Sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá nhằm kiềm chế lạm phát
Để kiềm chế lạm phát thì dù chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa cũng nhằm vào 2 mục tiêu chung đó là: Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông và gia tăng cung cấp hàng hóa dịch vụ trong xã hội. » Xem thêm
Tóm tắt nội dung tài liệu
- Sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá
nhằm kiềm chế lạm phát
Để kiềm chế lạm phát thì dù chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa cũng
nhằm vào 2 mục tiêu chung đó là: Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông và
gia tăng cung cấp hàng hóa dịch vụ trong xã hội. Với mỗi mục tiêu trên thì
mỗi chính sách đều có những công cụ sử dụng riêng để thực hiện tốt hai mục
tiêu trên.
*Mục tiêu giảm bớt lượng tiền trong lưu thông.
+ Đối với chính sách tiền tệ: Để giảm bớt lượng tiền vào lưu thông thì chính
sách tiền tệ cần đưa gia một số giải pháp sau:
Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa
·
vào lưu thông trong xã hội
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung
·
tiền vào thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình
đằng giữa các ngân hàng với nhau.
Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm
·
hạn chế các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng
nhà nước để chiết khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến
người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
- Ngân hàng trung ướng áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các
·
chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương
·
mại.
+ Đối với chính sách tài khóa: Để giảm bớt lượng tiền trong lưu thông thì
bộ tài chính cần đưa ra một số giải pháp sau:
Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm
·
đầu tư công.
Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong
·
xã hội
*Mục tiêu gia tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
+ Đối với chính sách tiền tệ: Để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ trong xã hội thì
chính sách tiền tệ cần đưa ra một số giải pháp sau:
Đưa ra chính sách ưu đãi tín dụng thông qua ưu đãi lãi suất đối với các
·
đối tượng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Việc ưu đãi về lãi suất sẽ làm
giảm chi phí sản xuất đầu vào vì vậy tăng năng suất lao động.
+ Đối với chính sách tài khóa: Để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ trong xã hội
thì bộ tài chính cấn đưa ra một số giải pháp sau:
- Bộ tài chính chỉ đạo tổng cục thuế giảm thuế đầu tư, thuế nhập khẩu
·
nguyên vật liệu và máy móc thiết bị và thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó
làm giảm bớt chi phí đầu vào lên làm tăng năng suất lao động.
*Một số giải pháp kiềm chế lạm phát của nước ta hiện tại trọng nghị quyết
11 . Trong thời gian tới chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và
chính sách tài khóa thận trọng và thắt chặt cụ thể như sau:
+ Đối với chính sách tiền tệ:
Quy định tốc độ tăng trưởng tín dụng phải giữ ở mức dưới 20%
·
Trong tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15 -16% và ưu tiên
·
cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và
khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất đặc biệt là bất động
·
sản và chứng khoán. Ngoài ra còn giảm tỷ lệ dư nợ đối với lĩnh vực này
Đưa ra chính sách bình ổn thị trườn ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng
·
nhu cầu sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối. Hiện nay chính phủ
đang cầm giao dịch mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do và cấm các cửa
hàng vàng cá nhân giao dịch mua bán vàng miếng.
+ Đối với chính sách tài khóa:
Phấn đấu tăng thu ngân sách khoảng 7 – 8% so với dự toán đã được
·
- quốc hội thông qua.
Sắp xếp lại chi thường xuyên nhằm tiết kiệm thêm 10% chi thường
·
xuyên trong 9 tháng còn lại
Cắt giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP
·
Giám sát chặt chẽ và rà soát lại nợ chính phủ, quốc gia và không mở
·
rộng đối tượng được chính phủ bảo lãnh.
Đối với đầu tư công: Chính phủ quyết định cắt giảm tối thiểu 10%
·
lượng vốn theo kế hoạch tín dụng đầu tư từ ngân sách