Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Để giúp cho học sinh có thêm tư liệu ôn tập và đánh giá năng lực trước kì thi học kỳ 1 môn GDCD lớp 10. Mời các bạn tham khảo Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên để hệ thống kiến thức cũng như rèn luyện khả năng giải đề. » Xem thêm

09-02-2022 20 1
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN MÔN: GDCD LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (28 câu trắc nghiệm) MÃ ĐỀ 132 (Học sinh không được sử dụng tài liệu làm bài) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải A. thông minh. B. cần cù. C. lao động. D. sáng tạo. Câu 2: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, A. sự vật cũ được thay thế bằng sự vật mới. B. sự vật hiện tượng biến đổi theo hướng tích cực. C. sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ. D. sự vật hiện tượng bị chết đi. Câu 3: Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong triết học? A. Mỗi chất có lượng phù hợp với nó. B. Chất quy định lượng. C. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi. D. Chất và lượng không thống nhất với nhau. Câu 4: Trong các câu ca dao tục ngữ sau, câu nào không phải là phương pháp luận biện chứng? A. Có công mài sắt có ngày nên kim. B. Con vua thì lại làm vua. C. Rút dây động rừng. D. Nước chả đá mòn. Câu 5: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên? A. Hát tuồng. B. Tháp Chàm. C. Truyện Kiều. D. Động Phong Nha. Câu 6: Chủ thể nào dưới đây đã sáng tạo ra lịch sử xã hội? A. Loài vượn cổ. B. Con người. C. Thượng đế. D. Thần linh. Câu 7: Bài hát “Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn trích “Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày thay trâu … Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày và bao cô gái đang ngồi máy cấy…”. Những giá trị vật chất nào do con người sáng tạo ra được đề cập trong nội dung trên? A. Cày, máy cày, máy cấy. B. Cày, trâu, bàn tay, máy cấy. C. Đôi vai, bàn tay, máy cày. D. Đôi vai, bàn tay, máy cấy. Câu 8: Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất A. Quyên góp ủng hộ người nghèo. B. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà. C. Sáng tạo máy bóc hành tỏi. D. Nghiên cứu giống lúa mới. Câu 9: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc A. gần gũi với các sự vật, hiện tượng. B. trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. C. trực diện với các sự vật, hiện tượng. D. gián tiếp với các sự vật, hiện tượng. Câu 10: Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì A. cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ.
  2. B. chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng. C. lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng. D. cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng. Câu 11: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng? A. Chết vinh hơn sống nhục. B. Sống chết có mệnh. C. Cha nào con nấy. D. Sông có khúc, người có lúc. Câu 12: Cơ sở để phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính của con người là nhận thức lí tính có sử dụng A. các giác quan. B. các thao tác tư duy. C. sức lao động. D. công cụ lao động. Câu 13: Khẳng định nào sau đây là sai theo quan điểm của Triết học Mác - Lê nin? A. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. B. Lí luận không có thực tiễn là lí luận suông. C. Thực tiễn không có lí luận là thực tiễn mù quáng. D. Lí luận có thể phát triển không cần thực tiễn. Câu 14: Quan niệm nào sau đây có yếu tố phát triển theo quan điểm của triết học duy vật biến chứng? A. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ. B. Đánh bùn sang ao. C. Có mới nới cũ. D. Tre già măng mọc. Câu 15: Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi chúng ta phải luôn A. phát huy kinh nghiệm bản thân. B. gắn lí thuyết với thực hành. C. đọc nhiều sách. D. đi thực tế nhiều. Câu 16: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng? A. Cái mới sẽ không bao giờ bị xóa bỏ. B. Cái mới không ra đời từ trong lòng cái cũ. C. Cái mới không tồn tại được lâu. D. Cái mới sẽ bị cái mới hơn phủ định. Câu 17: “Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”. Nhận định này của Phoi-ơ-bắc thể hiện lập trường thế giới quan nào dưới đây? A. Duy vật. B. Văn hóa. C. Lịch sử. D. Duy tâm. Câu 18: Các cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử có vai trò nào dưới đây? A. Thay thế phương thức sản xuất. B. Xóa bỏ áp bức, bóc lột. C. Thiết lập giai cấp thống trị. D. Thay đổi cuộc sống. Câu 19: Khẳng định nào dưới đây không phải vai trò chủ thể lịch sử của con người? A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất. B. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình. C. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. D. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. Câu 20: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về phủ định siêu hình? A. Con hơn cha là nhà có phúc. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Có mới nới cũ. D. Tre già măng mọc. Câu 21: Con người là tác giả của các công trình khoa học. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người? A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần. B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nghệ thuật. C. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất. D. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị sống.
  3. Câu 22: Triết học Mác - Lê nin quan niệm, đối với các sự vật và hiện tượng vận động là A. sự hóa đổi vị trí của các vật. B. cách thức diệt vong. C. kết quả tác động từ bên ngoài. D. sự biến đổi nói chung. Câu 23: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hai mặt sản xuất và tiêu dùng trong một nền kinh tế được gọi là A. mặt tương hỗ của mâu thuẫn. B. mặt hữu cơ của mâu thuẫn. C. mặt đối lập của mâu thuẫn. D. mặt cộng sinh của mâu thuẫn. Câu 24: Toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là nội dung của khái niệm A. phương pháp luận. B. thế giới quan. C. nhân sinh quan. D. về triết học. Câu 25: Hành động nào dưới đây không vì sự phát triển của con người? A. Đốt rừng làm nương rẫy. B. Tiêu hủy gia cầm mắc bệnh. C. Bỏ rác đúng rơi quy định. D. Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Câu 26: Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước? A. Học tập để trở thành người lao động mới. B. Tham gia bảo vệ môi trường. C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. D. Tham ô, tham nhũng. Câu 27: Để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, con người phải không ngừng A. rèn luyện sức khỏe. B. ứng dụng thành tựu khoa học. C. học tập nâng cao trình độ. D. lao động sáng tạo. Câu 28: Để giảm thiểu tỷ lệ chấn thương sọ não trong các vụ tai nạn giao thông, Nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 32 ngày 15/9/2007 quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm từ ngày 15/12/2007 đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Việc làm của nhà nước đã thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là động lực của nhận thức. B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 (1.5 điểm) Hoa và Hương là một đôi bạn thân, học lớp 10D. Một lần, sau khi tình cờ làm quen và nói chuyện với một bạn nam học lớp 11C. Hương chạy về khoe với Hoa: “Hoa ơi, anh ấy là một người tuyệt vời, chắc chắn là anh ấy thích tớ rồi”. Hoa hỏi Hương: “Căn cứ vào đâu mà kết luận như vây?” Hương hồn nhiên trả lời: “Thì cứ nhìn cách anh ấy ăn mặc, nói chuyện với tớ là tớ biết ngay”. Em có đồng ý với nhận định của Hương không? Tại sao? Câu 2 (1.5 điểm) T́m hai ví dụ thực tế để làm rõ Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người và coi con người là mục tiêu phát triển xã hội. ----------- HẾT ----------
  4. mamon made cautron dapan CỤM 1 132 1 C CỤM 1 132 2 A CỤM 1 132 3 D CỤM 1 132 4 B CỤM 1 132 5 B CỤM 1 132 6 B CỤM 1 132 7 A CỤM 1 132 8 A CỤM 1 132 9 B CỤM 1 132 10 C CỤM 1 132 11 D CỤM 1 132 12 B CỤM 1 132 13 D CỤM 1 132 14 D CỤM 1 132 15 B CỤM 1 132 16 D CỤM 1 132 17 A CỤM 1 132 18 A CỤM 1 132 19 C CỤM 1 132 20 C CỤM 1 132 21 A CỤM 1 132 22 D CỤM 1 132 23 C CỤM 1 132 24 B CỤM 1 132 25 A CỤM 1 132 26 D CỤM 1 132 27 C CỤM 1 132 28 C
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ I - LỚP 10 II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) (MÃ ĐỀ 132, 209, 357, 485) Câu 1 (1.5 điểm) Hoa và Hương là một đôi bạn thân, học lớp 10D. Một lần, sau khi tình cờ làm quen và nói chuyện với một bạn nam học lớp 11C. Hương chạy về khoe với Hoa: “Hoa ơi, anh ấy là một người tuyệt vời, chắc chắn là anh ấy thích tớ rồi”. Hoa hỏi Hương: “Căn cứ vào đâu mà kết luận như vây?” Hương hồn nhiên trả lời: “Thì cứ nhìn cách anh ấy ăn mặc, nói chuyện với tớ là tớ biết ngay”. Em có đồng ý với nhận định của Hương không? Tại sao? Câu 2 (1.5 điểm) T́m hai ví dụ thực tế để làm rõ Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người và coi con người là mục tiêu phát triển xã hội. ĐÁP ÁN Câu Đáp án Điểm - Em không đồng ý với ý kiến của Hương vì đó mới chỉ là cảm nhận bên ngoài, cảm tính – mới chỉ dừng lại ở thiện cảm. - Hành vi của bạn nam lớp 11C được thể hiện trong lần đầu gặp Hương 0.5 chưa phản ánh đúng về “bản chất” – “tuyệt vời” và tình cảm của bạn nam lớp 11C đối với Hương (Hương đã ngộ nhận tình cảm của bạn nam lớp 1 11C đối với mình vì chỉ thông qua những thuộc tính bên ngoài – cách ăn 0.5 mặc và đối xử trong một lần tình cờ quen và nói chuyện). - Để nhận thức đúng về tình cảm của của bạn nam lớp 11C, Hương 0.5 cần phải trải qua nhiều lần quan sát, nói chuyện….Tình cảm đó phải được trải qua những “thử thách” mới được bộc lộ đúng “bản chất” thực của nó và khi đó Hương mới có đủ cơ sở khẳng định đúng về tình cảm đó. + Học sinh lấy được VD (Nêu đc VD mỗi VD được 0.25đ) 0.5 + Giải thích làm rõ được yêu vầu : làm rõ nội dung Đảng và 2 Nhà nước ta luôn coi trọng con người và coi con người là mục tiêu 1.0 phát triển xã hội trong mỗi VD. Mỗi VD được 0.5đ) ----------- HẾT --------- Trang 1/2 – Hướng dẫn chấm kiểm tra HKI – Lớp 10
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - LỚP 10 II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) (MÃ ĐỀ 134, 210, 356, 483) Câu 1 (1.5 điểm) Phân biệt sự khác nhau giữa hai giai đoạn của quá trình nhận thức? Câu 2 (1.5 điểm) Hãy kể tên các nước hiện nay đang đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa? Tại sao nói chủ nghĩa xã hội đang trên con đường phát triển quanh co đầy thử thách nhưng tương lai vẫn thuộc về chủ nghĩa xã hội? ----------------------------------------------- ĐÁP ÁN Câu Đáp án Điểm Sự khác nhau giữa hai giai đoạn của quá trình nhận thức: 1 Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính - - Là giai đoạn đầu của quá trính - Là giai đoạn tiếp theo của quá 0.25 nhận thức. trình nhận thức - Được tạo nên do sự tiếp xúc trực - Dựa trên các tài liệu do nhận thức tiếp của các cơ quan cảm giác với cảm tính đem lại nhờ các thao tác sự vật, hiện tượng. của tư duy như phân tích, tổng hợp, 0.5 khái quát hóa... - Cho con người hiểu biết về đặc - Con người biết về bản chất, quy 0.5 điểm bên ngoài của sự vật, hiện luật của sự vật, hiện tượng. tượng. - Là giai đoạn thấp của quá trình - Là giai đoạn cao của quá trình nhậnLà nhận thức. 0.25 2 - Hiện nay có 4 nước đang đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa là : Việt 0.5 Nam, Trung Quốc, Cu - ba, Triều Tiên. - CNXH đang trên con đường phát triển quanh co đầy thử thách nhưng tương lai vẫn thuộc về chủ nghĩa xã hội + Đa số các nước đi lên XHCN trước đây đều bỏ qua chế độ TBCN nên cơ sở vật chất chưa thể có tích lũy để đảm bảo đi lên XHCN vững chắc. 0.25 + Cách thức tổ chức nhà nước chưa phù hợp (tư tưởng, đường lối lãnh đạo) + Hầu hết các nước hiện nay đang đi lên XHCN đều đã đạt được những 0.25 thành tựu nhất định VD: Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu lúa gạo, Triều Tiên phát triển mạnh về vũ khí quân sự được coi là một cường 0.5 quốc hạt nhân, Trung Quốc vươn lên đứng thứ 2 thế giới về kinh tế, Cu ba có là một trong những quốc gia có nền y tế cộng đồng ưu việt nhất thế giới, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (80 tuổi)... ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 – Hướng dẫn chấm kiểm tra HKI – Lớp 10

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )