Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. » Xem thêm

06-04-2022 208 3
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

Đề Thi Học Kì 2 Môn GDCD Lớp 10 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)

1. Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Hành vi nào sau đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn.                               B. Tự ý lấy đồ của người khác.

C. Chen lấn khi xếp hàng.                                              D. Thờ ơ với người bị nạn.

Câu 2: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân là nội dung của phạm trù đạo đức nào sau đây?

A. Nghĩa vụ.                B. Lương tâm.                C. Nhân phẩm, danh dự.                D. Hạnh phúc.

Câu 3: Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân

A. ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế.                               B. do cha mẹ hai bên sắp đặt.

C. một vợ, một chồng và bình đẳng.                                  D. tự do và dựa vào nền tảng gia đình.

Câu 4: Danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và

A. công nhận.                B. ghi nhớ.                C. tự thừa nhận.                D. coi trọng.

Câu 5: Sống gần gũi với mọi người và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là biểu hiện của sống

A. hòa nhập.                B. tích cực.                C. hợp tác.                D. có trách nhiệm.

Câu 6: Sự điều chỉnh hành vi con người của đạo đức mang tính

A. nghiêm minh.                B. tự do.                C. tự nguyện.                D. bắt buộc.

Câu 7: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

A. đoàn kết.                B. hợp tác.                C. đồng lòng.                D. giúp đỡ.

Câu 8: Tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc là biểu hiện của

A. sự hi sinh.                B. tình cảm dân tộc.                C. truyền thống đạo đức.                D. lòng yêu nước.

Câu 9: Việc đối xử khoan hồng đối với những tù binh từng xâm lược nước ta đã thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp nào sau đây của dân tộc ta?

A. Yêu nước.                B. Nhân nghĩa.                C. Tự hào dân tộc.                D. Đoàn kết.

Câu 10: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Làng xóm.                B. Tập thể.                C. Cộng đồng.                D. Dân cư.

Câu 11: Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chỉ được pháp luật bảo vệ sau khi hai người đã

A. có con chung.                B. tổ chức đám cưới.                C. tự nguyện đến với nhau.                D. đăng ký kết hôn.

Câu 12: Người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của người khác là người

A. biết điều.                B. có lòng tự trọng.                C. biết tự giác.                D. có đạo đức.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Thế nào là bảo vệ môi trường? Là học sinh, em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?

Câu 2. (3,0 điểm)

Tình huống: Anh trai của P có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ P không muốn cho con đi nên đã bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.

Câu hỏi: Nếu là P, em sẽ làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?


2. Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

I.TRẮC NGHIỆM (7 điểm).

Câu 1: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người

A. theo nguyên tắc.                B. theo từng trường hợp.                C. theo lẽ phải.                D. theo tình cảm.

Câu 2: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau được gọi là gì?

A. Tình bạn.                B. Tình yêu.                C. Tình đồng hương.                D. Tình đồng đội.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của xã hội?

A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững.                B. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn.

C. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.                  D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau.

Câu 4: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là

A. đạo đức.                B. truyền thống.                C. phong tục.                D. pháp luật.

Câu 5: Một trong những biểu hiện của người có nhân phẩm là

A. được nhiều người hâm mộ và tôn sùng.

B. thực hiện tốt các nghĩa vụ mà xã hội qui định thực hiện.

C. luôn tôn trọng người khác, biết quan tâm đến bản thân và gia đình.

D. có lương tâm trong sáng, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

Câu 6: Tình yêu chân chính không có biểu hiện nào dưới đây?

A. Có sự đồng cảm sâu sắc về ước mơ, hoài bão.                B. Yêu cầu người kia hoàn thiện theo ý mình.

C. Biết quan tâm, chăm lo và hi sinh vì nhau.                         D. Tình yêu không vụ lợi, trong sáng và lành mạnh.

Câu 7: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. lương tâm.                B. danh dự.                C. nghĩa vụ.                D. nhân phẩm.

Câu 8: Cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là người có

A. lòng lương thiện.                B. lương tâm.                C. nhân phẩm.                D. lòng tự trọng.

Câu 9: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về

A. vật chất và tinh thần.                B. vật chất và lợi ích.                C. tình cảm và đạo đức.                D. tình cảm và thói quen.

Câu 10: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người

A. lo lắng về bản thân.                B. tự cao tự đại về bản thân.                C. tự ti về bản thân.                D. tự tin vào bản thân.

Câu 11: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ chồng

A. có thể thỏa thuận các vấn đề chung trong gia đình.               B. luôn yêu thương, chung thủy, quan tâm đến nhau.

C. có tài sản và quyền ngang nhau trong gia đình.                     D. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu 12: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ

A. huyết thống.                B. giới tính.                C. nuôi dưỡng.                D. họ hàng.

Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống hòa nhập?

A. Sống tự do trong xã hội.                                                             B. Sống phù hợp với thời đại.

C. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người.                                     D. Sống tự do theo sở thích cá nhân.

Câu 14: Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

A. đoàn kết.                B. đồng lòng.                C. hợp tác.                D. giúp đỡ.

Câu 15: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về hợp tác?

A. Chỉ hợp tác khi nhận được yêu cầu từ cộng đồng.                B. Hợp tác sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc.

C. Chỉ hợp tác khi thấy có lợi cho mình.                                      D. Chỉ hợp tác khi mình yếu, kém.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của người có đạo đức?

A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn.                                              B. Thờ ơ với người bị gặp nạn.

C. Chen lấn khi xếp hàng.                                                            D. Tự ý lấy đồ của người khác.

Câu 17: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành một khối trong sinh hoạt xã hội được gọi là

A. dân cư.                B. tập thể.                C. cộng đồng.                D. làng xóm.

Câu 18: Mặc dù đến lớp muộn 5 phút nhưng bạn N cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình khi đã đưa một người bị tai nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Hành vi của bạn N thể hiện phạm trù đạo đức nào?

A. Nhân phẩm.                B. Nghĩa vụ.                C. Hạnh phúc.                D. Lương tâm.

Câu 19: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lối sống hòa nhập?

A. Chỉ kết bạn với người cùng sở thích.                                      B. Chỉ tham gia các hoạt động do mình đề xuất.

C. Chủ động tham gia mọi sinh hoạt tập thể.                               D. Tham gia các hoạt động tập thể mà mình thích.

Câu 20: Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?

A. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.                               B. Chỉ giúp đỡ người khác khi có lợi cho mình.

C. Thương yêu và giúp đỡ mọi người.                                       D. Nhường nhịn người khác.

Câu 21: Giá trị làm người của mỗi người được gọi là gì?

A. Danh dự.                B. Nghĩa vụ.                C. Lương tâm.                D. Nhân phẩm.

II. TỰ LUẬN (3 điểm).

Câu 1: Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc? (2.0 điểm).

Câu 2: Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao? (1.0 điểm)


3. Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 - Trường THPT Lạc Long Quân

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau.

Câu 1. Tính chất nào dưới đây thể hiện người có đạo đức, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội?

A. Khiên cưỡng.                B. Bắt buộc.                C. Không tự giác.                D. Tự giác.

Câu 2. Đạo đức là hệ thống ………. mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội:

A. Các quan niệm,quan điểm xã hội.                               B. Các nề nếp, thói quen của cộng đồng.

C. Các quy tắc, chuẩn mực xã hội.                                  D. Các hành vi, việc làm mẫu mực.

Câu 3. Đối với cá nhân, đạo đức góp phần:

A. Hoàn thiện nhân cách con người.                               B. Phát triển bền vững gia đình.

C. Ổn định gia đình.                                                         D. Tạo nên hạnh phúc gia đình.

Câu 4. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực …………., tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại.

A. Tự hoàn thiện mình.                                                     B. Sống tự giác, sống gương mẫu.

C. Sống thiện, sống có ích.                                              D. Sống trung thực, sống tự chủ.

Câu 5. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và

A. phát huy tinh hoa văn hoá của nhân loại.                               B. giữ gìn được bản sắc riêng.

C. giữ gìn được phong cách riêng.                                              D. phát huy tinh thần quốc tế.

Câu 6. câu nào dưới đây không có ý nói về đạo đức?

A. Uống nước nhớ nguồn.                B. Lá lành đùm lá trách.                C. Nhường cơm sẻ áo.                D. Phép vua thua lệ làng.

Câu 7. câu nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm.                                              B. Qua cầu rút ván.

C. Công cha như núi Thái Sơn.                                                D. Thương người như thể thương thân.

Câu 8. Trong các câu sau, câu nào nói về đạo đức con người?

A. Góp gió thành bão.                B. Quá mù ra mưa.                C. Tiên học lễ, hậu học văn.                D. Của bền tại người.

Câu 9. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với:

A. Sự phát triển bền vững của đất nước.                                   B. Yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

C. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.                               D. Thế hệ hôm nay và mai sau.

Câu 10. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người …………………….. hơn vào bản thân.

A. Tự tin.                B. Hài lòng.                C. Tự trọng.                D. Thỏa mãn.

Câu 11. Lương tâm là năng lực……… hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

A. Tự đánh giá và điều chỉnh.                                              B. Tự nhắc nhở và phê phán.

C. Theo dõi và uốn nắn.                                                       D. Tự phát hiện và đánh giá.

Câu 12. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân………… cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

A. Hoàn thiện mình.                                                                 B. Điều chỉnh suy nghĩ của mình.

C. Điều chỉnh hành vi của mình.                                              D. Nhắc nhở mình.

Câu 13. Danh dự là:

A. Uy tín đã được xác nhận và suy tôn.                               B. Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.

C. Đức tính đã được tôn trọng và đề cao.                            D. Năng lực đã được khẳng định và thừa nhận.

Câu 14. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn……………… về vật chất và tinh thần.

A. Các điều kiện đầy đủ, hoàn hảo.                                              B. Các ham muốn tột cùng.

C. Các ước mơ, hoài bão.                                                             D. Các nhu cầu chân chính, lành mạnh.

Câu 15. Tục ngữ “Thương người như thể thương thân” nói lên điều gì?

A. Chung thủy.                B. Lòng nhân ái.                C. Khoan dung độ lượng.                D. Trọng nghĩa.

Câu 16. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân được gọi là:

A. Lương tâm.                B. Lương tâm cắn rứt.                C. Nghĩa vụ.                D. Nhân phẩm.

Câu 17. Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được ………… để làm điều tốt và không làm điều xấu.

A. Một vũ khí sắc bén.             B. Một năng lực tiềm tàng.             C. Một sức mạnh tinh thần.             D. Một ý chí mạnh mẽ.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản?

A. Lễ phép với thầy cô.                                     B. Không vui với việc làm từ thiện của người khác.

C. Chào hỏi người lớn tuổi.                               D. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.

Câu 19. Hôn nhân là:

A. Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.                B. Quan hệ giữa nam và nữ.

C. Hai người được cha mẹ hứa hôn.                               D. Hai người sống chung với nhau.

Câu 20. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân dựa trên ………

A. Phong tục tập quán.             B. Truyền thống đạo đức.             C. Cơ sở pháp lý.             D. Tình yêu chân chính.

Câu 21. Ở nước ta độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là:

A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.                     B. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên.

C. Cả nam và nữ đều từ 20 tuổi trở lên.                                 D. Cả nam và nữ đều từ 18 tuổi trở lên.

Câu 22. Gia đình là:

A. Một cộng đồng người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân.

B. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

C. Một cộng đồng người chung sống, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

D. Một cộng đồng người.

Câu 23. Nội dung chế độ hôn nhân ở nước ta:

A. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, tự nguyện trong hôn nhân.

B. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

C. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, tự do kết hôn.

D. Tự do kết hôn và tự do ly hôn.

Câu 24. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính phải là hôn nhân ……

A. Có đăng ký kết hôn.             B. Một vợ một chồng.            C. Được sự thừa nhận của gia đình.             D. Phải đăng kí kết hôn.

Câu 25. Tình yêu chân chính là tình yêu

A. Được xã hội chấp nhận.

B. Được sự chấp nhận của gia đình.

C. Dựa trên nền tảng là tình bạn.

D. Trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan điểm đạo đức tiến bộ của xã hội.

Câu 26. Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Trung thực, chân thành từ hai phía.                                            B. Ghen tuông, giận hờn vô cớ.

C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.                                 D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.

Câu 27. Hôn nhân kết thúc khi:

A. Hai người không còn chung sống với nhau nữa.                                 B. Hai người không còn tình yêu với nhau nữa.

C. Một bên mất tích, chết hoặc bằng một sự kiện pháp lý là li hôn.          D. Hai người làm đơn xin ly hôn.

Câu 28. Nếu bị bố mẹ kiên quyết buộc nghỉ học để kết hôn, thì em cần phải làm gì?

A. Vì sự hiếu thảo, em vâng lời bố mẹ.

B. Bỏ nhà trốn đi tạm thời để thể hiện thái độ từ chối dứt khoát của mình.

C. Thuyết phục bố mẹ để từ chối kết hôn, tập trung cho việc học.

D. Phối hợp với người thân, nhà trường, địa phương thuyết phục.

II. TỰ LUẬN (3 điểm).

Tình huống: Ngày nay đất nước đã hòa bình, xung quanh chủ đề lòng yêu nước đã xuất hiện các ý kiến khác nhau trong học sinh phổ thông:

- Có ý kiến cho rằng, trong thời bình rất khó có điều kiện thể hiện lòng yêu nước của mình.

- Lại có nhiều ý kiến cho rằng, ngày nay, lòng yêu nước của công dân vẫn có đầy đủ điều kiện để phát huy, bởi vì không chỉ có cầm súng đánh giặc mới là biểu hiện của lòng yêu nước, mà tích cực học tập hay lao động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng là biểu hiện chân chính của lòng yêu nước.

Câu hỏi:

1. Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Tại sao?

2. Hãy nêu trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc?


4. Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 - Trường THPT Lương Thế Vinh

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm).

Câu 1: Giá trị làm người của mỗi người được gọi là gì?

A. Danh dự.                 B. Nghĩa vụ.                 C. Lương tâm.                 D. Nhân phẩm.

Câu 2: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người

A. theo từng trường hợp.                 B. theo lẽ phải.                 C. theo nguyên tắc.                 D. theo tình cảm.

Câu 3: Cộng đồng được hiểu là

A. toàn thể những người có trách nhiệm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

B. những người cùng sống tập trung và có nhiều điểm chung giống nhau.

C. toàn thể những người cùng sống, có những điểm chung, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

D. nhiều người cùng sống, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

Câu 4: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. danh dự.                 B. nghĩa vụ.                 C. lương tâm.                 D. nhân phẩm.

Câu 5: Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

A. đoàn kết.                 B. giúp đỡ.                 C. hợp tác.                 D. đồng lòng.

Câu 6: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với

A. các nhu cầu của cộng đồng.                                        B. các quan niệm, quan điểm xã hội.

C. nhu cầu và lợi ích của giai cấp cầm quyền.                 D. lợi ích của cộng đồng và xã hội.

Câu 7: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau được gọi là gì?

A. Tình đồng đội.                 B. Tình đồng hương.                 C. Tình bạn.                 D. Tình yêu.

Câu 8: Khi cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có

A. nhân phẩm.                 B. lương tâm.                 C. lòng tự trọng.                 D. lòng lương thiện.

Câu 9: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về

A. tình cảm và đạo đức.              B. vật chất và tinh thần.              C. vật chất và lợi ích.              D. tình cảm và thói quen.

Câu 10: Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó được gọi là

A. nhân phẩm.                 B. lương tâm.                 C. nghĩa vụ.                 D. danh dự.

Câu 11: Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi

A. tổ chức đám cưới.                 B. tự nguyện ở với nhau.                 C. đăng ký kết hôn.                 D. có con chung.

Câu 12: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ

A. hôn nhân và huyết thống.                                   B. hôn nhân và họ hàng.

C. huyết thống và họ hàng.                                     D. họ hàng và nuôi dưỡng.

Câu 13: Trong cuộc sống mỗi cá nhân cần tự điều chỉnh hành vi của mình theo

A. các quy tắc và chuẩn mực chung của xã hội.                  B. hành động của nhiều người khác.

C. lợi ích của các thành viên trong gia đình.                         D. suy nghĩ của bản thân mình.

Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây không phải là nhân nghĩa?

A. Lòng thương người.                                                                     B. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình.

C. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.                              D. Nhường nhịn người khác.

Câu 15: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ của công dân?

A. Nam thanh niên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự.                                  B. Học giỏi là nghĩa vụ của học sinh.

C. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành.                    D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của quân đội.

Câu 16: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ?

A. Đóng thuế kinh doanh                  B. Tôn sư trọng đạo                  C. Bảo vệ trẻ em                  D. Tôn trọng người già

Câu 17: Câu nào dưới đây không nói về tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng

A. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.                                  B. Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

C. Chồng em áo rách em thương.                           D. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu.

Câu 18: Anh M bàn bạc với vợ về kế hoạch bán mảnh đất mà hai vợ chồng đã tích lũy được để kinh doanh. Vậy anh M đã thực hiện nguyên tắc nào dưới đây trong hôn nhân?

A. Thỏa thuận.                  B. Bình đẳng.                  C. Hòa nhập.                  D. Hợp tác.

Câu 19: Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân

A. phải môn đăng hộ đối.                                                    B. một vợ, một chồng và bình đẳng.

C. phải dựa vào lợi ích kinh tế.                                           D. phải được sự đồng ý của bố mẹ.

Câu 20: Hành vi nào dưới đây đem lại hạnh phúc cho gia đình, xã hội?

A. Làm mọi việc để có được nhiều tiền.

B. Đưa tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm lên mạng xã hội.

C. Làm mọi việc để đạt được mục đích tư lợi của bản thân.

D. Thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch theo thông điệp 5K.

Câu 21: Năm học nào bạn Th cũng đạt học sinh Giỏi, nhưng sống xa cách mọi người trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi rồi nên Th không muốn học nhóm cùng các bạn khác. Nếu là bạn của Th, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

A. Học giỏi thì không cần học nhóm nữa.                                   B. Không cần hợp tác với ai mà chỉ cần học giỏi.

C. Cần học nhóm để cùng hợp tác với các bạn.                         D. Cần học nhóm nhưng không cần hợp tác.

II. TỰ LUẬN (3 điểm).

Câu 1: Học sinh cần làm gì để sống hòa nhập? (2.0 điểm).

Câu 2: Nội dung Thông điệp 5K của Bộ Y tế trong phòng chống dịch là gì? (1.0 điểm)


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )