Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân

Với “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. » Xem thêm

30-03-2022 19 2
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: Giáo dục công dân - Lớp: 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau. Câu 1. Tính chất nào dưới đây thể hiện người có đạo đức, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội? A. Khiên cưỡng. B. Bắt buộc. C. Không tự giác. D. Tự giác. Câu 2. Đạo đức là hệ thống ………. mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội: A. Các quan niệm,quan điểm xã hội. B. Các nề nếp, thói quen của cộng đồng. C. Các quy tắc, chuẩn mực xã hội. D. Các hành vi, việc làm mẫu mực. Câu 3. Đối với cá nhân, đạo đức góp phần: A. Hoàn thiện nhân cách con người. B. Phát triển bền vững gia đình. C. Ổn định gia đình. D. Tạo nên hạnh phúc gia đình. Câu 4. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực …………., tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. A. Tự hoàn thiện mình. B. Sống tự giác, sống gương mẫu. C. Sống thiện, sống có ích. D. Sống trung thực, sống tự chủ. Câu 5. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và A. phát huy tinh hoa văn hoá của nhân loại. B. giữ gìn được bản sắc riêng. C. giữ gìn được phong cách riêng. D. phát huy tinh thần quốc tế. Câu 6. câu nào dưới đây không có ý nói về đạo đức? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Lá lành đùm lá trách. C. Nhường cơm sẻ áo. D. Phép vua thua lệ làng. Câu 7. câu nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Qua cầu rút ván. C. Công cha như núi Thái Sơn. D. Thương người như thể thương thân. Câu 8. Trong các câu sau, câu nào nói về đạo đức con người? A. Góp gió thành bão. B. Quá mù ra mưa. C. Tiên học lễ, hậu học văn. D. Của bền tại người. Câu 9. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với: A. Sự phát triển bền vững của đất nước. B. Yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. C. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. D. Thế hệ hôm nay và mai sau. Câu 10. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người …………………….. hơn vào bản thân. A. Tự tin. B. Hài lòng. C. Tự trọng. D. Thỏa mãn. Câu 11. Lương tâm là năng lực……… hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. A. Tự đánh giá và điều chỉnh. B. Tự nhắc nhở và phê phán. C. Theo dõi và uốn nắn. D. Tự phát hiện và đánh giá. Câu 12. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân………… cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. A. Hoàn thiện mình. B. Điều chỉnh suy nghĩ của mình. C. Điều chỉnh hành vi của mình. D. Nhắc nhở mình. Câu 13. Danh dự là: A. Uy tín đã được xác nhận và suy tôn. B. Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận. C. Đức tính đã được tôn trọng và đề cao. D. Năng lực đã được khẳng định và thừa nhận. Câu 14. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn……………… về vật chất và tinh thần. A. Các điều kiện đầy đủ, hoàn hảo. B. Các ham muốn tột cùng. C. Các ước mơ, hoài bão. D. Các nhu cầu chân chính, lành mạnh. Câu 15. Tục ngữ “Thương người như thể thương thân” nói lên điều gì? A. Chung thủy. B. Lòng nhân ái. C. Khoan dung độ lượng. D. Trọng nghĩa. Câu 16. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân được gọi là: A. Lương tâm. B. Lương tâm cắn rứt. C. Nghĩa vụ. D. Nhân phẩm. Đề kiểm tra cuối kỳ II - Môn GDCD 10 - Mã đề 01 1
  2. Câu 17. Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được ………… để làm điều tốt và không làm điều xấu. A. Một vũ khí sắc bén. B. Một năng lực tiềm tàng. C. Một sức mạnh tinh thần. D. Một ý chí mạnh mẽ. Câu 18. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản? A. Lễ phép với thầy cô. B. Không vui với việc làm từ thiện của người khác. C. Chào hỏi người lớn tuổi. D. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. Câu 19. Hôn nhân là: A. Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. B. Quan hệ giữa nam và nữ. C. Hai người được cha mẹ hứa hôn. D. Hai người sống chung với nhau. Câu 20. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân dựa trên ……… A. Phong tục tập quán. B. Truyền thống đạo đức. C. Cơ sở pháp lý. D. Tình yêu chân chính. Câu 21. Ở nước ta độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là: A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. B. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên. C. Cả nam và nữ đều từ 20 tuổi trở lên. D. Cả nam và nữ đều từ 18 tuổi trở lên. Câu 22. Gia đình là: A. Một cộng đồng người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân. B. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. C. Một cộng đồng người chung sống, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. D. Một cộng đồng người. Câu 23. Nội dung chế độ hôn nhân ở nước ta: A. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, tự nguyện trong hôn nhân. B. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. C. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, tự do kết hôn. D. Tự do kết hôn và tự do ly hôn. Câu 24. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính phải là hôn nhân …… A. Có đăng ký kết hôn. B. Một vợ một chồng. C. Được sự thừa nhận của gia đình. D. Phải đăng kí kết hôn. Câu 25. Tình yêu chân chính là tình yêu A. Được xã hội chấp nhận. B. Được sự chấp nhận của gia đình. C. Dựa trên nền tảng là tình bạn. D. Trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan điểm đạo đức tiến bộ của xã hội. Câu 26. Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây? A. Trung thực, chân thành từ hai phía. B. Ghen tuông, giận hờn vô cớ. C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau. Câu 27. Hôn nhân kết thúc khi: A. Hai người không còn chung sống với nhau nữa. B. Hai người không còn tình yêu với nhau nữa. C. Một bên mất tích, chết hoặc bằng một sự kiện pháp lý là li hôn. D. Hai người làm đơn xin ly hôn. Câu 28. Nếu bị bố mẹ kiên quyết buộc nghỉ học để kết hôn, thì em cần phải làm gì? A. Vì sự hiếu thảo, em vâng lời bố mẹ. B. Bỏ nhà trốn đi tạm thời để thể hiện thái độ từ chối dứt khoát của mình. C. Thuyết phục bố mẹ để từ chối kết hôn, tập trung cho việc học. D. Phối hợp với người thân, nhà trường, địa phương thuyết phục. II. TỰ LUẬN (3 điểm). Tình huống: Ngày nay đất nước đã hòa bình, xung quanh chủ đề lòng yêu nước đã xuất hiện các ý kiến khác nhau trong học sinh phổ thông: - Có ý kiến cho rằng, trong thời bình rất khó có điều kiện thể hiện lòng yêu nước của mình. - Lại có nhiều ý kiến cho rằng, ngày nay, lòng yêu nước của công dân vẫn có đầy đủ điều kiện để phát huy, bởi vì không chỉ có cầm súng đánh giặc mới là biểu hiện của lòng yêu nước, mà tích cực học tập hay lao động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng là biểu hiện chân chính của lòng yêu nước. Câu hỏi: 1. Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Tại sao? 2. Hãy nêu trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc? HẾT Đề kiểm tra cuối kỳ II - Môn GDCD 10 - Mã đề 01 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: GDCD - Lớp: 10 Mã đề: 01 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A X X X X B X X X C X X X X D X X X Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A X X X B X X X X C X X X D X X X X II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 - Đồng ý với ý kiến: ngày nay, lòng yêu nước của công dân vẫn có đầy đủ 0. 5 hỏi điều kiện để phát huy…. - Vì: có rất nhiều cách để chúng ta thể hiện lòng yêu nước của mình. Học 1.0 tập cũng là một trong những cách để chúng ta thể hiện lòng yêu nước của mình. Học tập để mai sau góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh. 2 - Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có động cơ, mục đích học tập 0.25 đúng đắn. - Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xã các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện lối sống lai căng, thực 0. 5 dụng, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. - Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước. 0. 5 Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước - Tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng quê hương. 0.25 Đề kiểm tra cuối kỳ II - Môn GDCD 10 - Mã đề 01 3

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )