VÌ SAO VIỆC TIÊU CHUẨN HOÁ QUỐC TẾ LẠI CẦN THIẾT
Các ngành công nghiệp thiên về xuất khẩu trên thế giới cũng rất mong muốn có được một khung quy định chuẩn trên toàn thế giới, để có thể hợp lý hoá quá trình thương mại quốc tế. Đó là nguyên nhân của việc thành lập của ISO. » Xem thêm
Tóm tắt nội dung tài liệu
- VÌ SAO VIỆC TIÊU CHUẨN HOÁ QUỐC TẾ
LẠI CẦN THIẾT
Các ngành công nghiệp thiên về xuất khẩu trên thế giới cũng rất mong muốn
có được một khung quy định chuẩn trên toàn thế giới, để có thể hợp lý hoá
quá trình thương mại quốc tế. Đó là nguyên nhân của việc thành lập của
ISO.
Việc tiêu chuẩn hoá quốc tế được thực hiện cho nhiều công nghệ trong
những lĩnh vực khác nhau như xử lý và truyền dẫn thông tin, dệt, đóng gói,
cung cấp hàng hoá, sản xuất và sử dụng năng lượng, đóng tàu, dịch vụ tài
chính và ngân hàng. Việc tiêu chuẩn hoá sẽ tiếp tục được thực hiện cho tất
cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ.
Những nguyên của sự cần thiết phải là:
nhân chính
• Quá trình tự toàn cầu
do hoá thương mại
Ngày nay những nền kinh tế tự do đang có xu hướng thay đổi nguồn cung
cấp và mang lại nhiều cơ hội cho việc mở rộng thị trường. Xét về góc độ
công nghệ, việc cạnh tranh tự do cũng cần dựa vào những tài liệu quy định
chung một cách cụ thể, chi tiết để có thể phân biệt được hàng hoá, sản phẩm
của nước này so với nước kia, của khu vực này so với khu vực kia. Một tiêu
chuẩn được công nhận trong ngành công nghiệp là tiêu chuẩn được công
nhận rộng rãi trên toàn thế giới, được thống nhất giữa các đối tác thương
mại, được công nhận trong ngôn ngữ của thương mại.
• Sự nhau giữa
thâm nhập lẫn các lĩnh vực
Ngày nay, không một ngành công nghiệp nào trên thế giới lại hoàn toàn độc
lập mà không hề bị phụ thuộc vào linh kiện, sản phẩm, luật lệ áp dụng... của
- những ngành công nghiệp khác. Ví dụ đinh bu long có thể vừađược sử dụng
cho máy bay lại vừa được sử dụng cho máy nông nghiệp. Công nghệ hàn có
thể phát huy tác dụng trong ngành cơ khí cũng như hạt nhân, công nghệ xử
lý dữ liệu điện tử thì có ảnh hưởng đến tất cả các nghành công nghiệp
• Hệ liên lạc toàn cầu
thống
Ngành công nghiệp máy tính là một ví dụ điển hình cho việc cần thiết phải
được tiêu chuẩn hoá một cách nhanh chóng và tiến bộ trên phạm vi toàn cầu.
Tính tương thích đầy dủ giữa các hệ thống mở đã khuyến khích sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất cũng như tạo cho người tiêu thụ một
sự lựa chọn thật sự khi mua sản phẩm. Đó chính là chất xúc tác rất mạnh cho
quá trình cải tiến chất lượng, nâng cao năng xuất lao động và giảm giá thành
sản phẩm.
• Những tiêu chuẩn toàn cầu áp dụng cho những công nghệ mới
Việc tiêu chuẩn hoá trong những lĩnh vực hoàn toàn mới hiện đang được
thực hiện. Những lĩnh vực này bao gồm chế tạo vật liệu mới, môi trường,
khoa học phục vụ cuộc sống (life sciences), xây dựng và đô thị hoá. Trong
những giai đoạn đầu của việc phát triển công nghệ mới, việc ứng dụng có
thể tưởng tượng được nhưng vấn đề là một nguyên mầu hoàn hảo của sản
phẩm thì chưa tồn tại. Trong trường hợp này, sự cần thiết của việc tiêu
chuẩn hoá thể hiện ở việc định nghĩa những thuật ngữ và tích hợp những cơ
sở dữ liệu của những thông tin có tính định lượng.
• Đối với những nước đang phát triển
Những nhà nghiên cứu cho rằng một cơ sở hạ tầng được tiêu chuẩn hoá là
điều kiện cơ bản cho sự thành công của các chính sách kinh tế được đặt ra
nhằm đạt được sự phát triển đáng kể cho nền kinh tế đó. Việc xây dựng được
một cơ sở hạ tầng đúng tiêu chuẩn là điều cần thiết cho việc nâng cao năng
suất lao động, tăng tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường cũng như nâng
- cao năng lực xuất khẩu.
Việc tiêu chuẩn hoá rộng rãi trong các ngành công nghiệp được cấu thành
bởi nhiều khâu cụ thể. Việc đạt được tiêu chuẩn hoá trong trường hợp này
phải đạt được sự nhất trí giữa các thành phần kinh tế của mỗi ngành công
nghiệp: Các nhà cung cấp, những người sử dụng và thậm chí cả chính phủ.
Tất cả phải đi đến thống nhất về những tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra nhằm
áp dụng một cách thống nhất trong việc lựa chọn và phân loại vật liệu, quá
trình sản xuất sản phẩm và các bước trong việc tiêu thụ sản phẩm, các dịch
vụ đi kèm sản phẩm.
• Nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng mức giá hợp lý cho sản phẩm
• Quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho
người sản xuất, giảm lượng phế thải
• Nâng cao tính tương thích c ũng như tính tiện dụng của sản phẩm.
• Đơn giản hoá cho việc sử dụng sản phẩm
• Giảm chi phí SX bằng việc giảm số mẫu mã sản phẩm
• Tăng hiệu quả của việc phân phối sản phẩm, nâng cao chất lượng bảo
hành
Do vậy, người sử dụng có thể ngày càng tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ
được áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế