Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Xu hướng sáp nhập và mua lại trong ngành ngân hàng

Tại Việt Nam, M&A ngày càng được các chủ thể kinh doanh sử dụng rộng rãi hơn nhằm rút ngắn con đường phát triển, mở rộng thị trường và mở rộng ngành nghề kinh doanh. » Xem thêm

02-11-2012 150 44
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Xu hướng sáp nhập và mua lại trong ngành ngân hàng Tại Việt Nam, M&A ngày càng được các chủ thể kinh doanh sử dụng rộng rãi hơn nhằm rút ngắn con đường phát triển, mở rộng thị trường và mở rộng ngành nghề kinh doanh. Các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài đã và đang tích cực sử dụng công cụ M&A để xâm nhập thị trường Việt Nam, trong đó M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), trong nửa đầu năm 2007 đã có 46 vụ M&A (với tổng giá trị 626 triệu USD, cao gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần năm 2005), trong đó lĩnh vực tài chính - ngân hàng chiếm nhiều nhất (chín vụ). Điển hình cho hoạt động M&A trong ngành ngân hàng là vụ Ngân hàng Eximbank bán 17,8% cổ phiếu cho 16 đối tác chiến lược (Kinh Đô, ACB, PVFC, Sinco…) trị giá lên tới 248 triệu USD. Tiếp đó, Eximbank bán 15% cổ phần cho Tập đoàn Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) trị giá 225 triệu USD, Habubank bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức), Techcombank bán 10% cổ phần cho HSBC (trị giá 17,3 triệu USD) sau đó lại tiếp tục bán thêm 5%. Giá cổ phiếu của một số ngân hàng nhỏ của Việt Nam đang xuống bằng mệnh giá khiến nhiều tập đoàn tài chính thế giới cảm thấy phấn khích và coi Việt Nam là điểm đến để đầu tư. Trong bối cảnh bùng nổ hoạt động ngân hàng cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong lĩnh vực này, sau giai
  2. đoạn thành lập mới liên tục, người ta bắt đầu nói đến câu chuyện sáp nhập. Rõ ràng, khi mà nội lực của một số ngân hàng nhỏ suy kiệt đến mức báo động đỏ và bối cảnh thị trường còn quá nhiều thử thách mà tự thân các ngân hàng khó lòng vượt qua thì hợp tác trở thành nhu cầu khách quan. Xu thế sáp nhập các ngân hàng vì thế được giới chuyên gia dự báo là sẽ bùng nổ sớm. Phương án được nghĩ đến đầu tiên là mượn sức - ngân hàng nhỏ sẽ sáp nhập vào ngân hàng lớn. Trở thành một phần của ngân hàng lớn, sự hỗ trợ về cả vốn, nhân lực và công nghệ, kèm theo sự đảm bảo về uy tín từ một định chế tài chính lớn là một nguồn trợ lực cần thiết cho các ngân hàng nhỏ vững tin hơn trong cạnh tranh. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa dẫn đến xu hướng M&A trong ngành ngân hàng có thể là do các tổ chức, tập đoàn tài chính lớn theo các quy định hiện hành chưa có điều kiện tham gia nhiều vào lĩnh vực ngân hàng nên sẽ thực hiện việc sáp nhập và mua lại, trước mắt là để giành lấy một vị trí trong hoạt động ngân hàng. Chắc chắn giao dịch M&A trong ngành ngân hàng sẽ sôi nổi hơn trong thời gian tới, đặc biệt là khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2010. Các ngân hàng lớn muốn mở rộng thị phần một cách nhanh chóng chắc chắn sẽ tính đến M&A. Ngoài ra, cùng với việc phát triển thị trường nợ và thị trường chứng khoán, giao dịch M&A sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó sẽ được thực hiện thông qua các giao dịch mua bán nợ, mua bán chứng khoán dưới sự tư vấn của các ngân hàng đầu tư lớn.
  3. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và xu hướng M&A trong ngành ngân hàng sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động và doanh thu của các ngân hàng, nhưng đối với người tiêu dùng thì đây là cơ hội để sử dụng các dịch vụ ngân hàng chất lượng cao với giá dịch vụ phù hợp. Một hành lang pháp lý đối với các giao dịch M&A nói chung đã bước đầu được xác lập và được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên, việc sáp nhập, mua lại trong ngành ngân hàng có những đặc thù riêng, vẫn cần có hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan quản lý.

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=3Array ( )