mình.