Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Xứng đáng với vai trò ngành kinh tế chủ lực

Những năm qua, công nghiệp Ninh Bình có bước chuyển biến tích cực cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Nhiều giải pháp nhằm huy động các nguồn lực, tập trung phát triển những sản phẩm có ưu thế được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. » Xem thêm

22-08-2012 149 22
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Xứng đáng với vai trò ngành kinh tế chủ lực Những năm qua, công nghiệp Ninh Bình có bước chuyển biến tích cực cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Nhiều giải pháp nhằm huy động các nguồn lực, tập trung phát triển những sản phẩm có ưu thế được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Sản xuất công nghiệp phát triển trở thành động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn Thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong hơn 20 năm qua (1992 - 2011), ngành công thương Ninh Bình tập trung củng cố, tổ chức lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp vật liệu, các ngành kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao, tạo ra mũi nhọn bứt phá, nhằm sớm đưa Ninh Bình trở thành tỉnh công nghiệp. Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều thuận lợi. Giai đoạn này, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Nhiều giải pháp huy động các nguồn lực, tập trung phát triển nhiều sản phẩm tăng lên đáng kể do được đầu tư các công nghệ sản xuất tiên
  2. tiến, hiện đại. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trở thành lĩnh vực mũi nhọn, trong đó sản xuất xi-măng, thép cán là những sản phẩm chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Ngành công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng cao cả về giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2006 - 2011 đạt 27,1%/năm; đặc biệt năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 50,04% so với năm 2010. Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) của Ninh Bình năm 2011 ước đạt 137,2%; xếp thứ 3/63 tỉnh (thành phố) trong cả nước. Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng có mức tăng khá, như xe ô-tô 4 chỗ, thép cán; xi-măng, cờ-lanh-ke, gạch xây bằng đất nung; sản phẩm may mặc, giày dép, … đã đóng góp không nhỏ vào việc khai thác tiềm năng, nguồn nhân lực sẵn có của địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động tại địa phương, đồng thời thu hút nguồn nhân lực của các tỉnh lân cận. Ngành công nghiệp phát triển góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sau khi hàng loạt các cơ sở sản xuất lớn hoàn thành giai đoạn đầu tư, đi vào sản xuất ổn định, như các nhà máy xi-măng (Tam Điệp, Hướng Dương, Duyên Hà, The Vissai); các nhà máy sản xuất gạch xây dựng (Gạch Tam Điệp, Yên Từ, Sông Chanh,…); Công ty TNHH cán thép Tam Điệp (POMIHOA); các cơ sở may, giày dép (May Đài Loan, Nienhseng, Phoenix, Excel,…); Công ty Ô-tô Thành Công, Công ty TNHH ADM 21 Việt Nam, Nhà máy sản xuất kính nổi và nhiều cơ sở sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh đã thật sự đưa Ninh Bình trở thành tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp đột biến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách rõ nét. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng nhanh đã tác động mạnh tới tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và góp phần
  3. quan trọng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, Giá trị sản xuất công kinh doanh của các doanh nghiệp, nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế, chính tỉnh năm 2011 ước đạt sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư 12.826,6 tỉ đồng (giá so thông thoáng, tăng cường thu hút sánh 1994), gấp gần 42 các dự án đầu tư vào các khu, cụm lần so với thực hiện năm công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh đã và 1991. Tốc độ tăng trưởng đang triển khai xây dựng 5 khu công bình quân giai đoạn 1992- nghiệp: Gián Khẩu, Khánh Phú, 2011 đạt 20,5%/năm; Tam Điệp, Khánh Cư và Phúc Sơn. trong đó, bình quân mỗi Tỷ lệ lấp đầy của Khu Công nghiệp năm giai đoạn 1992-1995 Gián Khẩu đạt 100%; Khánh Phú đạt tốc độ tăng trưởng đạt 95,4%; Tam Điệp đạt 51,5%. 7,1%, giai đoạn 1996- Đến hết năm 2011, tổng số dự án 2000 đạt 18,3%, giai đoạn đầu tư vào các khu công nghiệp 2001-2005 đạt 26,8%, và được cấp giấy chứng nhận đầu tư giai đoạn 2006-2011 đạt còn hiệu lực là 65 dự án, với số vốn 27,1%. đăng ký là 39.864, 2 tỉ đồng; có 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 358,48 triệu USD, có 02 dự án xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp với số vốn đăng ký 1.242 tỉ đồng; đăng ký sử dụng 29.458 lao động; tổng diện tích đất cho thuê là 436,4 ha. Các dự án trong khu công nghiệp đang duy trì sản xuất ổn định, đóng góp lớn vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh hằng năm. Một số dự án lớn đang tích cực triển khai để sớm đi vào hoạt động góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp
  4. của tỉnh, như Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Luyện cán thép chất lượng cao (thuộc Khu Công nghiệp Khánh Phú)… Sản xuất công nghiệp phát triển tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn. Việc số lượng cơ sở công nghiệp tăng nhanh trong thời gian vừa qua đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Số lao động làm việc trong các cơ sở công nghiệp trong hơn 20 năm qua đã tăng đáng kể, từ 20,9 nghìn người năm 1991, tăng lên gần 33 nghìn người năm 1995, hơn 45,1 nghìn người năm 2000, gần 66,3 nghìn người năm 2005 và gần 112,4 nghìn người năm 2011. Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2011, đã tăng gần 91,5 nghìn người làm việc trong các cơ sở công nghiệp (bình quân mỗi năm tăng gần 4,6 nghìn lao động, tốc độ tăng bình quân 8,8%/năm), trong đó các cơ sở kinh tế cá thể tăng gần 48,9 nghìn người, tư nhân tăng hơn 30,7 nghìn người. Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của các nghề truyền thống Đồng thời với phát triển công nghiệp, tỉnh Ninh Bình đã tập trung quan tâm phát triển tiểu, thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó chú trọng phát triển các nghề truyền thống, như chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ. Đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 245 làng có nghề, trong đó có 54 làng nghề được tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề cấp tỉnh. Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu của Ninh Bình vẫn cố gắng trụ vững và phát triển, đem lại việc làm cho người dân và tăng trưởng kinh tế cho tỉnh. Theo báo cáo của các địa phương, 54 làng nghề được tỉnh công nhận đã thu hút 11.383 hộ, với 25.174 lao động tham gia làm nghề tiểu, thủ công nghiệp, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập
  5. ổn định cho lao động nông thôn. Năm 2010, nghề đá mỹ nghệ với 555 cơ sở sản xuất, thu hút 3.125 lao động; nghề chế biến cói với 18.911 cơ sở chế biến, thu hút 32.049 lao động; nghề thêu ren với 1.867 cơ sở thu hút 2.916 lao động… Trong thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Bình đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong tỉnh tham mưu giúp Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề truyền thống (trồng, chế biến cói; thêu ren; chế tác đá mỹ nghệ) và mở thêm nghề mới nhằm quyết tâm duy trì phát triển mô hình làng nghề, vừa để giữ nghề, vừa để giúp khôi phục và phát triển kinh tế. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình (khóa XIX) đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU, về phát triển trồng, chế biến cói; thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ; Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII ban hành Nghị quyết số 32/NQ-HĐND, về việc lập Quỹ Khuyến công, Nghị quyết số 30/NQ-HĐND, Nghị quyết số 14/2008/NQ-HĐND, Nghị quyết số 02/NQ-HĐND; Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 18/KH- UBND, để thực hiện Nghị quyết số 04, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 1485/2006/QĐ-UBND, về việc ban hành quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công, Quyết định số 226/QĐ-UBND, Quyết định số 357/2006/QĐ- UBND, về việc ban hành quy định chính sách khuyến khích xuất khẩu trên địa bàn tỉnh,… để hỗ trợ phát triển nghề tiểu, thủ công nghiệp và xuất khẩu của tỉnh. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thuộc Sở Công Thương Ninh Bình đã thực hiện hỗ trợ 5,9 tỉ đồng từ nguồn kinh phí khuyến công Trung ương để thực hiện 41 đề án và 7,6 tỉ đồng từ nguồn quỹ kinh phí khuyến công địa phương để thực hiện 125 đề án, tập trung vào các nội dung đào tạo nghề cho 13.789 lượt lao động, hỗ trợ đầu tư mở rộng cơ
  6. sở sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nhận làng nghề,… Đồng thời, Sở Công Thương đã thực hiện hỗ trợ từ ngân sách tỉnh trên 5 tỉ đồng cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh quảng bá giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu hàng hóa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng các giải pháp kịp thời, sát thực của tỉnh đã tạo điều kiện để ngành tiểu, thủ công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển. Khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của địa phương gắn liền với tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái Trong những năm tới, chủ trương phát triển công nghiệp của tỉnh là tận dụng tiềm năng thế mạnh sẵn có của địa phương tiếp tục tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh sản xuất công nghiệp gắn với phát triển bền vững. Duy trì, ổn định sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực (thép cán, xi-măng, ô-tô, phân đạm); nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, các ngành công nghiệp phụ trợ,… trên cơ sở chủ động về nguồn nguyên liệu, đồng thời bảo đảm sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Quản lý, khai thác có hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có; triển khai đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp mới để thu hút các dự án đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp trong thời gian tới. Chú trọng phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách tái định cư và tạo việc làm, thu nhập cho nhân dân vùng thực hiện các dự án đầu tư công nghiệp của tỉnh. Sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí khuyến công, xúc tiến thương mại, đào tạo nghề, vốn sự nghiệp khoa học,... để hỗ trợ
  7. các cơ sở sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh phát triển tiểu, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chú trọng phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nhất là các làng nghề truyền thống gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển du lịch. Phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực công nghiệp, nhất là công tác quản lý về môi trường sản xuất công nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học, công nghệ; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cùng với bảo vệ môi trường là giải pháp bảo đảm cho phát triển công nghiệp gắn với phát triển bền vững của tỉnh Ninh Bình trong những năm tiếp theo./.

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )