Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Giáo trình Hàn ống công nghệ cao (Nghề: Hàn - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

(NB) Giáo trình Hàn ống công nghệ cao với mục tiêu giúp các bạn có thể gá phôi hàn chắc chắn đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết; Chọn chế độ hàn: Ih, Uh, đường kính vật liệu hàn, đường kính điện cực, lưu lượng khí, loại khí bảo vệ; Hàn nối các loại ống dẫn dầu, dẫn khí, ... » Xem thêm

15-03-2022 25 4
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÊ TRỌNG HÙNG (Chủ biên) NGUYỄN VĂN SÁU - VŨ TRUNG THƯỞNG GIÁO TRÌNH HÀN ỐNG CÔNG NGHỆ CAO Nghề: Hàn Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2019
  2. LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, dạy nghề hàn công nghệ cao để phục vụ cho công nhân làm việc tốt ở các công trình trọng điểm trên phạm vi toàn quốc ngày một tăng. Những giáo trình hướng dẫn đảm bảo tính khoa học, hệ thống, ổn định và phù hợp với thực tế thị trường lao động nước ta thì còn hạn chế. Trước nhu cầu đó, Trường cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội đã đăng ký biên soạn giáo trình nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nâng cao cho học sinh, sinh viên. Cuốn sách đưa ra các vấn đề rất cụ thể để thực hiện một cách có hiệu quả về công nghệ hàn ống. Nội dung trong giáo trình đưa ra nhiều bài học thiết thực, bổ ích với các hình ảnh minh hoạ cụ thể, dễ hiểu. Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong đồng nghiệp và độc giả góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày … tháng 09 năm 2019 Chủ biên 1
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ................................................................................ 3 Bài 1: Hàn ống với mặt bích- vị trí 2F........................................................... 5 1.1 Kỹ thuật hàn ống với mặt bích-vị trí 2 F................................................ 5 1.2 Trình tự thực hiện ................................................................................... 8 1.3 Đánh giá kết quả học tập ...................................................................... 14 Bài 2: Hàn ống với mặt bích- vị trí 5F......................................................... 18 2.1 Kỹ thuật hàn ống với mặt bích – vị trí 5F ............................................. 18 2.2 Trình tự thực hiện.................................................................................. 21 2.3 Đánh giá kết quả học tập ....................................................................... 27 Bài 3: Hàn ống vị trí 2G (GTAW +SMAW) ............................................... 31 3.1 Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 32 3.2 Vật liệu hàn TIG.................................................................................... 33 3.3 Vật liệu hàn SMAW .............................................................................. 38 3.4 Kỹ thuật hàn .......................................................................................... 48 3.5 Công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng ............................... 63 Bài 4: Hàn ống vị trí 5G ( GTAW + SMAW) ............................................. 67 4.1 Kỹ thuật hàn GTAW (5G) .................................................................... 67 4.2 Kỹ thuật hàn SMAW (5G) .................................................................... 71 Bài 5: Hàn ống vị trí 6G (GTAW + SMAW) .............................................. 86 5.1 Kỹ thuật hàn GTAW (6G) .................................................................... 87 5.2 Kỹ thuật hàn SMAW (6G) .................................................................... 91 5.3 Kiểm tra và sửa chữa khuyết tật ............................................................ 94 Tài kiệu tham khảo ..................................................................................... 105 2
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun : Hàn ống công nghệ cao Mã mô đun: MĐ 29 I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của mô đun - Vị trí: Mô đun hàn ống công nghệ cao được bố trí sau khi học sinh đã học xong tất cả các môn học: MH07 – MH 13 hoặc học song song với các mô đun MD14 – MD28. - Tính chất: Đây là mô đun chuyên ngành bắt buộc - Vai trò, ý nghĩa của mô đun: Luyện tập nâng cao kỹ năng nghề về phương pháp hàn Hồ quang tay, hàn hồ quang điện cực không nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ ở vị trí 1G – 4G. Tạo cho người học có đủ tự tin làm việc tại các Khu công nghiệp, Khu chế suất và Công nghệ đường ống. II. Mục tiêu của mô đun: Kiến thức: + Giải thích yêu cầu kỹ thuật khi hàn các loại ống chịu áp lực cao, ống chịu nhiệt, chịu ăn mòn hoá chất. + Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn ; + Chuẩn bị mép hàn sạch hết các vết dầu mỡ, vết bẩn, lớp ô-xy hoá, đúng kích thước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ; Kỹ năng : + Gá phôi hàn chắc chắn đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết ; + Chọn chế độ hàn: Ih, Uh, đường kính vật liệu hàn, đường kính điện cực, lưu lượng khí, loại khí bảo vệ ; + Hàn nối các loại ống dẫn dầu, dẫn khí, ống chịu áp lực cao, ống chịu nhiệt, ống chịu ăn mòn hoá chất bằng thiết bị hàn GTAW, SMAW đạt yêu cầu ; + Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn ; + Sửa chữa các khuyết tật của mối hàn đảm bảo yêu ; + Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn ống công nghệ cao. + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, trung thực của sinh viên. 3
  5. III. Nội dung của mô đun: Thời gian TT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Hàn ống với mặt bích -vị trí 2F 30 10 19 1 2 Hàn ống với mặt bích – vị trí 5F 30 10 19 1 3 Hàn ống 2G (GTAW + SMAW) 40 10 29 1 4 Hàn ống 5G (TIG + SMAW) 50 4 44 1 5 Hàn ống 6G (TIG + SMAW) 87 2 83 2 6 Kiểm tra kết thúc Mô đun 3 0 0 3 Tổng 240 36 194 10 4
  6. Bài 1: Hàn ống với mặt bích- vị trí 2F Giới thiệu Hàn ống với mặt bích ở vị trí 2F được ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất nhất là trong các kết cấu bồn, bể, nồi hơi.... Việc có được kỹ năng hàn ống với mặt bích ở vị trí 2F sẽ giúp người học tự tin thực hiện các công việc trong thực tế. Mục tiêu - Giải thích yêu cầu kỹ thuật khi hàn các loại ống chịu áp lực cao, ống chịu nhiệt, chịu ăn mòn hoá chất. - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. - Chuẩn bị mép hàn sạch hết các vết dầu mỡ, vết bẩn, lớp oxy hoá, đúng kích thước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Gá phôi hàn chắc chắn đúng kích thước, đảầu, dẫn khí, ống chịu áp lực cao, ống chịu nhiệt, ống chịu ăn mòn hoá chất bằng thiết bị hàn SMAW, đảm bảo chắc kín, không rỗ xỉ. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn ống vị trí 2F. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc. 1.1 Kỹ thuật hàn ống với mặt bích-vị trí 2 F Hình 1.1 Liên kết hàn ống với mặt bích – vị trí 2F - Kỹ thuật bắt đầu và kết thúc mối hàn. + Bắt đầu đường hàn: Trường hợp chung mối hàn phần này hơi cao, bởi vì nhiệt độ của vật hàn trước khi hàn thấp. Sau khi mồi hồ quang không thể làm cho nhiệt độ kim loại tăng ngay được cho nên độ sâu nóng chảy thấp, giảm cường độ mối hàn. Để khắc phục hiện tượng này là sau khi mồi hồ quang tiến hành kèo dài hồ quang để dự nhiệt vật hàn sau đó rút ngắn hồ quang và tiến hành hàn bình thường. 5
  7. + Nối liền đường hàn: Do chiều dài que hàn hạn chế nên không hàn hết chiều dài đường hàn nên phải nối mối hàn. Tại điểm nối mối hàn có đặc điểm rộng hẹp, cao thấp không đều nhau. Để hạn chế đặc điểm này khi nối mối có thể mồi hồ quang chỗ chưa hàn và kéo dài hồ quang một chút và ngừng một lát ở rãnh hồ quang rồi rút ngắn hồ quang và tiến hành hàn bình thường. Hình 1.2 Nối mối hàn + Kết thúc đường hàn: Khi hàn đến vị trí cuối của đường hàn( Khép kín chu vi) thì di chuyển que hàn đi qua vị trí đầu đường hàn một khoảng từ 5 – 10mm, để chỗ kết thúc mối hàn không bị lõm sâu và khắc phục hiện tượng không ngấu đầu đường hàn ( có thể mài vị trí đầu đường hàn để điểm kết thúc mối hàn đạt chất lượng tốt hơn). Lưu ý: Làm sạch các vị trí nối để đám bảo cho mối hàn không bị lẫn xỉ hoặc tạp chất, gây ảnh hưởng đến chất lượng của mối hàn. - Góc nghiêng của que hàn Khi hàn lấp góc chiều dày vật hàn khác nhau, thì hồ quang phải hướng về phía tấm thép có chiều dày lớn hơn để hai tấm thép có nhiệt độ đều nhau. Hình 1.3 Góc nghiêng que hàn khi vật hàn có chiều dày khác nhau Mối hàn ống với mặt bích có thể dùng cách hàn một lớp, hàn nhiều lớp hoặc nhiều đường. 6
  8. Những mối hàn có cạnh mối hàn dưới 6mm dùng cách hàn một lớp, cạnh mối hàn khoảng 6 ÷ 8mm thì hàn nhiều lớp, cạnh mối hàn trên 8 mm thì phải dùng cách hàn nhiều lớp nhiều đường Hình 1.4 Góc nghiêng que hàn khi vật hàn có chiều dày tương đương nhau - Dao động của que hàn + Chuyển động dọc theo chu vi của ống để hàn hết đường hàn Hình 1.5 Chuyển động que hàn theo chu vi + Dao động que hàn theo hình răng cưa để đảm bảo kích thước cạnh mối hàn Chuyển động của que hàn phụ Chuyển động của mỏ hàn Hình 1.6 Chuyển động lắc ngang của que hàn 7
  9. - Chế độ hàn + Đường kính que hàn k d  2 (mm) 2 Trong đó: d- là đường kính que hàn k- là cạnh mối hàn Chọn d= Ø3.2 + Cường độ dòng điện hàn Ih =( +d)d (A) Hoặc Ih= (4050)d (A) Trong đó: d- là đường kính que hàn Ih- Cường độ dòng điện hàn ,  là hai hệ số thực nghiệm khi hàn que hàn bằng thép = 20, =6 Chọn Ih=120 ÷ 150A + Điện áp hàn Có thể tính theo công thức: Uh = a + b.lhq Trong đó: - Uh Điện áp hàn (V) - a Tổng điện áp rơi trên anot và ktot a =1520(V). - b Điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài hồ quang b =15,7(V/cm). - lhq Chiều dài hồ quang(cm). Chọn Uh= 20÷25V 1.2 Trình tự thực hiện 1.2.1 Điều kiện thực hiện - Bản vẽ liên kết hàn Hình 1.7 Bản vẽ liên kết hàn 8
  10. Yêu cầu kỹ thuật: - Kim loại mối hàn bám đều hai cạnh - Mối hàn đúng kích thước, không bị khuyết tật - Thiết bị và dụng cụ: +Máy hàn Samho EWDA 350A Hình 1.8 Máy hàn TIG/MMA + Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C Hình 1.9 Ống sấy que hàn 9
  11. + Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, găng tay da, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội, dưỡng kiểm tra mối hàn... Hình 1.10 Dụng cụ phụ trợ - Vật tư + Thép tấm CT3 hoặc tương đương có kích thước: 100x100x4=1 tấm + Thép ống CT3 hoặc tương đương Ø60x4x80=1 + Que hàn KT421: Ø3.2 hoặc Ø4 1.2.2 Gá đính phôi hàn - Chế độ hàn đính + Chọn đường kính que hàn: 3.2mm + Dòng điện hàn đính: Ih=130A - Các mối đính đối xứng nhau để giảm hiện tượng biến dạng trong quá trình hàn. - Cạnh mối hàn đính: 3÷4 mm. - Chiều dài mối đính: 15 ÷ 20mm. - Gá đính đúng kích thước theo bản vẽ. 10
  12. Hình 1.11 Quy cách gá đính phôi 1.2.3 Trình tự hàn ống với mặt bích – vị trí 2F Bảng 1.1 Bảng trình tự hàn ống với mặt bích – vị trí 2F TT Tên bước Thiết bị dụng cụ Thao tác Yêu cầu 1 Đọc bản vẽ - Đọc, phân tích - Đúng quy ước, ký hiệu, kích thước của mối hàn 2 Cắt phôi và - Máy cắt ống - Lấy dấu - Cắt đúng kích gia công chuyên dùng - Đặt phôi trên bàn gá thước yêu cầu - Máy cắt tấm - Cắt phôi chuyên dùng - Kìm kẹp phôi - Máy mài 3 Làm sạch - Máy đánh gỉ - Làm sạch suốt chiều - Sạch các gỉ 11
  13. và hàn đính - Phớt đánh gỉ dài của mép hàn sắt bám trên bề - Bàn chải thép mặt của phôi - Kính bảo hộ - Đánh sang hai phía của kẽ - Máy hàn hồ - Chọn chế độ hàn hàn từ (20÷30) quang tay Samho đính EWDA 350A - Đúng đường kính que hàn d=3.2mm - Dòng điện hàn Ih= 110- 125A - Đính đúng quy cách 4 Tiến hành - Máy hàn hồ - Chọn chế độ hàn - Đúng chế độ hàn quang tay Samho - Góc độ que hàn hàn EWDA 350A - Chuyển động que d = 3,2 - Kính hàn, kìm hàn Ih= 120÷150 A hàn - Đúng như - Que hàn, búa gõ hình vẽ xỉ hàn - Kìm kẹp phôi 5 Kiểm tra - Thước, dưỡng - Đọc - Đọc, đo chính sửa chữa - Máy mài cầm tay - Đo, quan sát xác khuyết tật - Máy hàn hồ - Mài, khoét các - Hàn lại quang tay Samho khuyết tật EWDA 350A 6 Thu dọn vệ - Dẻ lau - Lau thiết bị - Sạch bụi trên sinh nơi - Chổi, hót rác - Quét dọn bảng điều thực tập khiển của thiết bị - Quét sạch xỉ hàn, cát nơi thực tập 12
  14. 1.2.4 Các khuyết tật mối hàn, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh. Bảng 1.2 Các khuyết tật mối hàn, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh Biện pháp phòng TT Sai hỏng Nguyên nhân tránh, khắc phục 1 Mối hàn không - Dòng điện hàn nhỏ. - Chọn lại chế độ hàn ngấu - Dao động que hàn - Dao động mỏ hàn không phù hợp. phù hợp. - Mài bỏ vị tí không ngấu và hàn lại 2 Mối hàn lệch - Góc nghiêng que hàn - Điều chỉnh lại góc cạnh không đúng nghiêng que hàn. - Hàn bù cạnh bị thiếu. 3 Khuyết cạnh - Do dòng điện quá lớn. - Chọn lại chế độ mối hàn tốc độ hàn nhanh, chiều hàn, phải có điểm dài hồ quang dài không dừng ở hai biên độ có độ dừng ở hai biên - Hàn bù phần khuyết độ. 4 Lỗ hơi - Tốc độ hàn nhanh, que - Tốc độ hàn phải phù hàn ẩm, không làm sạch hợp, khi hàn phải sấy que. - Gá hàn lại 5 Lẫn xỉ hàn - Dòng điện hàn yếu, - Chọn lại cường độ không làm sạch các lớp, dòng điện cho phù tốc độ hàn nhanh hợp - Gá hàn lại 1.2.5 An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Chỉ được hàn khi có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động dành cho thợ hàn. Nối đầy đủ dây tiếp đất cho các thiết bị. Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi hàn hồ quang tay. Dừng thực tập khi nền xưởng bị ẩm ướt . Khi phát hiện sự cố phải ngắt điện kịp thời và báo cho người có trách nhiệm sử lý. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. 13
  15. Bài tập và sản phẩm thực hành Kiến thức: Câu 1: Trình bày công tác chuẩn bị, tính toán chế độ hàn cho mối hàn ống với mặt bích - vị trí 2F với chiều dày phôi là 4mm Câu 2: Trình bày kỹ thuật hàn ống với mặt bích - vị trí 2F. Kỹ năng: - Bài tập ứng dụng: Hàn ống với mặt bích - vị trí 2F.- bản vẽ kèm theo. - Vị trí hàn: 2F - Phương pháp hàn: SMAW - Vật liệu: +Thép tấm CT3 hoặc tương đương + Thép ống CT3 hoặc tương đương + Vật liệu hàn:Que hàn KT 421 Ф3.2 mm hoặc tương đương. - Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính) Yêu cầu kỹ thuật: - Kim loại mối hàn bám đều hai cạnh - Mối hàn đúng kích thước, không bị khuyết tật 1.3 Đánh giá kết quả học tập Cách thức và Điểm Kết quả thực TT Tiêu chí đánh giá phương pháp tối đa hiện của người đánh giá học I Kiến thức 14
  16. 1 Chọn chế độ hàn của mối hàn góc 2F Làm bài tự luận 4 1.1 Trình bày cách chọn đường và trắc nghiệm, kính que hàn chính xác đối chiếu với nội 1,5 dung bài học 1.2 Trình bày cách chọn cường độ dòng điện hàn chính xác 1,5 1.3 Trình bày cách chọn điện thế hàn chính xác 1 2 Trình bày kỹ thuật hàn ống với Làm bài tự luận, mặt bích – vị trí 2Fđúng đối chiếu với nội 3 dung bài học 3 Trình bày cách khắc phục các Làm bài tự luận, khuyết tật của mối hàn phù hợp đối chiếu với nội 1,5 dung bài học 4 Trình bày đúng phương pháp Làm bài tự luận, kiểm tra chất lượng mối hàn đối chiếu với nội (kiểm tra ngoại dạng mối hàn ) dung bài học 1,5 Cộng 10 đ II Kỹ năng 1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết Kiểm tra công tác bị đúng theo yêu cầu của bài chuẩn bị, đối 1 thực tập chiếu với kế hoạch đã lập 2 Vận hành thành thạo thiết bị Quan sát các thao hàn điện hồ quang tay tác, đối chiếu với 1,5 quy trình vận hành 3 Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đúng Kiểm tra công tác theo yêu cầu của bài thực tập chuẩn bị, đối 1,5 chiếu với kế hoạch đã lập 15
  17. 4 Chọn đúng chế độ hàn khi hàn Kiểm tra các yêu góc ở vị trí 2F cầu, đối chiếu với 1 tiêu chuẩn. 5 Sự thành thạo và chuẩn xác các Quan sát các thao thao tác khi hàn góc ở vị trí 2F tác đối chiếu với quy trình thao tác. 2 6 Kiểm tra chất lượng mối hàn 3 6.1 Mối hàn đảm bảo độ sâu ngấu 0,5 6.2 Mối hàn đúng kích thước 1 Theo dõi việc (cạnh K của mối hàn ). thực hiện, đối 6.3 Mối hàn không bị khuyết tật chiếu với quy (lẫn xỉ, cháy cạnh, mối hàn bị trình kiểm tra 1 lồi cao ) 6.4 kết cấu hàn biến dạng trong 0,5 phạm vi cho phép Cộng 10 đ III Thái độ 1 Tác phong công nghiệp 5 1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc 1 1.2 Không vi phạm nội quy lớp học thực hiện, đối chiếu với nội quy 1 của trường. 1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc Theo dõi quá trình làm việc, đối chiếu với tính 1 chất, yêu cầu của công việc. 1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực hiện bài tập 1 16
  18. 1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo Quan sát quá trình tổ, nhóm thực hiện bài tập 1 theo tổ, nhóm 2 Đảm bảo thời gian thực hiện Theo dõi thời bài tập gian thực hiện bài tập, đối chiếu với 2 thời gian quy định. 3 Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp 3 3.1 Tuân thủ quy định về an toàn Theo dõi việc 1 3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động (quần thực hiện, đối áo bảo hộ, giày, mũ, yếm da, chiếu với quy 1 găng tay da,…) định về an toàn và vệ sinh công 3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng nghiệp quy định 1 Cộng 10 đ Kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Kết quả thực Hệ số Kết quả học hiện tập Kiến thức 0,3 Kỹ năng 0,5 Thái độ 0,2 Cộng 17
  19. Bài 2: Hàn ống với mặt bích- vị trí 5F Mục tiêu - Giải thích yêu cầu kỹ thuật khi hàn các loại ống chịu áp lực cao, ống chịu nhiệt, chịu ăn mòn hoá chất. - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. - Chuẩn bị mép hàn sạch hết các vết dầu mỡ, vết bẩn, lớp oxy hoá, đúng kích thước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Gá phôi hàn chắc chắn đúng kích thước, đảầu, dẫn khí, ống chịu áp lực cao, ống chịu nhiệt, ống chịu ăn mòn hoá chất bằng thiết bị hàn SMAW, đảm bảo chắc kín, không rỗ xỉ. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn ống vị trí 5F. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc. 2.1 Kỹ thuật hàn ống với mặt bích – vị trí 5F Hình 2.1 Liên kết hàn ống với mặt bích – vị trí 5F - Kỹ thuật bắt đầu và kết thúc mối hàn. K?t thúc Hu?ng Hu?ng hàn hàn B?t d?u 18
  20. + Bắt đầu đường hàn: Vị trí bắt đầu là vị trí hàn ngửa nên quá trình thao tác rất khó khăn, đòi hỏi người học phải có kỹ năng tốt. Tại vị trí này khi hàn kim loại lỏng có xu hướng chảy xuống dưới nên dễ xảy ra hiện tượng khuyết cạnh và đỉnh mối hàn gồ cao. Để hạn chê hiện tượng này khi hàn vị trí này ta sử dụng hồ quang ngắn để hàn. + Nối liền đường hàn: Do chiều dài que hàn hạn chế nên không hàn hết chiều dài đường hàn nên phải nối mối hàn. Tại điểm nối mối hàn có đặc điểm rộng hẹp, cao thấp không đều nhau. Để hạn chế đặc điểm này khi nối mối có thể mồi hồ quang chỗ chưa hàn và kéo dài hồ quang một chút và ngừng một lát ở rãnh hồ quang rồi rút ngắn hồ quang và tiến hành hàn bình thường. + Kết thúc đường hàn: Khi hàn đến vị trí cuối của đường hàn( Khép kín chu vi) thì di chuyển que hàn đi qua vị trí đầu đường hàn một khoảng từ 5 – 10mm, sau đó sử dụng hồ quang ngắt để điền đầy bể hàn. Lưu ý: Làm sạch các vị trí nối để đám bảo cho mối hàn không bị lẫn xỉ hoặc tạp chất, gây ảnh hưởng đến chất lượng của mối hàn. - Góc nghiêng của que hàn + Khi hàn lấp góc chiều dày vật hàn khác nhau, thì hồ quang phải hướng về phía tấm thép có chiều dày lớn hơn để hai tấm thép có nhiệt độ đều nhau. + Mối hàn ống với mặt bích có thể dùng cách hàn một lớp, hàn nhiều lớp hoặc nhiều đường. + Những mối hàn có cạnh mối hàn dưới 6mm dùng cách hàn một lớp, cạnh mối hàn khoảng 6 ÷ 8mm thì hàn nhiều lớp, cạnh mối hàn trên 8 mm thì phải dùng cách hàn nhiều lớp nhiều đường Hình 2.2 Góc nghiêng que hàn khi vật hàn có chiều dày tương đương nhau 19

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )