Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)” được chia sẻ trên đây. » Xem thêm

19-03-2022 36 2
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

Đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Lịch Sử Lớp 7 Năm 2020-2021 (Có đáp án)

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu

TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu 1. Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:

A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.

C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.

D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 2. Điểm tiến bộ nhất của Bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến trước đó là gì?

A. Thực hiện chế độ hạn nô.                                           B. Chú ý vào bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp.

C. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.                         D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.

Câu 3. Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?

A. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.

B. Chữ Nôm phát triển mạnh.

C. Nói lên lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

D. Chữ Nôm đã dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.

Câu 4. Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?

A. Thi Hội                      B. Thi Hương                      C. Thi Đình                      D. Thi làng

Câu 5. Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?

A. do quan niệm trọng nông                      B. do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân

C. do họ có số lượng ít                              D. do họ không tham gia vào sản xuất

Câu 6. Nhận xét nào không đúng về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?

A. gồm 2 bộ phận thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp địa phương

B. tính chuyên môn hóa cao, nhà nước khuyến khích phát triển

C. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất

D. thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp

Câu 7. Chế độ “ngụ binh ư nông” không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?

A. đảm bảo được một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần

B. đảm bảo lao động cho sản xuất nông nghiệp

C. giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội

D. duy trì một lực lượng tại ngũ lớn phục vụ cho quá trình Nam tiến

Câu 8. Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật?

A. khủng hoảng suy vong B. phát triển ổn định

C. phát triển đến đỉnh cao D. phát triển không ổn định

Câu 9. Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất?

A. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.

B. Mâu thuẫn giữa quan lại địa phương với nhân dân.

C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

Câu 10. Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm"?

A. khởi nghĩa Trần Tuân                                           B. khởi nghĩa Trần Cảo

C. khởi nghĩa Phùng Chương                                   D. khởi nghĩa Trịnh Hưng

Câu 11. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn                                           B. Nhà Mạc với nhà Lê.

C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.                                             D. Nhà Trịnh với nhà Mạc

Câu 12. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?

A. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.

B. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.

C. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai đàng

D. Hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.

Câu 13. Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

A. Tây Sơn thượng đạo                      B. Tây Sơn hạ đạo                      C. Truông Mây                      D. Phú Xuân

Câu 14. Ở Đàng Trong chúa Nguyễn tích cực phát triển nông nghiệp nhằm mục đích chính là gì?

A. An cư lạc nghiệp, làm giàu cho chúa Nguyễn

B. Chiêu mộ dân từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong.

C. Xây dựng cơ sở vật chất mạnh để chống lại họ Trịnh

D. Sản xuất được nhiều nông sản để buôn bán, trao đổi với nước ngoài.

Câu 15. Vì sao lòng yêu nước, tự hào dân tộc trở thành đề tài chính trong các tác phẩm văn học Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV?

A. Do Đại Việt liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm và giành thắng lợi

B. Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo

C. Do Đại Việt là quốc gia hùng mạnh nhất Đông Nam Á

D. Do ảnh hưởng của tư tưởng đại Hán


2. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Kinh Bắc

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra nhằm chống quân xâm lược nào?

A. Quân Tống                      B. Quân Mông - Nguyên                      C. Quân Minh                      D. Quân Thanh.

Câu 2. Ai là lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Nguyễn Trãi.                      B. Lê Lợi.                      C. Lê Lai.                      D. Nguyễn Chích.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong thời gian nào?

A. 1416 - 1424.                      B. 1417 - 1425.                      C. 1418 - 1427.                      D. 1419 - 1428.

Câu 4. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào năm nào?

A. 1425.                      B.1426.                      C. 1427.                      D. 1428.

Câu 5. Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt đạo quân viện binh của Liễu Thăng?

A. Giải phóng Nghệ An.

B. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

C. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động.

D. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.

Câu 6. Ngày 10/12/1427, hội thề nào được mở ra đánh dấu khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi hoàn toàn?

A. Hội thề Lũng Nhai.                                           B. Hội thề Chí Linh.

C. Hội thề Đông Quan.                                         D. Hội thề Chi Lăng.

Câu 7. Đất nước được giải phóng hoàn toàn, Nguyễn Trãi đã viết một áng anh hùng ca có tên gọi là gì?

A. Bình Ngô sách.                                           B. Bình Ngô đại cáo.

C. Phú núi Chí Linh.                                        D. Quốc âm thi tập.

Câu 8. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu

A. An Nam.                      B. Đại Cồ Việt.                      C. Đại Việt.                      D. Đại Nam.

Câu 9. Thời Vua Lê Thánh Tông, ở triều đình có bao nhiêu bộ?

A. 5 bộ                      B. 6 bộ                      C. 7 bộ                      D. 8 bộ.

Câu 10. Luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới triều vua nào?

A. Lê Thái Tổ                      B. Lê Thái Tông                      C. Lê Nhân Tông                      D. Lê Thánh Tông.

Câu 11. Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn?

A. Nho giáo                      B. Phật giáo                      C. Đạo giáo.                      D. Thiên Chúa giáo.

Câu 12. Để khai phá vùng đất bồi ven biển, nhà Lê sơ đắp nhiều con đê ngăn nước mặn, nhân dân thường gọi là

A. đê Cơ Xá                      B. đê Đỉnh nhĩ.                      C. đê Hồng Đức.                      D. đê sông Hồng.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2. (4,0 điểm)

a. Hoàn thành bảng thống kê những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của quốc gia Đại Việt thời Lê sơ:

Lĩnh vực Thành tựu chủ yếu
 

Thời Lê sơ (1428 – 1527), tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

Văn học

 

Sử học

 
 

“Hồng Đức bản đồ”, “Dư địa chí”

 

“Bản thảo thực vật toát yếu”

 

“Đại thành toán pháp”, “Lập thành toán pháp”

b. Theo em, vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên?


3. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) ( Học sinh làm bài trên tờ giấy này)

Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?

A. Nguyễn Trãi.                      B. Lê Lai.                      C. Lê Lợi .                      D. Nguyễn Chích

Câu 2: Hai trận đánh lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn là:

A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.

C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.

D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 3: Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á?

A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.                      B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.

C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.                               D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á.

Câu 4: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ dược hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ                      B. Lê Thái Tông                      C. Lê Nhân Tông                      D. Lê Thánh Tông

Câu 5: Bia tiến sĩ được đặt tại Văn miếu Quốc Tử Giám xây dựng để làm gì?

A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.

B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.

C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.

D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân bùng bổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

A. Triều đình nhà Lê suy yếu, rối loại. Vua quan ăn chơi xa xỉ.

B. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực.

C. Các phe trong triều tranh giành quyền lực ,nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái.

D. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân.

Câu 7: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn đánh bại

A. giặc Xiêm.                      B. giặc Thanh                      C. chúa Nguyễn.                      D. chính quyền Lê-Trịnh.

Câu 8: Tình hình chính trị ở Đàng Trong do chúa nào cai quản?

A. vua Lê.                      B. chúa Trịnh                      C. chúa Nguyễn.                      D. vua Lê – chúa Trịnh.

Câu 9. Chính sách ngụ binh ư nông là:

A. coi trọng việc binh hơn việc nông

B. khi đất nước lâm nguy tất cả binh linh đều tại ngũ chiến đấu

C. khi đất nước lâm nguy tất cả binh lính chiến đấu, khi hòa bình tất cả về cày cấy

D. khi đất nước lâm nguy tất cả binh lính chiến đấu,hòa bình thay phiên nhau về cày cấy

Câu 10: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.                                           B. Nhà Mạc với nhà Lê.

C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.                                              D. Nhà Trịnh với nhà Mạc

Câu 11. Ý nào không đúng về xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVIII?

A. Phát triễn mạnh mẽ.                                                  B. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc.

C. Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm.                      D. Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân.

Câu 12. Đâu là phố cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII?

A. Phố Hiến.                      B. Hội An.                      C. Vân Đồn.                      D. Đomea.

Câu 13. Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai?

A. Alexandre de Rhôdes.                      B. Chúa Nguyễn                      C. Chúa Trịnh.                      D. Vua Lê.

Câu 14: Quang Trung đại phá giặc Thanh vào thời gian

A. năm 1798                      B. năm 1789                      C. năm 1879                      D. năm 1978

Câu 15: Nội dung thể hiện sự tiến bộ của bộ “Luật Hồng Đức” là :

A. bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.

B. bảo vệ một số quyền lợi của người phụ nữ.

C. bảo vệ quyền lợi nhân dân và người lao động.

D. quy định việc tổ chức quân đội và bảo vệ lãnh thổ đất nước


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )