Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Đánh giá hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe trong thay đổi kiến thức, thái độ thực hành phòng chống tác hại thuốc lá của sinh viên, giáo viên, nhân viên trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương năm 2014

Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong việc thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng chống tác hại thuốc lá trong trường đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương năm 2014.

19-03-2021 108 10
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRONG THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ CỦA SINH VIÊN, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2014 Phạm Công Chánh Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Bình Dương Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp tiến hành từ tháng 05/2013 đến 4/2014 trên 574 sinh viên, giáo viên và nhân viên của Trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương nhằm đánh giá hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) trong việc thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng chống tác hại thuốc lá. Kết quả nghiên cứu trước can thiệp cho thấy: 10,2% sinh viên, giáo viên và nhân viên có sử dụng thuốc lá. Sau các hoạt động can thiệp truyền thông, kiến thức về tác hại của hút thuốc lá chủ động có tăng lên (62,9% lên 98,1%). Kiến thức về tác hại của hút thuốc lá thụ động cũng tăng lên (59,6% lên 95,9%). Thái độ ứng xử về các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tác hại của thuốc lá tăng lên: không hút thuốc trong nhà (trước truyền thông là 81,26% sau truyền thông là 85,69%), không hút thuốc nơi đông người từ 88.95% tăng lên 93,03%, không mời người khác hút thuốc trong nhà mình từ 68,62% tăng lên 70,81%, ra ngoài hành lang, sân vườn để hút tăng từ 59,17% lên 67,52%, bảo người khác ngồi xa mình khi mình đang hút thuốc từ 40,18% tăng lên 45,56%. Thái độ không chấp nhận khi nhìn thấy một người đàn ông hút thuốc tăng từ 81,08 % lên 84,32% , khi nhìn thấy một người phụ nữ đang hút thuốc tăng 91,64% lên 92,02%, khi nhìn thấy vị thành niên hút thuốc tăng từ 71,77% lên 94,99%. Thực hành phòng chống tác hại của thuốc lá của sinh viên, giáo viên và nhân viên trường Đại học Thủ Dầu Một có thay đổi tích cực sau các hoạt động truyền thông: việc hút thuốc thường xuyên trong phòng họp và phòng làm việc giảm từ 1,74% xuống 0,56%. Việc hít phải khói thuốc lá trong phòng làm việc và phòng họp cũng giảm từ 4,01% xuống còn 1,8%. 1. Đặt vấn đề Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá của nước ta chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013. Để luật được kịp thời đi vào cuộc sống, điều quan trọng là phải đẩy mạnh việc thông tin, truyền thông về tác hại của thuốc lá, đây là biện pháp quan trọng và hiệu quả nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, từ đó giúp người dân không sử dụng thuốc lá, thực hiện nghiêm quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm công cộng và tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá. 26
  2. Theo điều tra toàn cầu năm 2010 về việc sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành trên 15 tuổi, Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá là 47,4%, và hiện có khoảng 33 triệu người không hút thuốc lá thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà và hơn 5 triệu người không hút thuốc hít phải khối thuối tại nơi làm việc. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy xu hướng sử dụng thuốc lá đang ngày càng trẻ hóa. Điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá năm 2007 trong học sinh độ tuổi từ 13-15 tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ các em học sinh đã từng thử hút thuốc từ khi dưới 10 tuổi là 17,6% ở nam và 5,5% ở nữ. Do đó, việc xây dựng trường học không khói thuốc là rất cần thiết nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên, sinh viên đảm bảo quyền được hít thở bầu không khí trong lành, góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng dạy và học, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong việc thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng chống tác hại thuốc lá trong trường đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương năm 2014. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 3.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 5/2013 đến tháng 4 /2014. 3.3. Đối tượng nghiên cứu: 574 sinh viên tất cả các khối lớp và giáo viên, nhân viên đang học tập và làm việc tại trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương được đưa vào khảo sát và nghiên cứu. 3.4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng, được chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ 05/2013 đến 08/2013): lập kế hoạch nghiên cứu, biên soạn tài liệu, thiết kế biểu mẫu khảo sát, tiến hành khảo sát trước can thiệp theo bộ câu hỏi soạn sẵn trên đối tượng giáo viên, công nhân viên, sinh viên của trường. Giai đoạn 2 (từ 08/2013 đến 02/2014): triển khai hoạt động truyền thông (nói chuyện, cung cấp tờ rơi, treo dán các áp phích, biển cấm hút thuốc tại nhà trường) về luật phòng tác hại thuốc lá, tác hại của khói thuốc lá. Giai đoạn 3 (từ 02/2014 đến 04/2014): tiến hành khảo sát sau can thiệp theo bộ câu hỏi soạn sẵn. 3.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: 27
  3. Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Các chỉ số nghiên cứu được tính toán dưới dạng tần suất, tỷ lệ %, số trung bình. Kiểm định bằng giá trị P.Value. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Trước can thiệp Sau can thiệp Đặc điểm (n= 574) (n=539) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 139 24,22 208 38,59 Nữ 435 75,78 331 61,41 Tình trạng Đã lập gia đình 53 9,77 51 9,46 hôn nhân Chưa lập gia đình 521 90,23 488 90,54 Nghề Giáo viên 28 4,88 16 2,97 nghiệp Sinh viên 500 87,11 469 87,01 Cán bộ công nhân viên 35 6,1 42 7,79 Khác 11 1,92 12 2,23 Trình độ Đại học 25 4,36 25 4,64 học vấn Sau đại học 34 5,92 28 5,19 Trung cấp 5 0,87 3 0,56 Tốt nghiệp THPT 503 87,63 482 89,42 Khác 7 1,22 1 0,19 Tổng số người tham gia khảo sát trước khi thực hiện truyền thông là 574, sau khi truyền thông là 539 giảm 35 người (trong số 35 người này một số không tham gia trả lời và một số trả lời không đầy các chi tiết trên phiếu khảo sát nên các phiếu xem như không hợp lệ bị loại) điều này không ảnh hưởng đến chất lượng khảo sát. Vì đặc thù của các lớp học và môi trường học tập nên sinh viên và nhân viên của trường Đại học Thủ Dầu Một Bình Dương số nam ít hơn nữ (nam tỉ lệ 38,59%, nữ 61,41%). Sinh viên chiếm đa số đối tượng tham gia nghiên cứu (trên 87%). 4.2. Kiến thức và thái độ về phòng chống tác hại của thuốc lá 28
  4. Bảng 2: Kiến thức về ảnh hưởng của khói thuốc đến sức khỏe Trước can thiệp Sau can thiệp P Nội dung Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Hút thuốc lá chủ động Có ảnh hưởng đến sức khỏe 361 62,89 529 98,14 Không ảnh hưởng đến sức khỏe 150 26,13 3 0,05
  5. Qua bảng khảo sát này chúng tôi nhận thấy như sau: thái độ với các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tác hại của thuốc lá của sinh viên, giáo viên và nhân viên của trường Đại Học Thủ Dầu Một sau khi được nghe truyền thông tăng lên rõ rệt: không hút thuốc trong nhà (trước truyền thông là 81,26% sau truyền thông là 85,69%), không hút thuốc nơi đông người từ 88,95% tăng lên 93,03%, không mời người khác hút thuốc trong nhà mình từ 68,62% tăng lên 70,81%, ra ngoài hành lang, sân vườn để hút từ 59,17% tăng lên 67,52%, bảo người khác ngồi xa mình khi mình đang hút thuốc từ 40,18% tăng lên 45,56%. Bảng 4: Thái độ ứng xử đối với người hút thuốc lá Trước can thiệp Sau can thiệp Nội dung Tỷ lệ Tỷ lệ p Tần số Tần số (%) (%) 1. Khi nhìn thấy 01 người đàn ông hút thuốc: - Thán phục 7 1,22 3 0,56 - Bình thường 99 18,37 83 14,46 0,002 - Không chấp nhận 347 81,08 484 84,32 2. Khi nhìn thấy 01 người phụ nữ hút thuốc: - Thán phục 17 2,96 10 1.86 0,351 - Bình thường 31 5,4 33 6.12 - Không chấp nhận 496 91,64 526 92.02 3. Khi nhìn thấy 01 người vị thành niên hút thuốc - Thán phục 7 1,3 5 0,87 0,114 - Bình thường 28 4,88 20 3,71 - Không chấp nhận 412 71,77 512 94,99 4. Cảm nhận khi hít phải khói thuốc lá - Thán phục 1 0,17 4 0,74 0,273 - Bình thường 15 2,61 10 1,86 - Không chấp nhận 558 97,21 525 97,4 30
  6. Sau khi được truyền thông, thái độ không chấp nhận khi nhìn thấy một người đàn ông hút thuốc tăng lên sau từ 81,08 % tăng lên 84,32%, khi nhìn thấy một người phụ nữ đang hút thuốc 91,64% lên 92,02%, Khi nhìn thấy vị thành niên hút thuốc tăng lên từ 71,77% lên 95%. Bảng 5: Thực trạng sử dụng thuốc lá của đối tượng nghiên cứu Trước can thiệp Sau can thiệp Giá Nội dung Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ trị p số (%) số (%) Thực trạng hút thuốc Có hút hàng ngày 11 1,92 9 1,67 Có hút nhưng không hút hàng ngày 15 2,61 14 2,60 0,928 Không nhưng trước kia có hút 28 4,88 31 5,75 Chưa bao giờ hút 520 90,59 485 89,98 Lý do hút thuốc Bạn bè mời 08 14,81 23 42,59 Giảm căng thẳng 28 51,85 25 46,30 0,114 Giảm cân 2 3,70 2 3,70 Tăng sự tập trung sáng tạo 16 29,62 4 7,41 Địa điểm hút thuốc (nếu hút) Trong phòng làm việc/lớp học…. 10 18,52 2 3,77 Lối đi, hành lang, cầu thang, sân trường 36 66,67 42 81,48 0,073 Khu vực vệ sinh 4 7,41 7 12,96 Ký túc xá 4 7,41 3 5,55 Khảo sát cho thấy có 54 người hút thuốc lá chiếm tỉ lệ 10% (trong đó bao gồm cả những người hiện nay không hút thuốc nhưng trước kia có hút). Các nguyên nhân hút thuốc:giảm căng thẳng trong học tập và công tác chiếm tỉ lệ cao nhất (46,30% và 51,85%) tiếp đến là do bạn bè mời (chiếm tỉ lệ 14,81% và 42,59%). Đa số hút thuốc tại lối đi, hành lang, cầu thang, sân trường (66,67% và 81,48%). Sau khi được truyền thông, tỷ lệ hút thuốc trong phòng làm việc, lớp học đã giảm rõ rệt (từ 18,52% xuống còn 3,77%). 31
  7. Bảng 6: Tình trạng hít phải khói thuốc tại trường trước và sau can thiệp Trước can thiệp Sau can thiệp Địa điểm Thường Thỉnh Thường Thỉnh Không Không xuyên thoảng xuyên thoảng Phòng làm việc, 23 138 413 10 116 413 phòng họp (4,01%) (24,04%) (71,95%) (1,8%) (21,52%) (76,62%) Hành lang, 83 271 220 51 316 171 cầu thang (14,46%) (47,21%) (38,33%) (9,48%) (58,74%) (31,78%) Căng tin, nhà 103 293 178 62 302 175 ăn (17,94%) (51,05%) (31,01%) (11,5%) (56,03%) (32,47%) Khu vực ngoài 124 250 200 85 271 183 nhà, sân (21,6%) (43,55%) (34,84%) (15,77%) (50,28%) (33,95%) Sau khi được truyền thông về tác hại của thuốc lá và Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, việc hít phải khói thuốc lá trong phòng làm việc và phòng họp đã giảm từ 4,01% xuống còn 1,8%. Bảng 7: Nhận thức về văn bản pháp luật Trước Sau Nội dung can thiệp can thiệp Giá trị Tỷ lệ Tỷ lệ p Tần số Tần số (%) (%) Có biết về văn bản pháp luật 142 24,74 352 65,30
  8. Nhận thức các văn bản pháp luật phòng chống tác hại thuốc lá có sự thay đổi rõ rệt sau khi được truyền thông. Tỷ lệ biết có văn bản pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá tăng từ xấp xỉ 25% lên 65,3%. 5. Kết luận Sau các hoạt động can thiệp truyền thông, kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên, giáo viên, nhân viên của trường có sự thay đổi tích cực: - Kiến thức về tác hại của hút thuốc lá chủ động có tăng từ 62,9% lên 98,1%. Kiến thức về tác hại của hút thuốc lá thụ động tăng từ 59,6% lên 95,9%. - Thái độ hưởng ứng việc không hút thuốc trong nhà tăng từ 81,26% lên 85,69%, không hút thuốc nơi đông người từ 88.95% tăng lên 93,03%, không mời người khác hút thuốc trong nhà mình từ 68,62% tăng lên 70,81%, ra ngoài hành lang, sân vườn để hút từ 59,17% tăng lên 67,52%, bảo người khác ngồi xa mình khi mình đang hút thuốc từ 40,18% tăng lên 45,56%. - Thái độ không chấp nhận khi nhìn thấy một người đàn ông hút thuốc tăng từ 81,08 % lên 84,32%, khi nhìn thấy một người phụ nữ đang hút thuốc tăng 91,64% lên 92,02%, khi nhìn thấy vị thành niên hút thuốc tăng từ 71,77% lên 94,99%. - Việc hút thuốc thường xuyên trong phòng họp và phòng làm việc giảm từ 1,74% xuống 0,56%. Việc hít phải khói thuốc lá trong phòng làm việc và phòng họp cũng giảm từ 4,01% xuống còn 1,8%. 6. Khuyến nghị - Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên có sự phân công cụ thể trong việc công tác phòng chống tác hại hại thuốc lá của trường. - Đưa nội dung cấm hút thuốc lá trong trường học vào vào tiêu chí thi đua khen thưởng của sinh viên, giáo viên và nhân viên nhà trường. - Tăng cường kiến thức về tác hại của thuốc lá bằng nhiều hình thức như: tổ chức cho sinh viên, giáo viên và nhân viên nghe nói chuyện chuyên đề, hội thảo, sinh hoạt văn nghệ, hội thi, phát thanh hàng tuần của trường về chuyên đề tác hại của thuốc lá. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Báo cáo về tình hình hút thuốc lá và gánh nặng bệnh tật do thuốc lá gây ra ở Việt Nam (năm 2012). 33
  9. 2. Đỗ Văn Dũng (2002), nghiên cứu tỉ lệ hút thuốc lá của học sinh và sinh viên ở các tỉnh khu vực phía nam. 3. Lương Ngọc Khuê (2013), Tài liệu hướng dẫn xây dựng trường đại học, cao đẳng, học viện không thuốc lá. 4. Nguyễn Thị Lâm, Chapman S, Taylor R, Ảnh hưởng kinh tế của việc chi tiêu cho hút thuốc đối với hộ gia dình nghèo ở Việt Nam, tạp chí Y học thực hành số 533, (năm 2006). 5. Tổ chức Y tế thế giới (2010), Báo cáo liên quan đến thuốc lá và sức khỏe. 6. Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ (2010), Báo cáo tổng quan về thuốc lá và sức khỏe. 7. World Heath Organization, Geneva, WHO report on the global tobacco epidermic, 2008; the MPOWER package, trang 14. 34

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )