Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 1

Giáo trình "Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management)" được biên soạn nhằm mục đích cung cấp những kiến thức có tính cập nhật và được chọn lọc cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và thực tiễn môi trường kinh doanh hiện nay. » Xem thêm

01-07-2022 179 57
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU GLOBAL STRATEGIC MANAGEMENT
  2. 2
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt - TS Đỗ Thị Bình GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU GLOBAL STRATEGIC MANAGEMENT NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2017
  4. 4
  5. LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đã và đang chứng kiến quá trình toàn cầu hóa làm thay đổi bản chất nền kinh tế thế giới: từ các quốc gia như là một chỉnh thể tương đối khép kín, tự cô lập với nhau bởi các rào cản trong thương mại và đầu tư, bởi không gian, thời gian, ngôn ngữ và bởi cả những khác biệt về luật pháp, văn hóa và hệ thống kinh doanh; sang một thế giới mà các rào cản thương mại và đầu tư đang được dỡ bỏ, khoảng cách giữa các quốc gia được thu hẹp bởi những tiến bộ về công nghệ thông tin, viễn thông và giao thông vận tải, văn hóa đang ngày càng đồng nhất hơn và đặc biệt các nền kinh tế quốc gia đang hội nhập vào một hệ thống kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau. Hãy thử tưởng tượng, bạn đang lái xe đi làm trong một chiếc ô tô được thiết kế ở Mỹ và lắp ráp ở Việt Nam bởi Toyota với những linh kiện được chế tạo ở Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Vừa lái xe bạn nghe điện thoại iPhone được thiết kế ở Mỹ, lắp ráp ở Trung Quốc, sử dụng bộ chip được sản xuất ở Đài Loan. Đây chính là thế giới mà quy mô sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động đầu tư xuyên biên giới được mở rộng nhanh hơn quy mô tăng trưởng sản lượng sản xuất của toàn cầu. Trong năm 2016, hơn 6 ngàn tỷ USD giao dịch được trao đổi xuyên quốc gia, 20 ngàn tỷ USD hàng hóa và 4,7 ngàn tỷ USD dịch vụ được trao đổi. Đó là thế giới mà những biểu tượng của văn hóa đại chúng hữu hình đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu: từ nước ngọt Coca-Cola, cà phê Starbucks, đến thời trang Zara, điện thoại di động iPhone, chương trình MTV, chuỗi cửa hàng IKEA... Đối với các doanh nghiệp, quá trình toàn cầu hóa đã mang lại rất nhiều cơ hội. Các công ty có thể tăng doanh thu bằng cách bán hàng trên toàn cầu và /hoặc cắt giảm chi phí thông qua sản xuất tại các quốc gia có yếu tố đầu vào thấp, kể cả lao động. Toàn cầu hóa ngày càng trở thành xu 5
  6. PGS. TS NGUYỄN HOÀNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH hướng phổ biến trong kinh doanh quốc tế bởi môi trường kinh doanh toàn cầu giúp các công ty đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua tính kinh tế theo quy mô. Các rào cản pháp lý và hành chính đối với hoạt động kinh doanh ở nước ngoài được dỡ bỏ, cùng với đó là tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, bãi bỏ các quy định giới hạn thị trường, tăng cường cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Tất cả các yếu tố này cho phép các công ty dù lớn hay nhỏ, dù đến từ quốc gia đang phát triển hay phát triển, đều có động lực và cơ hội mở rộng kinh doanh quốc tế. Quản trị chiến lược toàn cầu là một học phần cốt lõi của ngành kinh doanh quốc tế, là học phần ngành cơ bản và bắt buộc trong chương trình khung đào tạo bậc đại học của các ngành này ở các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam nói chung và ở trường Đại học Thương Mại nói riêng. Học phần quản trị chiến lược toàn cầu có đối tượng nghiên cứu là các yếu tố có liên quan đến quá trình quản trị chiến lược và bản thân các hoạt động của quá trình này; đồng thời cũng nghiên cứu những đặc điểm môi trường, thị trường toàn cầu cũng như những đặc điểm của từng đơn vị doanh nghiệp, từ đó có thể hình thành những luận cứ cho việc đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý. Lợi ích cơ bản của quản trị chiến lược toàn cầu là tạo lập cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh đặc biệt để giành chiến thắng trong quan hệ thích ứng một cách chủ động với những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh toàn cầu. Giáo trình này được kết cấu thành 8 chương. Chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản về toàn cầu hóa, xác định các khái niệm cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược toàn cầu. Nhóm biên soạn cũng đưa ra một cách tiếp cận khác về chiến lược trong điều kiện “bán toàn cầu hóa” với những rào cản không thể xóa nhòa về sự khác biệt các quy định pháp lý, các giá trị văn hóa, ngôn ngữ... giữa các quốc gia. Chương 2 đưa ra những cách thức tạo lập chuỗi giá trị và lợi thế cạnh tranh toàn cầu qua sử dụng thẻ giá trị ADDING và giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu. Chương 3 và 4 tập trung vào xây dựng chiến lược toàn cầu 6
  7. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU với các nội dung về lựa chọn loại hình chiến lược, xác định các hệ thống kinh doanh và nguồn lực cạnh tranh toàn cầu. Các chương 5, 6, 7 và 8 cung cấp cho người học những mô hình, công cụ triển khai chiến lược toàn cầu như sáp nhập & mua lại (M&A), sản xuất và logistics, nhân sự và marketing toàn cầu. Nhằm mục đích cung cấp những kiến thức có tính cập nhật và được chọn lọc cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và thực tiễn môi trường kinh doanh hiện nay, Bộ môn Quản trị chiến lược - Trường Đại học Thương Mại sau một thời gian đủ dài trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã tổ chức biên soạn và xuất bản giáo trình “Quản trị chiến lược toàn cầu” đáp ứng yêu cầu “Cơ bản - Hệ thống - Hiện đại” để làm tài liệu học tập chính thức cho sinh viên của trường. Giáo trình được biên soạn dưới sự chủ biên của PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt và TS Đỗ Thị Bình và sự tham gia biên soạn các chương của các thành viên như sau: l PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt và Ths Lưu Thị Thùy Dương - biên soạn Chương 1 l TS Đỗ Thị Bình và Ths Nguyễn Thị Vân - biên soạn Chương 2 l TS Đỗ Thị Bình và Ths Vũ Thị Thùy Linh - biên soạn Chương 3 l TS Đỗ Thị Bình và Ths Nguyễn Phương Linh - biên soạn Chương 4 l PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt và Ths Phan Đình Quyết - biên soạn Chương 5 l PGS.TS Nguyễn Hoàng Long và Ths Đào Lê Đức - biên soạn Chương 6 l PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt và Ths Nguyễn Hoàng Nam - biên soạn Chương 7 l TS Nguyễn Đức Nhuận và Ths Phùng Mạnh Hùng - biên soạn Chương 8 l Sửa chỉnh toàn giáo trình: PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt và TS Đỗ Thị Bình Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng để đảm bảo chất lượng giáo trình tốt nhất có thể, tuy nhiên do là một học phần có nhiều góc độ 7
  8. PGS. TS NGUYỄN HOÀNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH và quan điểm tiếp cận khác nhau, sự vận dụng trong thực tiễn ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau nên giáo trình này không khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được các góp ý của các nhà nghiên cứu, nhà quản trị doanh nghiệp thực tiễn và người đọc để tạo tiền đề cho việc hoàn thiện giáo trình này ở lần tái bản. Nhóm biên soạn xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới Ban giám hiệu, Khoa Quản trị kinh doanh, Phòng Quản lý khoa học với những giúp đỡ, nhận xét và động viên trong quá trình biên soạn và xuất bản. Đồng Chủ biên giáo trình PGS.TS NGUYỄN HOÀNG VIỆT TS ĐỖ THỊ BÌNH 8
  9. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................... 5 DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................. 13 DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................... 14 DANH MỤC HỘP..................................................................................... 15 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................... 16 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................... 22 1.1.1. Toàn cầu hóa.................................................................................... 22 1.1.2. Ngành toàn cầu................................................................................ 29 1.1.3. Công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu.... 31 1.1.4. Chiến lược........................................................................................ 33 1.1.5. Đơn vị kinh doanh chiến lược......................................................... 35 1.1.6. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp.......................................... 36 1.2. Chiến lược toàn cầu và quản trị chiến lược toàn cầu......................... 38 1.2.1. Chiến lược toàn cầu......................................................................... 38 1.2.2. Quản trị chiến lược toàn cầu............................................................ 40 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến toàn cầu hóa............................................. 43 1.3.1. Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa.................................................... 43 1.3.2. Các yếu tố cản trở toàn cầu hóa....................................................... 55 1.4. Quan điểm bán toàn cầu hóa............................................................... 61 1.4.1. Thế giới bán toàn cầu hóa................................................................ 61 1.4.2. Quan điểm chiến lược trong thế giới bán toàn cầu hóa.................. 63 Chương 2. CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH TOÀN CẦU 2.1. Chuỗi giá trị toàn cầu.......................................................................... 72 2.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị.................................................................... 72 9
  10. PGS. TS NGUYỄN HOÀNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH 2.1.2. Cơ sở hình thành và khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu.................... 76 2.1.3. Các dạng chuỗi giá trị toàn cầu....................................................... 77 2.1.4. Các kênh tham gia chuỗi giá trị toàn cầu........................................ 78 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.. 80 2.2. Tạo lập lợi thế cạnh tranh toàn cầu..................................................... 82 2.2.1. Lợi thế cạnh tranh và phương thức chuyển giao giá trị.................. 82 2.2.2. Xây dựng lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh toàn cầu................. 85 Chương 3. CÁC LOẠI HÌNH CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH TOÀN CẦU 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược trong kinh doanh toàn cầu............................................................................................... 107 3.1.1. Khung tích hợp toàn cầu - thích ứng địa phương (Khung IR)........ 107 3.1.2. Mô hình rào cản khác biệt - CAGE................................................. 114 3.2. Các loại hình chiến lược từ khung hội nhập toàn cầu - thích ứng địa phương.......................................................................................... 123 3.2.1. Chiến lược quốc tế (xuất khẩu)....................................................... 125 3.2.2. Chiến lược đa quốc gia.................................................................... 127 3.2.3. Chiến lược toàn cầu......................................................................... 130 3.2.4. Chiến lược xuyên quốc gia.............................................................. 132 3.3. Các loại hình chiến lược khai thác sự khác biệt................................. 137 3.3.1. Các chiến lược cơ bản trong khai thác sự khác biệt........................ 137 3.3.2. Các chiến lược kết hợp trong khai thác sự khác biệt....................... 139 Chương 4. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 4.1. Mô hình hoạch định chiến lược toàn cầu tổng quát........................... 153 4.2. Tham vọng toàn cầu............................................................................ 158 4.2.1. Xác định mức độ quan trọng tương đối của các khu vực thị trường.......................................................................................... 158 4.2.2. Các chỉ số xác định mức độ toàn cầu hóa....................................... 160 4.3. Định vị toàn cầu................................................................................. 164 10
  11. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 4.3.1. Quyết định về lựa chọn quốc gia..................................................... 165 4.3.2. Quyết định về đề xuất giá trị........................................................... 167 4.3.3. Các lựa chọn về đầu tư trong hệ thống kinh doanh toàn cầu.......... 170 4.4. Hệ thống kinh doanh toàn cầu............................................................ 178 4.5. Tổ chức toàn cầu................................................................................. 181 Chương 5. LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC VÀ SÁP NHẬP & MUA LẠI TOÀN CẦU 5.1. Liên minh chiến lược toàn cầu........................................................... 188 5.1.1. Khái niệm liên minh chiến lược toàn cầu........................................ 191 5.1.2. Động cơ liên minh chiến lược toàn cầu.......................................... 193 5.1.3. Lợi thế của liên minh chiến lược toàn cầu...................................... 194 5.1.4. Các loại hình liên minh chiến lược toàn cầu................................... 197 5.1.5. Rủi ro của liên minh chiến lược toàn cầu........................................ 200 5.1.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của liên minh chiến lược toàn cầu....... 206 5.2. Sáp nhập và mua lại toàn cầu............................................................. 207 5.2.1. Khái niệm sáp nhập và mua lại doanh nghiệp toàn cầu.................. 208 5.2.2. Các phương thức thực hiện sáp nhập & mua lại toàn cầu............... 213 5.2.3. Động cơ của sáp nhập & mua lại toàn cầu...................................... 216 5.2.4. Giá trị cộng hưởng trong sáp nhập & mua lại toàn cầu.................. 218 5.2.5. Định giá trong mua lại và sáp nhập toàn cầu................................... 221 5.2.6. Quy trình tổng quát hoạt động mua bán và sáp nhập toàn cầu........ 222 Chương 6. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ LOGISTICS TOÀN CẦU 6.1. Các vấn đề về quản trị sản xuất và logistics toàn cầu........................ 235 6.2. Lựa chọn địa điểm sản xuất................................................................ 237 6.3. Tổ chức mạng lưới sản xuất toàn cầu................................................. 243 6.3.1. Khái niệm và các thành viên mạng lưới sản xuất toàn cầu............. 243 6.3.2. Các mô hình mạng lưới sản xuất toàn cầu....................................... 249 6.4. Thuê ngoài và thu mua toàn cầu......................................................... 254 6.4.1. Thuê ngoài....................................................................................... 254 11
  12. PGS. TS NGUYỄN HOÀNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH 6.4.2. Thu mua toàn cầu............................................................................. 257 6.5. Logistics toàn cầu............................................................................... 260 6.5.1. Khái niệm và vai trò của logistics toàn cầu..................................... 260 6.5.2. Nội dung logistics toàn cầu............................................................. 263 6.5.3. Xu thế phát triển logistics toàn cầu................................................. 267 6.6. Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu...................................................... 269 Chương 7. QUẢN TRỊ MARKETING TOÀN CẦU 7.1. Thị trường toàn cầu và phân đoạn thị trường toàn cầu...................... 279 7.1.1. Thị trường toàn cầu......................................................................... 279 7.1.2. Phân đoạn thị trường toàn cầu......................................................... 282 7.2. Định vị sản phẩm và thương hiệu toàn cầu........................................ 284 7.2.1. Định vị sản phẩm............................................................................. 284 7.2.2. Định vị thương hiệu toàn cầu.......................................................... 289 7.3. Thuộc tính sản phẩm.......................................................................... 293 7.4. Kênh phân phối................................................................................... 297 7.5. Truyền thông....................................................................................... 300 7.6. Định giá toàn cầu................................................................................ 303 7.7. Quản trị khách hàng và bán hàng toàn cầu........................................ 304 Chương 8. QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TOÀN CẦU 8.1. Chính sách nhân sự toàn cầu.............................................................. 312 8.2. Phân bổ nhân sự toàn cầu................................................................... 319 8.3. Quản trị các chuyên gia nước ngoài................................................... 321 8.3.1. Những thách thức đối với chuyên gia nước ngoài.......................... 322 8.3.2. Tuyển chọn nhân sự thực hiện nhiệm vụ tại nước ngoài................. 325 8.3.3. Đào tạo và phát triển các chuyên gia nước ngoài........................... 327 8.3.4. Thực hiện nhiệm vụ tại nước ngoài................................................. 330 8.3.5. Đánh giá và đãi ngộ các chuyên gia nước ngoài............................. 333 8.3.6. Vấn đề hồi hương của các chuyên gia nước ngoài.......................... 338 12
  13. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU 8.4. Phát triển nhân sự địa phương............................................................ 340 8.4.1. Vai trò của phát triển nhân sự địa phương....................................... 340 8.4.2. Các chính sách phát triển nhân sự địa phương................................ 342 8.4.3. Đánh giá lao động và khác biệt văn hóa địa phương...................... 344 8.5. Quan hệ lao động quốc tế................................................................... 346 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Ba cấp chiến lược trong doanh nghiệp...................................... 37 Hình 1.2. Mô hình quản trị chiến lược toàn cầu....................................... 40 Hình 1.3. Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa............................................. 43 Hình 1.4. Thương mại thế giới phát triển nhanh hơn GDP thế giới, 1990 - 2015................................................................................ 44 Hình 2.1. Chuỗi giá trị............................................................................... 73 Hình 3.1. Khung tích hợp toàn cầu - thích ứng địa phương...................... 108 Hình 3.2. Các loại hình chiến lược từ Khung IR...................................... 124 Hình 3.3. Sự cân nhắc giữa Thích nghi và Tổng hợp............................... 139 Hình 3.4. Mô hình tam giác AAA............................................................. 140 Hình 3.5. Các cấp độ chiến lược toàn cầu................................................. 141 Hình 3.6. Thẻ điểm toàn cầu hóa............................................................... 142 Hình 3.7. Hệ thống cung ứng toàn cầu IVM của Toyota........................... 145 Hình 3.8. Mô hình tam giác chiến lược AAA của Toyota năm 2014........ 146 Hình 4.1. Mô hình hoạch định chiến lược toàn cầu tổng quát.................. 154 Hình 4.3. Biểu đồ xác định tham vọng toàn cầu........................................ 157 Hình 4.4. Sự hình thành giá trị cho khách hàng........................................ 173 Hình 4.5. Quá trình toàn cầu hóa điển hình.............................................. 179 Hình 4.6. Một số loại hình cấu trúc tổ chức toàn cầu............................... 184 Hình 5.1. Các loại hình liên minh chiến lược quốc tế.............................. 197 Hình 5.2. Quy trình tổng quát của một hoạt động M&A.......................... 222 Hình 6.1. Các thành viên trong mạng lưới sản xuất toàn cầu................... 244 Hình 6.2. Mạng sản xuất theo mô hình “tàu đô đốc”............................... 249 13
  14. PGS. TS NGUYỄN HOÀNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH Hình 6.3. Mô hình mạng sản xuất hiện đại trong ngành điện tử.............. 253 Hình 6.4. Những phương thức thu mua toàn cầu...................................... 257 Hình 6.5. Dòng chảy sản phẩm lốp xe Michelin ở châu Âu..................... 265 Hình 6.6. Chuỗi cung ứng điển hình......................................................... 269 Hình 7.1. So sánh bậc nhu cầu giữa người tiêu dùng phương Tây và châu Á................................................................................... 286 Hình 7.2. Định vị thương hiệu toàn cầu.................................................... 292 Hình 7.3. Mô hình kênh phân phối tiêu biểu............................................ 298 Hình 7.4. Mạng lưới quản trị khách hàng toàn cầu châu Âu.................... 306 Hình 7.5. Giải pháp bán hàng toàn cầu..................................................... 307 Hình 7.6. Những năng lực cần thiết cho giải pháp bán hàng toàn cầu...... 308 Hình 8.1. Bánh xe phân bổ nhân sự toàn cầu............................................ 319 Hình 8.2. Khác biệt trong mô hình phân bổ nhân sự toàn cầu.................. 320 Hình 8.3. Các thách thức đối với chuyên gia nước ngoài......................... 322 Hình 8.4. Những lợi ích của chuyên gia nước ngoài................................ 332 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng1.1. Các tiêu chí quan trọng để xác định các SBU của doanh nghiệp....................................................................... 36 Bảng 1.2. Tốc độ ra đời của các dòng sản phẩm iPhone.......................... 52 Bảng 2.1. Hướng dẫn áp dụng thẻ giá trị ADDING.................................. 86 Bảng 3.1. Mô hình CAGE ở cấp độ quốc gia............................................ 115 Bảng 3.2. Mô hình CAGE cấp độ ngành................................................... 119 Bảng 3.3. Sự khác biệt giữa các chiến lược AAA..................................... 138 Bảng 3.4. Đòn bẩy chiến lược toàn cầu..................................................... 141 Bảng 4.1. Cách tính chỉ số GRI................................................................. 161 Bảng 4.2. Các chiến lược định vị thị trường toàn cầu.............................. 173 Bảng 4.3. Xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững trên toàn cầu............... 177 Bảng 5.1. Mục tiêu chiến lược trong các loại hình liên minh chiến lược toàn cầu..................................................................................... 199 14
  15. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU Bảng 5.2. Các tiêu chí quan trọng cho một liên minh chiến lược thành công................................................................................. 207 Bảng 6.1. Lựa chọn địa điểm sản xuất...................................................... 242 Bảng 6.2. Vai trò của các công ty trong mạng lưới sản xuất toàn cầu...... 245 Bảng 7.1. Những yếu tố định hình nhu cầu và mức độ thỏa dụng của khách hàng.......................................................................... 285 Bảng 7.2. Mô hình định vị cạnh tranh sản phẩm...................................... 288 Bảng 7.3. Các thương hiệu toàn cầu lớn nhất thế giới.............................. 290 Bảng 7.4. Ví dụ về một số trường hợp sử dụng thương hiệu toàn cầu và địa phương............................................................................ 291 Bảng 7.5. Top 10 đại lý quảng cáo toàn cầu có doanh số lớn nhất 2014.. 301 Bảng 7.6. Bảng giá iPhone 6s tại một số quốc gia năm 2015.................. 304 Bảng 8.1. So sánh các loại hình chính sách nhân sự toàn cầu.................. 318 Bảng 8.2. Tỷ lệ điều động thất bại các chuyên gia nước ngoài................ 324 DANH MỤC HỘP Hộp 1.1. Thị trường thang máy ở châu Âu................................................ 19 Hộp 1.2. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)...................... 47 Hộp 1.3. Toàn cầu hóa nhìn từ bức tranh tổng thể.................................... 60 Hộp 2.1. Hãng Zara tạo lập giá trị trong ngành may mặc toàn cầu.......... 68 Hộp 2.2. Cemex - Tạo lập giá trị toàn cầu thông qua việc mở rộng xuyên biên giới trong ngành xi măng.................................................... 87 Hộp 3.1. Chiến lược toàn cầu của TOYOTA............................................ 105 Hộp 4.1. Chiến lược toàn cầu của tập đoàn Sony..................................... 148 Hộp 5.1. General Electric và Snecma: Liên minh CFMI.......................... 189 Hộp 5.2. SONY mua lại hãng phim Columbia Pictures............................ 225 Hộp 6.1. Quản trị sản xuất toàn cầu của Apple......................................... 233 Hộp 6.2. Lợi thế trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc.................... 238 Hộp 6.3. Mạng lưới sản xuất ô tô Đông Á................................................ 248 Hộp 7.1. Marketing toàn cầu của L’Oréal................................................. 275 15
  16. PGS. TS NGUYỄN HOÀNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH Hộp 8.1. Các vấn đề nhân sự của MMC tại Trung Quốc.......................... 310 Hộp 8.2. Chính sách đãi ngộ đối với chuyên gia nước ngoài của Colgate Palmolive................................................................ 336 Hộp 8.3. Chương trình hồi hương các chuyên gia tại Monsanto.............. 339 Hộp 8.4. Phát triên nhân sự địa phương của Asea Brown Boveri ở Trung Quốc.............................................................................. 345 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Giải nghĩa DN Doanh nghiệp DNTC Doanh nghiệp toàn cầu QG Quốc gia TC-KT Tài chính - Kế toán DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt Asean and China Free Khu vực thương mại tự do Asean ACFTA Trade Area - Trung Quốc AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á APEC Cooperation - Thái Bình Dương ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành EC European Community Cộng đồng châu Âu European Coal and Steel ECSC Cộng đồng than và thép châu Âu Community European Economic EEC Cộng đồng kinh tế châu Âu Community European Free Trade Hiệp hội thương mại tự do châu EFTA Association Âu 16
  17. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU Economic Partnership EPA Hiệp định đối tác kinh tế Agreement EU European Union Liên minh châu Âu The EU – Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do Việt EVFTA Trade Agreement Nam - châu Âu General Agreement on Hiệp định chung về thuế quan và GATT Tariffs and Trade mậu dịch GCI Global Capability Index Chỉ số năng lực toàn cầu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GRI Global Revenue Index Chỉ số doanh thu toàn cầu Global Strategic GSA Liên minh chiến lược toàn cầu Alliance Foreign Direct FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Investment International Labour ILO Tổ chức lao động quốc tế Organization International Moneytary IMF Quỹ tiền tệ quốc tế Fund International Trade ITS Ban thư ký thương mại quốc tế Secretary Latin American Free Hiệp hội thương mại tự do khu LAFTA Trade Association vực Mỹ La-tinh MECOSURE Mercado Común del Sur Khối thị trường chung Nam Mỹ Multinational MNEs Các công ty đa quốc gia Enterprises North American Free Hiệp định thương mại tự do Bắc NAFTA Trade Agreement Mỹ Organization for Tổ chức hợp tác và phát triển OECD Economic Cooperation kinh tế and Development Regional RCEP Comprehensive Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Economic Partnership 17
  18. PGS. TS NGUYỄN HOÀNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH Research and R&D Nghiên cứu và phát triển Development Regional Trade RTA Hiệp định thương mại khu vực Agreement SBU Strategic Business Unit Đơn vị kinh doanh chiến lược Small and medium SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ enterprise SOEs State Owned Enterprises Các doanh nghiệp nhà nước Sanitary and Các biện pháp kiểm dịch động SPS Phytosanitary Measures thực vật Technical Barriers to Hàng rào kỹ thuật đối với thương TBT Trade mại Transnational TNC Công ty xuyên quốc gia Corporation Trans-Pacific Hiệp định đối tác xuyên Thái TPP Partnership Agreement Bình Dương United Nation Hội nghị Liên hợp quốc về UNCTAD Conference on Trade Thương mại và Phát triển and Development World Trade WTO Tổ chức thương mại thế giới Organization USD United States Dollar Đồng đô la Mỹ 18
  19. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Toàn cầu hóa ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trong kinh doanh quốc tế bởi môi trường kinh doanh toàn cầu giúp các công ty đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ tính kinh tế theo quy mô. Mục tiêu của Chương 1 là đưa ra bức tranh tổng quan về quản trị chiến lược toàn cầu. Người đọc sẽ hiểu về một số khái niệm liên quan đến “toàn cầu hóa” và sự khác biệt giữa quy trình mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế truyền thống của một công ty đa quốc gia và một công ty toàn cầu. Đồng thời, trong chương học này, người đọc cũng hiểu được các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa và ngược lại. Phần cuối chương 1 gợi mở một quan điểm về “bán toàn cầu hóa” đối trọng với quan điểm toàn cầu hóa truyền thống để cung cấp cho người học cái nhìn đa chiều hơn về kinh doanh toàn cầu. Hộp 1.1 Tình huống: Thị trường thang máy ở châu Âu Ở các quốc gia châu Âu, thị trường thang máy cạnh tranh rất mạnh với sự thay đổi liên tục về thị phần của các công ty khác nhau. Các đối thủ cạnh tranh bao gồm cả các công ty địa phương và các nhà phân phối của các công ty thang máy đa quốc gia lớn như Otis hay Schindler. Mỗi một đối thủ cạnh tranh đều thiết kế, tiếp thị, sản xuất, lắp đặt và cung ứng các dịch vụ về thang máy cho các thị trường của họ còn các nhà phân phối của các công ty này kiểm soát tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị như marketing, thiết kế, sản xuất, lắp ráp và dịch vụ bán hàng. Các nhà phân phối của Otis ở Pháp thiết kế thang máy cho thị trường Pháp, sản xuất tại các công ty của Pháp, được bán hàng bởi các nhà bán lẻ Pháp và tổ chức 19
  20. PGS. TS NGUYỄN HOÀNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH các dịch vụ sau bán hàng cũng là các công ty của Pháp; nhà quản trị chủ yếu là người Pháp. Tại Đức, Otis thiết kế, sản xuất, bán hàng, lắp ráp và cung ứng dịch vụ sản phẩm thang máy cho thị trường Đức; và quy trình này lặp lại với hầu hết các thị trường chính của hãng. Mặt khác, các sản phẩm hoàn chỉnh hoặc linh kiện của Otis được xuất khẩu từ các nhà phân phối của các quốc gia lớn sang các quốc gia nhỏ hơn. Nói tóm lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh - thậm chí cả kết quả kinh doanh của Otis được khép kín theo từng quốc gia mà công ty này có mặt. Mô hình này được phổ biến từ những năm 1880, được gọi là đa quốc gia hoặc đa nội địa trong đó các công ty đa quốc gia như Otis cạnh tranh trong từng thị trường riêng lẻ. Cuối những năm 1960 đã xuất hiện một số yếu tố chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cấu trúc cạnh tranh hiện tại của các ngành kinh doanh. Một nhà quản lý cấp quốc gia của Otis đã nhận ra bối cảnh kinh doanh tại châu Âu đang có sự thay đổi rõ rệt. Sự ra đời của Hiệp ước Rome vào năm 1957 đã dẫn tới việc hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) - tại thời điểm đó được gọi là Thị trường chung châu Âu. Mô hình cạnh tranh đa quốc gia 20

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )