Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Trẻ ngộ độc oresol

Trong vòng 10 giờ, N. tiêu chảy đến tám lần. Gia đình cho bé uống oresol liên tục nhằm chống tình trạng mất nước. Tuy nhiên, N. vẫn khát nước dữ dội, quấy khóc vật vã đòi uống, tiếp tục nôn và tiêu chảy. N. » Xem thêm

25-01-2013 114 16
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Trẻ ngộ độc oresol Trong vòng 10 giờ, N. tiêu chảy đến tám lần. Gia đình cho bé uống oresol liên tục nhằm chống tình trạng mất nước. Tuy nhiên, N. vẫn khát nước dữ dội, quấy khóc vật vã đòi uống, tiếp tục nôn và tiêu chảy. N. đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, môi khô nẻ, nếu véo da thì chỉ ba giây sau là mất nếp véo ngay và bắt đầu xuất hiện những cơn co giật. Kết quả điện giải đồ cho thấy N. ngộ độc muối do uống oresol sai tỉ lệ. Trẻ được bù nước bằng oresol càng nhiều càng tốt, nhưng phải pha đúng tỉ lệ. Sự tự tiện trong pha chế, xé lẻ hàm lượng thuốc thành các phần nhỏ hơn có thể khiến trẻ bị ngộ độc vì tăng natri máu quá nhanh. Với người lớn, thấy mặn có thể nhả ra ngay, nhưng trẻ nhỏ vẫn uống bình thường. Vì mặn nên càng uống trẻ càng khát, càng khát lại càng đòi uống và được cho uống nhiều hơn… Theo đó, lượng muối đi vào máu sẽ nhiều hơn bình thường, áp lực thẩm thấu của máu cao lên, nước từ trong tế bào đi ra ngoài làm màng tế bào teo lại dẫn đến hiện tượng da nhăn, môi khô, đặc biệt là tế bào não bị teo lại sẽ dẫn đến hôn mê… Pha thuốc áng chừng! Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này là trẻ khát dữ dội, môi khô, đỏ, niêm mạc lưỡi khô rang, sốt cao không rõ nguyên nhân… đi kèm các biểu hiện thần kinh nổi bật như rối loạn tri giác (kiểu ngủ gà xen kẽ với từng cơn kích thích vật vã, co giật, tăng phản xạ gân xương…).
  2. Hiện nay trên thị trường có hai loại gói oresol. Loại gói nhỏ được chỉ định pha với 200 ml nước, gói to pha đủ với 1 lít nước sôi để nguội. Song trong thói quen dùng thuốc của nhiều người, tỉ lệ chuẩn đó có thể nhân lên, chia ra theo kiểu áng chừng. Nhiều bậc phụ huynh quan niệm pha nguyên gói thuốc với cả lít nước mà không thể uống hết một lần thì thuốc bị “hả hơi”, giảm tác dụng nên thường tự ý chia nhỏ liều lượng. Có người cắt nửa hoặc 1/3, 1/4 gói thuốc rồi nhẩm tính số nước tương ứng giảm đi so với yêu cầu chuẩn. Trường hợp bé N., mẹ bé đã chia gói oresol ra pha thành năm lần với năm chén nước nhỏ. Cách áng chừng, ước lượng theo cảm quan dễ làm tỉ lệ pha chế bị “chênh” so với quy định, lượng nước bị giảm đi ít nhiều đều có thể làm oresol bị pha đặc, gây ngộ độc muối. Tốt nhất, phụ huynh pha theo chỉ dẫn trên bao bì, bảo đảm đúng tỉ lệ và cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nhiều lần. Từ từ bù dịch Ngộ độc muối do uống oresol pha đậm đặc gây ra tình trạng nguy hiểm cho trẻ. Nhưng tính mạng của trẻ còn có thể bị đe dọa nguy kịch hơn nếu việc bù dịch sau khi trẻ bị ngộ độc muối được thực hiện một cách quá “tích cực”. Về nguyên tắc, trẻ ngộ độc muối thì phải hòa loãng lượng muối trong máu để giảm thẩm thấu. Song không giống với cách bù ngay thật nhiều dịch trong những giờ đầu như nhiều thể mất nước khác, đối với trẻ ngộ độc muối, nếu vội vàng làm loãng lượng muối trong cơ thể một cách nhanh nhất thì có thể đưa trẻ đến tình trạng nguy kịch hơn nhiều lần. Trong khi muối tích trong tế bào không ra được thì việc hút thật nhiều nước vào sẽ khiến tế bào
  3. đang teo tóp, đột ngột phình to ra. Hiện tượng này có thể làm tế bào thần kinh chết hẳn, nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )