Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Đề cương ôn tập môn đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

Đề cương ôn tập môn đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam tập trung trình bày về các câu hỏi ôn tập về đường lối Đảng. Tài liệu gồm có 51 câu hỏi ôn tập có kèm câu trả lời để các bạn tham khảo. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. » Xem thêm

15-04-2016 234 34
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Vấn đề ôn tập môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam A: câu hỏi 1. Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc vận động thành lập Đảng Cộng Sản VN? 2. Trình bày các giai cấp trong xã hội VN thuộc địa nửa phong kiến? 3. Ý nghĩa sự ra đời của ĐCS VN? 4. Nội dung cơ bản của luận cương Chính trị tháng 10/1930? 5. Nội dung của cương lĩnh Chính trị đầu tiên được thông qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN  3/2/1930? 6. Những bổ xung phát triển của luận cương chính trị tháng 10/1930 so với cương lĩnh chính trị đầu  tiên? 7. Kết quả thực hiện chủ chương của Đảng về bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám, xây dựng  và giữ vững  chính quyền cách mạng giai đoạn 1945 – 1946? 8. Sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và sự hòa hoãn có nguyên tắc để giữ vững  chính quyền cách mạng giai đoạn 1945 ­1946? 9. Trình bày chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng được thể  hiện trong 3 nghị quyết BCHTW: 11/1939, 11/1940, 5/1941? Mối quan hệ giữa chống đế quốc và  chống phong kiến? 10. Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945? 11. Kết quả thắng lợi cửa cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945? 12. Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945? 13. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược? 14. Điểm bổ sung, phát triển, hoàn thiện căn bản đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của  đại hội Đảng II(1951)? Nội dung về lực lượng và phương pháp cách mạng? 15. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược? 16. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? 17. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? 18. Quyết tâm chống Mĩ cứu nước của Đảng  được thể hiện trong 2 nghị quyết TƯ 11(3/1965); TƯ  12(12/1965)? 19. Đường lối chủ chương đối ngoại của Đảng trong những năm 1976 – 1985? 20. Kết quả ý nghĩa và nguyên nhân cơ bản trong công tác đối ngoại của Đảng thời kì đổi mới (1975­ 1985)? 21. Đường lối công nghiệp hóa của Đảng trong giai đoạn 1976­1985? 22. Đặc điểm, hình thức hoạt động và ưu điểm, hạn chế của việc thực hiện cơ chế kế hoạch hóa,  tập trung quan liêu, bao cấp đối với nền kinh tế(trước đổi mới)? 23. Đại hội Đảng VI xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất  nước? 24. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI(1986) xác định? 25. Phân tích chủ trương đổi mới của đại hội đảng VI về  kinh tế? 26. Chủ trương, chính sách của Đại hội Đảng VII về phát triển từng thành phần kinh tế? 27. Mục tiêu của Đại hội Đảng lần VII về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta? 28. Mục tiêu xây dụng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN? 29. Quan điểm của Đảng về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng  XHCN ở nước ta? 30. Mục tiêu chiến lược về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của trong thời kì đổi mới của đất nước? 31. Mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2000 được Đảng xác định trong thời kì đổi mới  đất nước? 32. Kết quả, ý nghĩa về công tác đối ngoại của đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước? 33. Chủ trương của đại hội Đảng VII về xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định  hướng XHCN?
  2. 34. Chủ trương xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng và sử dụng cơ chế thị  trường?/ 35. Những điểm bổ sung, phát triển chủ trương của đại hội Đảng IX về phát triển nền kinh tế nhiều  thành phần? 36. Chủ trương chính sách của đại hội Đảng XI về phát triển các thành phần kinh tế? 37. Chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa trong thời kì đổi mới đất nước? 38. Những quan điểm chỉ đạo của đảng về xây dựng, phát triển văn hóa trong thời kì đổi mới đất  nước? 39. Quan điểm: văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội lầ mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xã hội? 40. Quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề XH trong thời kì đổi mới đất nước? 41. Quan điểm của đnagr về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kì đổi mới đất  nước? 42. Phân tích quan điểm công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường? 43. Phân tích quan điểm công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức? 44. Kết quả ý nghĩa và nguyên nhân của quá trình thực hiện chủ trương CNH­HĐH đất nước của  đảng trong thời kì đổi mới? 45. Kết quả và nguyên nhân thực hiện chủ trương của đảng về xây dựng hệ thống chính trị trong  thời kì đổi mới ở nước ta? 46. Kết quả ý nghĩa nguyên nhân hạn chế trong quá trình thực hiện chủ trương xây dựng, phát triển  văn hóa trong thời kì đổi mới? 47. Kết quả ý nghĩa nguyên nhân của quá trình thực hiện chủ trương của đảng về giải quyết các vấn  đề XH trong thời kì đổi mới đất nước? 48. Cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của đảng hiện nay? 49. Trình bày nhiệm vụ, mục tiêu đối ngoại của đảng nhà nước ta trong thời kì đổi mới? 50. Phương châm đối ngoại của đảng, nhà nước trong thời kì đổi mới? 51. Quan điểm chỉ đạo của đảng trong thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kì đổi mới? B: trả  lời câu hỏi: 1.  Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc:  ­ Ngày 5 ­ 6 ­ 1911, từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Trêvin và bắt  đầu cuộc hành trình vạn dặm, hòa mình vào cuộc sống lao động Pháp để tìm đường cứu nước. Từ  1911 đến 1917, Người đã đến nhà nước châu Âu, châu Phi và châu Mĩ. Cuối năm 1917, Người trở lại  Pháp theo đuổi lí tưởng của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng và Bác ái. ­ Ngày 18 ­ 6 ­ 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên  gọi là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc­xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. ­ Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và  thuộc địa của Lê­Nin. Từ đây người tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc truyền bá CN Mác­Lênin chuẩn bị thành lập đảng: ­ Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của An­giê­ri, Ma­rốc, Tuy­ni­di,... Nguyễn Ái Quốc  lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa­ri để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ  nghĩa thực dân. ­ Tháng 6 ­ 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông  dân ( 10 ­ 1923 ) và được bầu vào Ban chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học 
  3. tập, viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế  Cộng sản. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V ( 1924 ), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập  trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan  hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa,  về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa…’ van menh cua giai cap  vo san the gioi dac biet la van menh cua giai cap vo san o cac nuoc di xam luoc phu thuoc chat che vao  van menh cua giai cap vo san o cac nc thuoc dia “… ­ Ngày 11 ­ 11 ­ 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu ( Trung Quốc ) để trực tiếp đào tạo cán bộ,  xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.  Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây và chọn một số thanh  niên hăng hái trong tổ chức Tâm tâm xã, mở các lớp huấn luyện chính trị ngắn hạn để đào tạo họ  thành cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt động. ­ Nhờ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, phong trào  cách mạng ở trong nước ngày càng phát triển sôi nổi, khuynh hướng các mạng vô sản dần dần  chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc. Đến năm 1929, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây  dựng cơ sở ở khắp ba kì.Những hoạt động của Người từ 1911 đến 1929 có tác dụng quyết định  trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và đạo đức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp  vô sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất 3 đảng: ­ Sau một thời gian dài hoạt động có hiệu quả, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dần dần  mất vai trò lịch sử. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước đòi hỏi phải có  một đảng cách mạng tiên phong đủ sức lãnh đạo và đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Để đáp ứng  nhu cầu đó, từ giữa đến cuối năm 1929, ở Việt Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là  Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. ­ Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản nói trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào cách  mạng nước ta. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các tổ chức này đã đả kích lẫn nhau, làm giảm  uy tín của các tổ chức cộng sản và gây ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cách mạng đang lên. ­ Từ 3 ­ 2 đến 7 ­ 2 ­ 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ chức cộng sản tại  Hương Cảng ( Trung Quốc ). Người chủ trì hội nghị và đã phân tích những hoạt động bè phái, chia  rẽ của ba tổ chức cộng sản và tác hại của nó. Do yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam và uy  tín đức độ của Người nên đã đã thống nhất được các tổ chức cộng sản. Hội nghị nhất trí hợp nhất  các tổ chức cộng sản Việt Nam thành đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thành lập ĐCSVN: ­ Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã vạch ra  đường lối, phương hướng cơ bản cho cách mạng Việt Nam ( đây chính là bản cương lĩnh chính trị  đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ).  =>Hai thập niên đầu thể kỉ XX, với những hoạt động cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ  nghĩa Mác­LêNin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng.  Đồng thời, Người đã thành công trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt  Nam.
  4. 2. Tình hình các giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến? Trước khi thực dân Pháp sang xâm lược, xã hội nước ta là một xã hội phong kiến. Sau khi đặt ách  thống trị lên nước ta thực dân Pháp bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng  cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp  khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt  Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai  cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng. ­ Địa chủ phong kiến: Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là  giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân  dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành: + Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. + Trung địa chủ. + Tiểu địa chủ. Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy  đây chính là đối tượng của cách mạng. Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần  dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. ­ Giai cấp nông nhân: + Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần  nông, cố nông. + Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân  bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt  ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng. + Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc  giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và  phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó  mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng  lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp. ­ Giai cấp công nhân: + Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần  thứ nhất. + Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp. + Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công  nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp  công nhân thế giới:  Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến). ­ Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ  gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp. ­ Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh. ­ Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc. ­ Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào  cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác­Lênin và cách mạng tháng Mười Nga. ­ Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ  điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng.
  5. ­ Giai cấp tiểu tư sản: + Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất  bao gồm: Trí thức, học sinh­sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ  sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất  nghiệp. + Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng  kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã  hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng  lãnh đạo cách mạng. ­ Giai cấp tư sản: + Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã  trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp. + Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây  dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng. + Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp  chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư  tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. 3.  Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản VN? Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở ra thời kì mới cho cách  mạng Việt Nam: thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên  của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam. Cương  lĩnh ra đời đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống  nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì  độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.   Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp,  là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác ­ Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước  Việt Nam. Điều đó nói lên quy luật ra đời của Đảng và cũng chứng tỏ giai cấp công nhân mà đội tiên  phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã trưởng thành và có đủ những yếu tố cơ bản nhất để khẳng định  sự đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng  đánh dấu bước phát triển vế chất của cách mạng Việt Nam.  Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đường đi lên của dân tộc Việt Nam từ  1930 là con đường cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng Thế  Giới, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới, đã tranh thủ được sự  ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại làm  nên những thắng lợi vẻ vang. 4.  Nội dung cơ bản của Luận cương Chính trị tháng 10/1930?
  6. Sau hội nghị thành lập Đảng ngày 3­2­1930, cương lĩnh của Đảng đã được bí mật đưa vào quần chúng đẩy  phong trào cách mạng lên cao. Tháng 4­1930 đồng chí Trần Phú về nước sau quá trình học tập tại trường  Quốc tế Phương Đông. Tháng 7­1930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và được  giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo Luận cương chuẩn bị cho hội nghị Ban chấp hành Trung  ương Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày 14 đến ngày 30­10­1930 do đồng chí Trần Phú trủ chì. Hội nghị đã thông  qua Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản  Đông Dương và bầu Trần Phú làm tổng bí thư. Luận cương bao gồm những nội dung sau: ­ Luận cương đã phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu lên những  vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo. ­ Xác định mâu thuẫn giai cấp diễn ra giữa một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ với  một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc. ­ Xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền có tính  chất thổ địa phản đế. Nhiệm vụ của cách mạng: ­ Chống phong kiến để thực hiện triệt để cách mạng ruộng đất ­  Chống đế quốc giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương Luận cương nhấn mạnh 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau vấn đề thuộc địa là cái  cốt của cách mạng tư sản dân quyền Lực lượng cách mạng: Lực lượng cách mạng gồm có nông dân, công nhân.  Phương pháp cách mạng Tư tưởng mấu chốt của luận cương đưa ra là phải tiến hành bạo lực cách  mạng và kết thúc bằng khởi nghĩa võ trang giành chính quyền.  Lãnh đạo cách mạng : Luận cương chỉ ra rằng điều cốt yếu cho cách mạng Đông Dương là phải có  một Đảng Cộng Sản lãnh đạo Quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng quốc tế.  Nhận xét: Bản luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà cương lĩnh đã nêu ra: đường lối  cách mạng, lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế, vai trò lãnh đạo của Đảng. Luận cương của  Trần Phú có những điểm sáng tạo hơn như đã đề ra phương pháp cách mạng, nguyên tắc Đảng của  chủ nghĩa Mác­Lênin.  Hạn chế: ­  Luận cương đã không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa coi trọng vấn  đề chống phong kiến không phù hợp với cách mạng Việt Nam. ­  Không đề ra được mối liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh dân tộc và bọn  tay sai. ­ Đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp tầng lớp khác do đó không lôi kéo được bộ phận  có tinh thần yêu nước.  Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Luận cương: 
  7. ­ Do ảnh hưởng tư tưởng tả khuynh của Quốc tế cộng Sản. ­  Do không nắm được thực tiễn đất nước, không xác định được mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chủ  yếu dẫn tới không xác định được tầng lớp trung gian cũng là đối tượng của cách mạng. 5.  nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng CSVN 3/2/1930? Ngày 3­2­1930 Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Cửu Long­Hương Cảng­Trung Quốc do  Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị đã thông qua cương lĩnh chính trị của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.  Đây được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Nội dung của cương lĩnh bao gồm những vấn đề sau: 1­Đường lối chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam: “ tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách  mạng để đi tới xã hội cộng sản”. 2­Cương lĩnh xác định các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam: ­  Nhiệm vụ về chính trị:  Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc  lập, lập ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông. ­ Về kinh tế: i. Tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho chính phủ công nông binh quản lý: bệnh  viện, trường học, trạm xá… ii. Tịch thu ruộng đất của đế quốc làm của công chia cho dân cày nghèo mở mang công nghiệp­nông  nghiệp miễn thuế cho dân cày nghèo thực hiện ngày làm 8h. ­ Về văn hoá:  Thực hiện nam nữ bình quyền và phổ thông giáo dục công nông hoá. 3­Lực lượng cách mạng Toàn thể dân tộc Việt Nam, cương lĩnh chủ trương thu phục tập hợp quần chúng nông dân, công nhân  khỏi ảnh hưởng tư sản, làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng dựa vào dân cày nghèo lãnh đạo đất  nước. Đối với phú nông, tiểu chủ, tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản động thì lôi kéo họ về phía cách mạng  hoặc làm cho họ trung lập. Lực lượng nào tỏ rõ bộ mặt phản cách mạng thì cần phải đánh đổ. 4­ Lãnh đạo cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam là nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam 5­Đoàn kết quốc tế Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới do đó phải liên kết với cách mạng thế  giới nhất là cách mạng vô sản Pháp. *  Nhận xét: ­Cương lĩnh đã xác định được nội dung cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam. ­ Phù hợp với xu thế phát triển thời đại mới, giải quyết được đường lối và giai cấp lãnh đạo đã trở  thành ngọn cờ tập hợp các tầng lớp cách mạng, đấu tranh chống Pháp. ­ Cương lĩnh đánh dấu bước phát triển về chất của cách mạng Việt Nam chứng tỏ giai cấp công nhân  và đội tiên phong là Đảng đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. * Điểm sáng tạo của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: ­ Cương lĩnh giải quyết được mẫu thuẫn: xã hội Việt Nam tồn tại hai mẫu thuẫn đó là mâu thuẫn giai  cấp giữa nông dân và địa chủ phong kiến, mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc  Pháp. Cương lĩnh cũng chỉ ra rằng mâu thuẫn dân tộc là quan trọng nhất cần phải được giải quyết ngay sau  khi giải quyết xong mâu thuẫn dân tộc thì mới giải quyết mâu thuẫn giai cấp. ­ Cương lĩnh cũng đã giải quyết được đường lối cách mạng đó là cách mạng vô sản kết thúc bằng  khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
  8. 6.   những bổ xung, phát triển của Luận cương chính trị tháng 10/1930 so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên? So với cương lĩnh 3/1930 luận cương có những bổ xung sau: ­ Trên cơ sở khẳng định tính chất xã hội Đông Dương là XH nửa phong kiến, luận cương đã chỉ rõ  phương hướng là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau đó bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản  chủ nghĩa. ­ Luận cương còn chỉ ra điều iện bỏ qua: + phải có sự giúp đỡ cho ĐCSVN của vô sản thế giới. + cách mạng VN đã có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. ­ Phương pháp cách mạng: luận cương khẳng định lại tư tưởng bạo lực quần chúng bằng hình thức  khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. luận cương chỉ ra những điều kiện để khởi nghĩa thành  công: + xây dựng lực lượng quần chúng ngày càng vững mạnh. + tuân thủ quy luật đấu tranh cách mạng. +  nổ ra khi có tình thế và thời cơ cách mạng. ­ Luận cương khẳng định lại vai trò của đảng nhưng để Đảng có thể lãnh đạo được thì Đảng phải  có những tiêu chí xây dựng đảng: + Đảng có đường lối chính trị đúng đắn. +  có kỷ luật tập trung. + gắn bó với nhân dân.  + trải qua đấu tranh để trưởng thành. +  có lý luận Mac­ Lênin dẫn đường. 7. kết quả chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về bảo vệ thành quả cách mạng tháng 8, xây dựng và  giữ vững chính quyền cách mạng giai đoạn 1945­1946?  Kết quả: cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945 ­ 1946 đã  diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao và đã giành được  những kết quả hết sức quan trọng. ­  Về chính trị ­ xã hội: đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới ­ chế độ dân chủ  nhân dân với đầy đủ các yếu tố cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập  thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành.  Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên  chính như Vệ quốc đoàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân  như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên  hiệp phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở rộng. Các đảng phái chính trị như Đảng Dân chủ  Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập. ­  Về kinh tế, văn hóa: đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý  của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được  phục hồi. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định  và có cải thiện. Tháng 11/1946, giấy bạc “Cụ Hồ” được phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ  chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu  xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được  thực hiện sôi nổi. Cuối 1946 cả nước đã có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
  9. ­ 8.  sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và sự hòa hoãn có nguyên tắc để giữ vững chính  quyền cách mạng giai đoạn 1945­1946?  Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng  phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và  phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung bộ. Ở miền Bắc,  bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng, Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân  nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở  miền Nam. Khi Pháp­ Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh (28/2/1946 ) , thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau,  cho pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn, dàn xếp vứi Pháp để buộc  quân Tưởng phải rút về nước. hiệp định sơ bộ 6/3/1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, tạm ước 14/9/1946 đã tạo  điều kiện cho quân dân có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. 9.  trình bày chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng được thể hiện  trong 3 nghị quyết BCHTW: 11/1939; 11/1940; 5/1941? Mối quan hệ gữa chống đế quốc và chống phong  kiến? Những chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng: ­ Một là: nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. tạm gác lại khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia  ruộng đất cho dân cày” , thay bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bon đế quốc và bọn Việt  gian cho dân cày nghèo”.  ban chấp hành trung ương nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi  phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bon đế quốc, phátxít Pháp­ Nhật. ­ Hai là: quyết định thành lập mặt trận Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế  Đông Dương; đổi tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách  mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. ­ Ba là: quyết dịnh xúc tiến chuẩn bị vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong  giai đoạn hiện tại. ra sức phát triển lực lượng cách mạng, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng. 10.  nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945? Nguyên nhân thắng lợi: ­ Cách mạng tháng 8 nổ ra trong bối cảnh quốc tế thuận lợi: Phátxít Nhật bi Liên Xô và các lực  lượng dân chủ thế giới đánh bại. ­ Cách mang tháng tám là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của toàn dân ta dưới sự  lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua ba cao trào cách mạng rộng lớn: Cao trào 1930­ 1931,  Cao trào 1936­ 1939 và cao trào giải phóng dân tộc 1939­ 1945. ­ Do đảng ta chuẩn bị được lực lượng vĩ đại của toàn dân đoàn kết trong mặt trận Việt Minh, dựa  trên cơ sở liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của đảng. ­ Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất,  nắm đúng thời cơ, chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo, biết tạo nên sức mạnh tổng hợp để áp đảo kẻ  thù và quyết tâm lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa dành chính quyền. đây là nguyên nhân quan trọng  quyết định đến sự thắng lợi của cách mang tháng 8.
  10. ­ 11. Kết quả thắng lợi cửa cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945? Thắng lợi này đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân pháp trong gần 1 thế kỉ, lật nhào chế độ quân  chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,  nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở ĐNÁ. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người  dân của nước độc lập tự do làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mac­lenin được vận dụng một cách  sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí  Minh và đường lối cách mạng đúng đắn và đầy sáng tạo của đảng ta đã gắn độc lập dân tộc với  CNXH, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ và ngoạn mục không phải là sự ngẫu nhiên mà là  kết quả của  một quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam dưới sự  lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của 1 đảng Macxit đó là đảng cộng sản Việt Nam. Cách mạng tháng Tám đánh dấu 1 bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây là quá  trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý trí quật  cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ dân tộc hòa quyện với những tư tưởng của  C.Mac, Ăng ghen, Lê nin, Hồ Chí Minh, với xu hướng của thời đại vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã  hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH. 12. Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945? ­  cách  mạng tháng Tám đã đập tan xiềng xích của thực dân pháp trong gần 1 thế kỉ, lật nhào chế độ  quân chủ mấy nghìn năm và ách thống trị của phát xít Nhật. lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,  nhà nước dân chủ nhân dân tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân Việt Nam từ than phận nô lệ trở thành  người dân của nước độc lập tự do, làm chủ vận mệnh của mình. ­ Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc việt  nam đưa dân tộc bước vào một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập tự chủ và CHXH. ­ Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám Đảng và nhân dân ta đã làm phong phú them kho tang lý  luận của CN Mác­ Lê nin, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng  dân tộc và giành quyền dân chủ. ­ Cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh  chống CN để quốc thực dân giành độc lập tự do. ­ Hồ Chí Minh chỉ rõ: “chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà  những giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần  đầu tiên trong lịch sủ cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi  đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc” 13. Nguyên nhân thắng lợi của cuội kháng chiến chống Pháp xâm lược? ­ Có sự lãnh đạo vững vàng của đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn dã huy động được sức  mạnh toàn dân đánh giặc, có sựu đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc  thống nhất rộng rãi­ mặt trận Liên Việt, được xây dựng trên nền tảng khối lien minh công nông và  tri thức vững chắc. ­ Có lực lượng vữ trang gồm 3 thứ quân do đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến  đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí, là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè  bẹp ý  trí của địch, giải phóng đất đai của tổ quốc.
  11. ­ Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân, vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh,  làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới. ­ Có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa 3 dân tộc viêt nam, lào campuchia, cùng chung 1  kẻ thù chung, đồng thời có sự ủng hộ giúp đỡ to lớn của TQ, LX các nước XHCN,các dân tộc yêu  chuộng hòa bình trên thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Pháp 14. Điểm bổ xung phát triển, hoàn thiện căn bản đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đại  hội Đảng II(1951)? Nội dung về lực lượng và phương pháp cách mạng? ­ Tính chất xã hội: xã hội Việt Nam hiện nay gồm có 3 tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc  địa và nửa phong kiến. ba tính chất đó đang đấu tranh với nhau. Nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này  là mâu thuẫn giữa tính dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa. mâu thuẫn đó đang được giải quyết  trong quá trình kháng chiến trong dân tộc viêt nam chống thực dân pháp và bọn can thiệp. ­ Mâu thuẫn trong xã hội:  được xác định là mâu thuẫn XHVN với đế quốc, tay sai và mâu thuẫn giữa  nông dân và địa chủ phong kiến. ­ Đối tượng cách mạng: đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược(đế quốc Pháp và  bọn can thiệp Mĩ). Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến mà cụ thể là phong kiến phản động. ­ Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thực sự cho  dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển  chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH. Song nhiệm vụ trước mắt là hoàn thành giải phóng  dân tộc. ­ Lực lượng cách mạng: là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và  tiểu tư sản dân tộc; ngoài ra là các thân sĩ(địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp và phần tử  đó hợp thành nhân dân. Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động tri thức. ­ Phương pháp cách mạng: tiến hành cuộc cách mạng để giải quyết những nhiệm vụ cơ bản trên do  nhân dân lao động làm động lực, công nông và lao động trí thức làm nền tảng và giai cấp công nhân  lãnh đạo, cách mạng Việt Nam hiện nay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng đó  không phải cách mạng dân chủ tư sản lối cũ cũng không phải là cuộc cách mạng XHCN mà là một  thứ cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến triển thành cách mạng XHCN. ­ Triển vọng của cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân VN nhất định sẽ đưa VN tiến tới  CNXH ­ Con đường đi lên CNXH: đó là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua 3 giai đoạn: giai  đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ 2 nhiệm vụ chủ  yếu là xóa bỏ  ­ Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của đảng:  “người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân”, “Đảng lao động Việt Nam là đảng của giai cấp  công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam”. Mục đích của đảng là phát triển chế độ dân chủ  nhân dân, tiến tới chế độ XHCN ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công  nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam. ­ Chính sách của đảng: Có 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho CNXH và đẩy  mạnh kháng chiến đến thắng lợi. ­ Quan hệ quốc tế: VN đứng về phe hòa bình và dân chủ, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN và nhân dân  thế giới, của Trung Quốc, Liên Xô; thực hiện đoàn kết Việt­Trung­Xô và đoàn kết Việt­Miên­Lào 15. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược? ­ Đối với nước ta: việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân  chủ nhân dân  đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân pháp được đế quốc Mĩ giúp  sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước  Đông Dương; đã làm thất bại âm mưu và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mĩ, kết thúc chiến tranh 
  12. lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến  lên chủ nghĩa XH làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh ở miền Nam; tăng them niềm tự  hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. ­ Đối với quốc tế: thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thê giới; mở  rộng địa bàn, tăng them lực lượng cho CNXH và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và  Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở 3 nước Đông Dương, mở ra sự sụp đỏ  chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp. 16. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? ­ Sự lãnh đạo đúng đắn của đảng cộng sản Viêt Nam, người đại biểu trung thành cho những lợi ích  sống còn của cả dân tộc Việt Nam, một đảng có đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập tự  chủ sang tạo. ­ Cuộc kháng chiến đầy gian khổ hy sinh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là của cán bộ,  chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước ở miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù, xứng  đáng với danh hiệu “Thành đồng tổ quốc” ­ Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền bắc XHCN của đồng bào và chiến sĩ miền bắc,  một hậu phương vừa chiến đấu và xây dựng, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của hậu phương lớn,  hết long hết sức chi viện cho tuyền tuyến lớn miền nam  đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. ­ Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương, và sự ủng hộ giúp đỡ to lớn của các  nước XHCN an hem, sự ủng hộ nhiệt tình của chính phủ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới kể  cả nhân dân tiến bộ Mĩ. 17. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? Đối với nước ta: ­ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược( tính từ 1954); 30 năm chiến tranh cách  mạng (tính từ 1945); 115 năm chống đế quốc thực dân phương tây(tính từ 1858) ­ Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền nam đưa lại độc lập, thống nhất toàn vẹn  lãnh thổ cho đất nước. ­ Hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước, mở ra kỉ nguyên cho dân  tộc ta, kỉ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất cùng chung một nhiệm vụ chiến lược, đi lên CNXH. ­ Tăng them sức mạnh vật chất, tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộc Việt Nam ­ Để lại niềm tự hào sâu sắc và những kinh nghiệm quý báu choc ho sự nghiệp dựng nước và giữ  nước giai đoạn sau. ­ Góp phần quan trọng vào việc nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. Đối với thế giới ­ Đập tan cuộc phản kích lớn nhất của CNĐQ vào CNXH và cách mạng thế giới kể từ sau cuộc  chiến tranh thế  giới thứ 2, bảo vệ vững chắc tiền đồn phía Đông Nam Á của CNXH. ­ Làm phá sản các cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ, gâp tổn thất to lớn và tác động sâu sắc  tới nội tình nước Mĩ trước mắt và lâu dài. ­ Góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực  Đông Nam Á, mở ra sự sụp đổ không thể tránh khỏi của CNTD mới. ­ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ tự do và hòa bình phát  triển của nhân dân thế giới.
  13. 18. Quyết tâm chống Mĩ cứu nước của Đảng  được thể hiện trong 2 nghị quyết TƯ 11(3/1965); TƯ  12(12/1965)? Hội nghị Trung Ương lần thứ 11(3­1965) và lần thứ 12 (12­1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề  ra đường lối kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trên cả nước. Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược:  ­ TƯ cho rằng cuộc chiến tranh cục bộ mà Mĩ đang tiến hành ở miền Nam là cuộc chiến tranh xâm  lược thực dân kiểu mới.  ­ Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa  đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược. ­ TƯ quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mĩ cứu  nước là nhiệm vụ hàng đầu thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc. Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: ­ Nêu cao khẩu hiệu “quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến  tranh xâm lược của Mĩ trong bất kì tình huống nào, để bảo vệ miền bắc, giải phóng miền Nam,  hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hòa bình thống nhất nước  nhà” Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục chiến tranh nhân dân để chống chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam cũng như chiến  tranh phá hoại ở miền Bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính, cố gắng đến  mức cao, tập trung lực lượng để mở cuộc chiến tranh qui mô lớn. Tử tưởng chủ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam Giữ vững và phát triển tiến công, kiên quyết tiến công và lien tục tiến công Tư tưởng chỉ đạo  đối với miền Bắc ­ Chuyển hướng xây dựng kinh tế, đảm bảo tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và  quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh; tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh  phá hoại của Mĩ ­ Miền Bắc làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam. Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến tranh ở 2 miền ­ Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền bắc là hậu phương lớn ­ Bảo vệ miền bắc là nhiệm vụ cả nước, vì miền Bắc XHCN là hậu phương vững chắc trong cuộc  chiến tranh chống Mĩ. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại ở miền bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo  chi viện đắc lực cho miền nam càng đánh càng mạnh. Ý  nghĩa đường lối ­  Thể hiện quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ,  sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý trí, nguyện  vọng của toàn đảng toàn quân toàn dân ta. ­ Thể hiện tư tưởng nắm vững giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH tiếp tục tiến hành  đồng thời và kết hợp chặt chẽ 2 chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở  mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế. ­ Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện lâu dài, dựa vào sức mình la chính được  phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mĩ  xâm lược..   19. Đường lối chủ chương đối ngoại của Đảng trong những năm 1976 – 1985? Đại hội IV chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất  cả các nước XHCN; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt VN­Lào­Campuchia; sẵn sang đoàn kết 
  14. với các nước trong khu vực; thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa VN với tất cả các nước  trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi. ­ Đoàn kết và hợp tác với LX là nguyên tắc, là chiến lược và luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối  ngoại của VN. ­ Bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa VN­Lào­Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với  vận mệnh của 3 dân tộc. ­ Kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước ĐÔng Dương đối thoại và thương lượng để giải  quyết các trở ngại nhằm xây dựng ĐNÁ thành khu cực hòa bình và ổn định. ­ Chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với TQ trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình ­ Chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế , văn hóa, khoa  học kĩ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị. Đảng xác định: công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống  phá cách mạng nước ta. 20. Kết quả ý nghĩa và nguyên nhân cơ bản trong công tác đối ngoại của Đảng thời kì đổi mới (1975­ 1985)? a) Kết quả và ý nghĩa: Quan hệ đối ngoại của VN với các nước XHCN được tăng cường, trong đó đặc biệt là Liên Xô. ­ Ngày 29­6­1978, Việt Nam tham gia hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ­ Ngày 31­11­1978 Việt Nam kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô. Thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế. ­ Từ 1975­1977 nước ta thiết lập quan hệ ngoại giao với 23 nước ­ Ngày 15­9­1976 VN tiếp nhận ghế thành viên chính thức quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ­ Ngày 21­9­1976 là thành viên chính thức Ngân hàng thế giới (WB) ­ Kể từ năm 1977 một số nước tư bản đã mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể góp phần khôi phục đất nước sau chiến tranh. Tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều nước, nhiều tổ chức kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho  triển khai các hoạt động đối ngoại sau này, đồng thời phát huy được vai trò của nước ta trên trường  quốc tế. b) Hạn chế và nguyên nhân:  Từ 1975 – 1986, quan hệ quốc tế gặp những trở ngại lớn: Uy tín Việt Nam trên trường quốc tế bị giảm sút.  Nước ta bị bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị và phải đương đầu với kiểu “chiến  tranh phá hoại nhiều mặt” của các thế lực thù địch.  Trong đó đặc biệt từ cuối thập kỉ 70 thể kỉ   XX, lấy cớ sự kiện Caympuchia các nước ASEAN và 1 số nước khác thực hiện bao vây cấm vận  VN… Những hạn chế về đối ngoại của VN giai đoạn(1975­1986) suy cho cùng thì đều xuất phát từ  nguyên nhân cơ bản  đã được đại hội VI của đảng chỉ ra “bệnh chủ quan duy ý trí, lối suy nghĩ và  hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan”. 21. Đường lối  công nghiệp hóa,của Đảng trong giai đoạn 1976­1985? ­ Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976), trên cơ sở phân tích toàn diện tình hình trong nước và quốc  tế, đề ra đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ  nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất ­ kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản  xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý  trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông 
  15. nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công ­ nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa  phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu  kinh tế quốc dân thống nhất”. ­ Bắt đàu từ đại hội TW 6 khóa 6(1979) đã có những điều chỉnh như sau:khuyến khích sản xuất nông­ lâm­ngư­nghiệp,hàng tiêu dùng,hàng xuất khẩu.Chuyển trọng tâm vốn từ công nghiệp nặng sang  sản xuất hàng tiêu dùng,xuất khẩu…và các lĩnh vực được ưu tiên.Chú trọng sản xuất kinh doanh,coi  trọng sự hài hòa giữa 3 lợi ích:nhà nước,tập thể và người lao động.Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế  tập  chunng quan liêu sang hoạch toán kinh doanh XHCN. ­  Đại hội V của Đảng (tháng 3/1982):  Rút ra kết luận: từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của  công nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường.  Nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt của thời kỳ quá độ là lấy nông  nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây  dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục  vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. 22. Đặc điểm,hình thức hoạt động và ưu điểm ,hạn chế của việc thực hiện cơ chế kế hoạch hóa ,tập  chung quan liêu,bao cấp với nền kinh tế(trước thời kì đổi mới)? Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới:  Nhìn chung trong thời kì 1960­1985,chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu  cũ với các đặc trưng: ­  Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp  nặng. ­  Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của  các nước xã hội chủ nghĩa; chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà  nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hóa  tập trung quan liêu, bao cấp, không tôn trọng các qui luật của thị trường. ­ Nóng vội, giản đơn, duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế ­ xã  hội.   Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa ­  Kết quả i. So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành,  đã có nhiều cơ sở đầu tiên cho các ngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ  khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng. ii.  Đã có hàng chục trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo  được đội ngũ cán bộ khoa học ­ kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960  là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa. ­ Ý nghĩa: Những kết quả trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng ­ tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát  triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.  Hạn chế và nguyên nhân ­ Hạn chế i. Cơ sở vật chất ­ kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ  bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân. ii. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp  ứng được yêu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng  nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế ­ xã hội. ­ Nguyên nhân những hạn chế i. Về khách quan: Tiến hành công nghiệp hóa từ điểm xuất phát thấp (nền kinh tế lạc hậu,  nghèo nàn) và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể  tập trung sức người, sức của cho công nghiệp hóa.   
  16. ii. Về chủ quan: Những sai lầm nghiêm trọng xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức  và chủ trương công nghiệp hóa. 23. Đại hội 6 xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của sự nghiêp đỏi mới toàn diện đất nước?  Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng tạo sức mạnh phát triển đất nước: ­ Chủ trương xây dựng nền kinh tế XHCN theo mô hình kế hoạch hóa tập chung ,chủ yếu với hai  hình thức sở hữu nhà nước và tập thể.Tổ chức sản xuất kinh doanh theo các loại hình xí nghiệp  quốc doanh và xí nghiệp hợp tác xã. ­ Nghị quyết trung ương 6 (8/1979) đã chỉ  sống rõ Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn vế kinh  tế và đời sống .,sản xuất phát triển chậm (tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội dưới 1%),năng suất  lao động thấp ,đòi sống nhân dan thiếu thốn…vì thế phải đề ra chính sách phatr triieenr kinh  tế,trước hết là lưu thông phân phối ,chống tư tưởng chủ quan bảo thủ,không dám nhìn thẳng vào  thiếu sót… 24. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đại hội 6(1986)xác định? Đổi mới về kinh tế: Đại hội xác định khoa học­kĩ thuật  là động lực to lớn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã  hội,có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội: ­ Từ bỏ cơ cấu kinh tế công­nông­nghiệp ,hướng tới 3 chương trình kinh tế lớn:lương thực,thực  phẩm và hàng tiêu dùng. ­ Xóa bỏ nền kinh tế bao cấp,từ bỏ cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm công hữu hóa cơ cấu  kinh tế  nhiều thành phần. ­ Đổi mới về cơ cấu quản lí kinh tế,cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hoạch  toán kinh doanh  xã hội chủ nghĩa. Từ bỏ kế hoạch hóa tập chung chuyển sang tạo lập cơ chế quản lí kinh tế giữa  hàng hóa và tiền tệ. Đổi mới về chính trị: ­ Đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng,đổi mới quản lí và điều hành của hà nước phù hợp với cơ cấu   và cơ chế kinh  tế mới ­ Đổi mới về quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng mở,kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài. 25. phân tích chủ chương đổi mới của đại hội 6 về kinh tế?. ­ Đại hội đã có sự chuyển hướng rõ rệt:chuyển trọng tâm tù phát triển công nghiệp nặng sang thực   hiện  chương trình kinh tế lớn lương thực ,thực phẩm ,sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu   với tư  tưởng bao trùm là không xây dựng công nghiệp nặng vượt quá khả  năng kinh tế  với nội   dung: ­ CNH cần được tiến hành từng bước phù hợp với tình hình xuất khẩu:về  tư  liệu sản xuất,con  người,cơ sở vật chất kĩ thuật… ­ Trong chặng đường đầu tiên chưa thể  đẩy mạnh CNH tạo tiền đề  cho CNH  ở  chặng đường tiếp  theo và coi đây là căn bản cho những chặng đường tiếp theo. ­ Xuất phát tư thực tiễn,coi trọng tính khả thi của CNH ,ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một  cách hợp lí trên cơ sở phát triển  công nghiệp nhẹ và nông nghệp ,coi nông nghiệp là mặt trận hàng  đầu ,đầu tư  cho các lĩnh vực thực sự cấp thiết,tác động tới các lĩnh vực khác.Công nghiệp nặng   nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế,quốc phòng . ­ Cơ cấu kinh tế không phải là cơ cấu của công­ nông nghiệp mà là  của nông nghiệp,công nghiệp và  dịch vụ.Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương,kết hợp thành một thể  thống nhất,kết hợp kinh tế với quốc phòng. ­ Thực hiện 3 chương trình kinh tế:lương thực,thực phâm;hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.Lương  thực,thực phẩm phát triển theo hướng đẩy mạnh thâm canh,tăng vụ,mở rộng diện tích cây lúa ở  nhiều nơi;đẩy mạnh chăn nuôi ,tăng gia sản xuất…
  17. ­ Bước đầu chuyển sang thực hiện nền kinh tế mở,khuyến khích đầu  tư,đẩy mạnh sản xuất hàng  xuất khẩu.Phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giũ vững độc lập chủ quyền,các  bên cùng có lợi.Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa quan trọng nhất là củng cố  và phát triển kinh tế XHCN ,trước hết là làm cho kinh tế quốc doanh thực sự giữ vai trò chủ đạo,chi  phối các thành phân kinh tế khác. 26. Chủ chương ,chính sách của Đại hội Đảng 7 về phát triển tùng thành phần kinh tế. ­ Về  cơ  cấu thành phần kinh tế, quan điểm của Đảng ta rất dứt khoát: “Nhà nước thực hiện nhất  quán chính sách kinh tế  nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp  pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, ... và “ trong nền kinh tế thị trường, với quyền tự do   kinh doanh được pháp luật đảm bảo, từ ba loại hình sở hữu cơ bản( toàn dân, tập thể, tư nhân) …, “   Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật... Mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở  hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước   pháp luật” ­ Như vậy đối với các thành phần kinh tế, quan điểm của Đại hội VII là sự khẳng định, kế thừa của   Đại hộiVI và có bổ sung, phát triển một số điểm mới quan trọng: i. Một là, chính thức thừa nhận sở  hữu tư  nhân cùng tồn tại với sở  hữu nhà nước và tập thể  trong đời sống kinh tế­ xã hội nước ta và được Nhà nước bảo hộ những thu nhập hợp pháp. ii. Hai là, vấn đề cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể  sẽ  được cụ thể hóa bằng các chế định pháp lý nhằm phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu phát triển  kinh tế­ xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. ­ Những điểm mới trên đã tạo sự  bình đẳng thực sự  trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế và   mọi hình thức sở hữu, là động lực thúc đẩy sức sản xuất trong xã hội phát triển mạnh mẽ. ­ Tuy nhiên, với kinh tế quốc doanh, Đại hội VII cũng nhấn mạnh phải được củng cố, phát triển, sắp   xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý để  nắm vững những ngành, lĩnh vực then chốt của   nền kinh tế nhằm phát huy vai trò chủ đạo và chức năng là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước,  giữ vững định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ.  Tóm lại, chủ trương của Đại hội VII về cơ cấu thành phần kinh tế đã tạo ra  điểm nhấn quyết định  trong tiến trình đổi mới, tháo bỏ mọi “ rào cản” cho sức sản xuất phát triển trên tất cả  các ngành,  lĩnh vực và vùng kinh tế, huy động được mọi nguồn lực trong xã hội vào xây dựng, phát triển kinh  tế đất nước. 27. Mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ 7về đổi mới hệ thống chính trị ở nươc ta? ­ Báo cáo Chính trị (Đại hội VII) chỉ rõ: thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị  nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Dân chủ  vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới.  Như vậy mục tiêu chủ yếu của đỏi mới hệ thống chính trị la nhằm thực hiện tốt hơn nền dân chủ  xã hội chủ nghĩa,phát huy quyền làm chủ đầy đủ của nhân dân.Toàn bộ tổ chức và hoạt động của  hệ thống chính trị của nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã  hội chủ nghĩa,bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị:      Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) khẳng định: “Trong  toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và  từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân ”.
  18. 28.  Mục tiêu xây dựng hoàn thiện thể chế kịnh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam? Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta  là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh  tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế  quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ  quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu này yêu cầu phải hoàn thành cơ bản vào năm 2020. Những năm trước mắt cần đạt các mục tiêu(5): ­ Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định  hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi  với phát triển nhanh mạnh mẽ vác thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hình thành  một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực  cạnh tranh quốc tế. ­ Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. ­ Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước  liên thông với thị trường khu vực và thế giới. ­ Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội đảm  bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. ­ Năm là, năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ  quốc, các đoàn thể chính trị ­ xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế ­ xã hội. 29. Quan điểm của Đảng về xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hương XHCN ở nước  ta? ­ Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường,  thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của  nền kinh tế. ­ Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường  và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa nhà nước, thị trường  và xã hội. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn  hóa và bảo vệ môi trường.
  19. ­ Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết  từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững  độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. ­  Chủ động tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải  có bước đi vững chắc, vừa làm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm. ­  Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức  mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã  hội chủ nghĩa. 30. Mục tiêu ,chiến lược về công nghiệp hóa ,hiện đại hóa của Đảng trong thời kì đỏi mới đất nước? ­ Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa,hiện đại hóa là cải biến nước ta thành mọt nước công nghiệp  hóa có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại,có cơ cấu kinh tế hợp lí,quan hệ sản xuất tiến bộ ,phù hợp  với trình đọ phát triển của lực lượng sản xuất,mức sống vạt chát và tinh thần cao ,quốc phòng an  ninh vững chắc,dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng,dân chủ văn minh. ­ Chiến lược:Để thực hiện được mục tiêu trên ,mỗi thời kì phải đạt được những mục tieu cụ  thể.Đại hội 10 xác định mục tiêu là đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa gắn liền với phát triển  kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển;tạo nền tảng đến năm 2020  đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 31. mục tiêu công nghiệp hóa,hiện đại hóa đến năm 2000 được đảng xác định trong thời kì đổi mới đất  nước?     Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa: ­  Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công  nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù  hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng  – an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. ­  Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể. Đại hội X xác  định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn  với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để  đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 32. Kết quả,ý nghĩa về công tác đối ngoại của đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước? kết quả và ý nghĩa về công tác đối ngoại của đảng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước: Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại,hội nhập kinh tế  quốctế,nước ta đã đạt  được nhưng kết quả:
  20. ­  Một là,phá thế bao vây,cấm vận của các thế lực thù địch,tạo dưng môi trường quốc tế thuận lợi  cho  sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam tham gia kí hiệp định pari(ngày 23­10­1991)về  một giải pháp toàn diện cho vấn đề cam­pu­chia,đã mở ra tiền đề để việt nam thúc đẩy quan hệ với  khu vực và cộng đồng quốc tế. i. Việt nam đã bình thường hóa với quan hệ trung quốc(ngày 10­11­1991).tháng 11­1992 chính  phủ nhật bản đã quyết định nối lại viện trợ ODA cho việt nam,bình thường hóa với hoa  kì(ngày 11­7­1995) ii. Tháng 7­1995 việt nam gia nhập ASEAN,đánh dấu sự hội nhập của nước ta với các nước  khu vực đông nam á. ­ Hai la,giai quyết các vấn đề hòa bình biên giới,lãnh thổ,biển đảo với các nước liên quan. Đã đàm phán thành công với nước malaixia về giải pháp”gác tranh đấu,cùng khai thác”ở vùng  biển trùng lấn của hai nước.thu hẹp diện tranh chấp vùng biển giữa ta và các nước ASEAN.đã  kí với trung quốc:hiệp ước về phân định biên giới trên bộ,hiệp định phân định vịnh bắc bộ và  hiệp định hợp tác về nghề cá. ­ Ba là,mở rộng đối ngoại theo hướng đa phương hóa,đa dạng hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử,việt nam có quan hệ chính thức với các nước lớn,kể cả năm nước ủy  viên thường trực hội đồng bảo an lien hợp quốc;tất cả các nước lớn đều coi trọng vai trò to lớn  của việt nam ở đông nam á.đã kí hiệp dịnh khung về hợp tác với EU(năm 1995);năm 1999 kí thỏa  thuận với trung quốc khung khổ quan hệ”láng giềng hữu nghị,hợp tác toàn diện,ổn định lâu  dài,hướng tới tương lai”;tháng 5­2008 thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện việt  nam­Trung Quốc;ngày 13­7­2001,kí kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam­Hoa  Kì;tuyên bố về quan hệ đối tác với Nga(nam 2001).khung khổ quan hệ đối tác tin cậy và ổn định  lâu dài với Nhật Bản(năm 2002).việt nam đã thiết lập ngoại giao với 169 nước trong tổng số 200  nước trên thế giới.tháng 10­2007,đại hội đồng lien hợp quốc đã bầu việt nam làm ủy viên không  thương trực Hội Đồng bảo an nhiệm kì 2008­2009. ­ Bốn la:tham gia các tổ chức quốc tế.năm 1993,việt nam công khai quan hệ với các tổ chức tài chính  tiền tệ quốc tế.sau khi gia nhập ASEAN,việt nam đã tham gia khu vực mậu dichj tự do  ASEAN(AFTA).thang3­1996,tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Á=ÂU.ngày 11­1­2007,việt nam  được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thương mại thế giới. ­ Năm là:thu hút vốn đầu tư nước ngoài,mở rộng thị trường,tiếp thu khoa học công nghệ và khả năng  quản lí.tạo dựngđược quan hệ kinh tế thương mại với trên 180 quốc gia và vùng lanh thổ.thiết lập  và kí hiệp định thương mại hai chiều với gần 90 nước và vùng lãnh thổ.hội nhập quốc tế đã tạo cơ  hội để nước ta tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế  giới.thông qua các dự án lien doanh hợp tác với nước ngoài,việt nam đã tiếp nhận dược nhiều kinh  Nghiệm quản lí và sản xuất hiện đại. ­ Sáu la:từng bước đưa hoạt động của doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh  ý nghĩa: Tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài cung nguồn lực ở trong nước hình thành sức mạnh tổng  hợp,góp phần đưa đến những thành tựu to lớn.góp phần giữ vững củng cố và độc lập,tự chủ diinhj  hướng xã hội chủ nghĩa.giữ vững an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc,nâng cao vị thế và phát  huy vai trò nước ta trên trường quốc tế. 33. chủ trương của đại hội VII về xây dựng nền kinh tế hang hóa nhiều thành  phần theo định hướng  XHCN. Về cơ cấu thành phần kinh tế: ­ Đại hội VI chủ trương coi nền kinh tế nhiều thành phần là sự tồn tại tất yếu trong thời kỳ quá độ  đi lên CNXH ở nước ta, cho phép chúng ta khai thác mọi tiềm năng của các thành kinh tế ngoài quốc  doanh và tập thể vào xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, trước mắt là huy động được vốn đầu  tư, giải quyết việc làm. Ngoài ra, quan điểm về cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế là sự  dụng để cải tạo, cải tạo để sử dụng tốt hơn và được coi là nhiệm vụ tiến hành trong suốt thời  kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )