Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Vovinam của sinh viên các trường trực thuộc ĐHTN hiện nay, đề tài tiến hành lựa chọn những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế và ứng dụng để kiểm nghiệm, xác định tính hiệu quả của các biện pháp đã l... » Xem thêm

28-07-2021 47 6
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– MAI QUỐC VƯƠNG NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN MÔN VOVINAM TẠI CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– MAI QUỐC VƯƠNG NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN MÔN VOVINAM TẠI CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: LL&PP dạy học bộ môn GDTC Mã ngành : 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Võ Xuân Thủy Thái Nguyên, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tác giả luận văn Mai Quốc Vương i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, Khoa Thể dục Thể thao đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn TS. Võ Xuân Thủy đã dành nhiều thời gian chỉ bảo cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, giúp tôi hoàn thiện đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các huấn luyện viên Vovinam, cán bộ, giảng viên, BCH Hội Sinh viên, BCH Đoàn của các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên cùng các tổ chức cá nhân, đoàn thể, và các em sinh viên đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu liên quan đến đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nghiêm túc và cố gắng hết mình, tuy nhiên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của những nhà Khoa học, Chuyên gia, Thầy, Cô giáo và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 25 tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Mai Quốc Vương ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học ............................................................................................................ 4 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với Thể dục thể thao và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Giáo dục thể chất, thể thao trong hệ thống giáo dục quốc dân ........................................................................................................ 7 1.2.1. Mục tiêu của GDTC trong nhà trường ...................................................... 9 1.2.2. Giáo dục thể chất trong các trường đại học ở Việt Nam ........................... 9 1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển các môn thể thao dân tộc .. 11 1.4. Vai trò của các môn võ dân tộc .................................................................. 13 1.5. Một số nét về môn võ Vovinam ................................................................. 14 1.5.1. Sơ lược lịch sử ......................................................................................... 14 1.5.2. Đặc điểm thi đấu môn Vovinam ............................................................. 14 1.6. Những nguyên tắc phát triển các môn thể thao dân tộc ............................. 15 1.6.1. Nguyên tắc kết hợp giữa kế thừa và phát triển của thể thao dân tộc ....... 15 iii
  6. 1.6.2. Nguyên tắc kết hợp giữa phổ cập và nâng cao trong phát triển thể thao dân tộc....................................................................................................................... 16 1.6.3. Nguyên tắc giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng tính đa dạng và tích cực giao lưu trong và ngoài nước ............................................................................. 17 1.6.4. Nguyên tắc kết hợp giữa thể thao dân tộc và thể thao hiện đại ............... 18 1.7. Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan .................... 19 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ......................... 23 2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 23 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ............................................ 23 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ........................................................... 23 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm .............................................................. 23 2.1.4. Phương pháp kiểm chứng giải pháp ........................................................ 24 2.1.5. Phương pháp toán học thống kê .............................................................. 24 2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................... 25 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 25 2.2.2. Khách thể và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 25 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 25 2.2.4. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 26 3.1. Thực trạng phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên ......................................................................................... 26 3.1.1. Khảo sát phong trào tập luyện môn Vovinam tại tỉnh Thái Nguyên ...... 26 3.1.2. Thực trạng phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên ......................................................................................... 27 3.2. Những yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên ........................ 34 3.3. Lựa chọn và bước đầu áp dụng những biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên .............. 36 iv
  7. 3.3.1. Cơ sở lựa chọn các biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên ................................ 36 3.3.2. Lựa chọn những biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên ................................................ 40 3.3.3. Xây dựng nội dung các nhóm biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên ........................ 44 3.4. Bước đầu đánh giá hiệu quả của các nhóm biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam cho sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên ........ 49 3.4.1. Tổ chức tiến hành thực nghiệm ............................................................... 49 3.4.2. Kiểm tra sau thực nghiệm ........................................................................ 49 3.4.3. Đánh giá thực hiện cụ thể từng nhóm biện pháp đã lựa chọn trong việc phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam cho sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên ......................................................................................... 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 56 1. Kết luận .......................................................................................................... 56 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 57 PHỤ LỤC v
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLB Câu lạc bộ ĐH Đại học ĐHKTCN Đại học kỹ thuật Công nghiệp ĐH KT&QTKD Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ĐHSP Đại học Sư phạm ĐHTN Đại học Thái Nguyên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTC Giáo dục thể chất HLV Huấn luyện viên TGV Trợ giảng viên TDTT Thể dục thể thao vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 3.1. Thống kê số lượng CLB, thành viên, HLV môn Vovinam 1 26 tỉnh Thái Nguyên (tháng 11 năm 2019) Bảng 3.2. Thống kê tình hình hoạt động của CLB Vovinam các trường 2 27 trực thuộc ĐHTN (tháng 11 năm 2019) Bảng 3.3. Mức độ tham gia tập luyện và hình thức hiểu biết về môn võ 3 29 Vovinam của thành viên CLB các trường trực thuộc ĐHTN Bảng 3.4. Nguyên nhân ham thích tập luyện môn Vovinam của thành 4 30 viên CLB Vovinam các trường trực thuộc ĐHTN Bảng 3.5. Mức độ hiểu biết về môn Vovinam, nhu cầu tham gia tập 5 31 luyện tại CLB của sinh viên các trường trực thuộc ĐHTN Bảng 3.6. Nhu cầu về hình thức tổ chức tập luyện môn Vovinam cho 6 32 sinh viên các trường trực thuộc ĐHTN Bảng 3.7. Kết quả điều tra những yếu tố hạn chế tham gia tập luyện 7 33 ngoại khóa môn Vovinam của sinh viên các trường trực thuộc ĐHTN Bảng 3.8. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển phong trào 8 34 tập luyện môn Vovinam của sinh viên những trường trực thuộc ĐHTN Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của việc phát triển phong 9 39 trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc ĐHTN Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên về mức độ 10 quan trọng của những nhóm biện pháp phát triển phong trào tập luyện 42 môn Vovinam tại các trường trực thuộc ĐHTN Bảng 3.11. Kết quả phỏng vấn sinh viên về mức độ quan trọng của 11 những nhóm biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam 43 tại các trường trực thuộc ĐHTN Bảng 3.12. Kết quả các thông số thống kê về phong trào tập luyện môn 12 50 Vovinam tại 06 trường thuộc ĐHTN trước và sau thực nghiệm Bảng 3.13. Hình thức và mức độ hiểu biết về môn Vovinam tại các 13 52 trường trực thuộc ĐHTN vii
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1. Kết quả phỏng vấn sinh viên về mức độ quan trọng của 1 những nhóm biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam 44 tại các trường trực thuộc ĐHTN Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả các thông số thống kê về phong trào tập 2 luyện môn Vovinam tại 06 trường thuộc ĐHTN trước và sau thực 51 nghiệm viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) đã có những bước tiến lớn, với nhiều thành tích đáng khích lệ. Có được thành quả đó một mặt nhờ sự đầu tư lớn hơn của Nhà nước; mặt khác, công tác xã hội hoá TDTT đang từng bước hình thành và phát triển, mang lại những thành quả quan trọng, đó là huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo công tác TDTT, góp phần làm cho TDTT ngày càng có tính quần chúng rộng rãi, trình độ được nâng cao. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác TDTT trường học – một bộ phận cơ bản của nền TDTT nước ta. Quan tâm lãnh đạo công tác phát triển phong trào TDTT có ý nghĩa chiến lược to lớn, một mặt nhằm thúc đẩy lĩnh vực giáo dục thể chất (GDTC), góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, mặt khác nhằm góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, phát triển tài năng thể thao cho đất nước. Các môn thể thao dân tộc như Võ dân tộc, Ném còn, Kéo co, Đẩy gậy, Đi cà kheo, Đua thuyền, Đánh quay, Bắn nỏ, Vật,… thường xuyên được tổ chức thi đấu, biểu diễn trong các lễ hội, Hội thi Thể thao Văn hoá các dân tộc góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống. Sự hấp dẫn của các môn thể thao dân tộc đã thu hút được đông đảo mọi người tham gia và nhiều lễ hội đã trở thành nơi để các môn thể thao dân tộc được lưu giữ, phát huy, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Nếu có sự quan tâm thích đáng, các môn thể thao dân tộc có thể sẽ phát triển thành một phong trào rèn luyện sức khoẻ rộng rãi trong cộng đồng các dân tộc và làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Theo xu hướng đó, Võ dân tộc cũng là một trong những môn thể thao đang được xã hội hóa mạnh mẽ và ngày càng có vị trí cao trên đấu trường Quốc tế, trong đó môn phái cần đề cập trước tiên là Vovinam - Việt Võ Đạo, bởi sự phát triển mạnh mẽ tại 63 tỉnh thành trong nước và hơn 90 quốc gia trên thế giới. Sự phát triển phong trào rộng khắp đó chính là minh chứng rõ ràng về môn Vovinam: có thể được coi là phương tiện hiệu quả để phát triển phong trào tập luyện TDTT, nâng cao sức khỏe cho quần chúng nhân dân và quảng bá văn hóa Việt ra bạn bè năm châu. 1
  12. Tại tỉnh Thái Nguyên, phong trào tập luyện môn võ Vovinam được bắt đầu từ tháng 10 năm 2010 tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Trải qua gần 10 năm phát triển, đến nay Bộ môn Vovinam tỉnh Thái Nguyên đã có 42 câu lạc bộ trải đều trên tất cả các địa bàn khác nhau, thu hút khoảng 6300 lượt người tham gia tập luyện trong năm 2019. Đây là một con số thật sự ấn tượng đối với sự phát triển của phong trào thể thao một tỉnh trung du miền núi với nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất. Số lượng CLB so sánh theo đơn vị cấp học cho thấy, đông nhất là khối các trường mầm non với 18 CLB (chủ yếu là những trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Thái Nguyên); khối các trường phổ thông có 14 CLB; các cơ sở khác có 11 CLB; trong khi đó, khối các trường Đại học, Cao đẳng chiếm số lượng thấp nhất với 04 CLB và 06 HLV, TGV, cùng 250 thành viên đang tham gia tập luyện. Điều đó cho thấy, so với quy mô hiện nay của các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) thì những thống kê trên là rất khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Do vậy, việc đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam cho sinh viên là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Vovinam của sinh viên các trường trực thuộc ĐHTN hiện nay, đề tài tiến hành lựa chọn những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế và ứng dụng để kiểm nghiệm, xác định tính hiệu quả của các biện pháp đã lựa chọn trong thực tiễn phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc ĐHTN, góp phần thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện thường xuyên và có chất lượng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam các trường trực thuộc ĐHTN. - Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả của những biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc ĐHTN. 2
  13. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Quá trình nghiên cứu, đề tài đã khái quát hệ thống lý luận về biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc ĐHTN; đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học để đề xuất một số biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn võ dân tộc cho sinh viên các trường trực thuộc ĐHTN. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đánh giá được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam của sinh viên các trường trực thuộc ĐHTN. Qua đó, đề xuất được những biện pháp cơ bản và khả thi trong việc phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại địa điểm nghiên cứu. 5. Giả thuyết khoa học Đề tài đặt giả thuyết: Một trong những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế hiệu quả phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc ĐHTN là chưa có những biện pháp phù hợp. Nếu lựa chọn được những biện pháp khoa học mang tính khả thi, đồng thời tổ chức áp dụng các biện pháp này một cách khoa học, chặt chẽ và đồng bộ sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào, thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện thường xuyên môn võ dân tộc. 3
  14. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học Trong suốt chặng đường lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng công tác TDTT và công tác giáo dục thể chất (GDTC). Điều này được thể hiện rất rõ ở những Chỉ thị, Nghị quyết và trong các chương trình hành động cụ thể của Đảng và Nhà nước. Ngay từ khi còn hoạt động bí mật, Đảng ta luôn coi trọng công tác TDTT và công tác GDTC, thể hiện trong các chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh tháng 3/1941 có đoạn: “... cần phải khuyến khích và giúp đỡ nền TDTT quốc dân, làm cho nòi giống ngày thêm khoẻ mạnh...”. Từ những năm 1950, ở các trường học Khu học xá Trung ương và các vùng chiến khu du kích, TDTT cũng đã được đưa vào chương trình GDTC của nhà trường nhằm nâng cao thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh và sinh viên. Sau khi hoà bình lặp lại ở miền bắc, năm 1958 Chỉ thị số 106 CT/TW về công tác TDTT của Đảng đã chỉ thị cho Ban TDTT Trung ương coi “Công tác thể dục thể thao và thể dục quốc phòng là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, cần phải có kế hoạch tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ nhằm đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao”, đồng thời phải có kế hoạch, hành động nhằm phát triển phong trào TDTT trong đó vấn đề đào tạo cán bộ TDTT là rất cấp bách: “Ban Thể dục thể thao Trung ương phải có kế hoạch mở trường đào tạo cán bộ trung cấp thể dục thể thao, và phải chọn một số cán bộ và vận động viên thể dục thể thao đi học dài hạn ở các nước anh em. Các cấp uỷ Đảng và các đồng chí phụ trách các ngành trực thuộc Trung ương (nhất là những ngành có liên quan nhiều đến công tác thể dục thể thao) cần phải đặt nhiệm vụ lãnh đạo công tác thể dục thể thao thành nhiệm vụ thường xuyên của mình, đặt nhiệm vụ phát triển phong trào thể dục thể thao nằm trong kế hoạch công tác của địa phương hoặc của đơn vị mình. Trong cấp uỷ Đảng và trong chính quyền, cần phân công người có năng lực phụ trách trực tiếp chỉ đạo công tác TDTT”... [1]. 4
  15. Trước Đại hội toàn quốc lần thứ III (1960) Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 181 CT/TW về công tác TDTT, Chỉ thị nêu rõ: “...Tích cực đào tạo cán bộ TDTT, coi đó là một vấn đề cấp bách. Ban TDTT Trung ương cần mở trường trung cấp, có kế hoạch đào tạo cán bộ các loại, có kế hoạch gửi cán bộ đi học nước ngoài, cần nghiên cứu ban hành một số chính sách chế độ hoạt động TDTT...” [2]. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiếp tục ra các Chỉ thị số 38 CT/TW (1962) [3] về tăng cường công tác thể thao quốc phòng, năm 1964 ra Chỉ thị số 79 CT/TW về bảo vệ sức khoẻ cán bộ [4]. Đặc biệt, trong Hội nghị Trung ương 8 khoá III đã ra Nghị quyết nhấn mạnh phải đẩy mạnh hoạt động Y tế và TDTT. Trong Nghị quyết có đoạn: “Bắt đầu đưa việc giảng dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học”. Năm 1975, khi miền Nam vừa được giải phóng, Đảng ta đã kịp thời ra Chỉ thị số 221 CT/TW (6/1975) về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng. Chỉ thị nêu rõ: “Nội dung giáo dục phổ thông phải toàn diện, bao gồm giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hoá khoa học, giáo dục kỹ thuật, giáo dục lao động và giáo dục thể chất”. Xây dựng các trường sư phạm từ trung cấp đến đại học đào tạo đủ các loại cán bộ và giáo viên phổ thông và bổ túc văn hoá, giáo viên dạy các môn khoa học, giáo viên dạy kỹ thuật, hướng dẫn lao động sản xuất, giáo viên thể dục... [7]. Tháng 1/1979, Trung ương Đảng ra Chỉ thị về cải cách giáo dục, một lần nữa lại khẳng định vai trò của công tác GDTC ở các trường học: “Ở trường phổ thông trung học cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật và giáo dục thể chất...”. Năm 1986, Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương khoá VI đã tiến thêm một bước nhấn mạnh: “Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng... Nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học...” [8]. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đại hội Đảng khoá VII (1991) Đảng ta tiếp tục khẳng định: “...Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học...” [9]. 5
  16. Điều 41 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 cũng đã ghi rõ: “... Quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học...” [20]. Một văn kiện chỉ đạo có ý nghĩa to lớn đối với công tác TDTT nói chung và GDTC nói riêng sau Đại hội Đảng VII là Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/3/1994. Trong Chỉ thị này Ban Bí thư đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo hết sức đúng đắn đối với công tác GDTC là: “... Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học. Làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết HSSV, thanh niên, chiến sỹ, các lực lượng vũ trang...”. Ban Cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Ban Cán sự Đảng, Tổng cục TDTT phối hợp chỉ đạo công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; Đào tạo giáo viên cho các trường học tất cả các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở các trường học [6]. Chỉ thị số 133-TTg, ngày 07 tháng 3 năm 1995 về việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT. Trong đó nêu rõ: “Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học; có quy chế bắt buộc các trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT; có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học. Bộ GD&ĐT cần có một Thứ trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác TDTT trong trường học” [7]. Năm 2001 Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Cần tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả GDTC nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước...” [10]. Bước vào thế kỷ XXI, đặc biệt là đất nước ta đã bước vào thời kỳ hòa nhập quốc tế, gia nhập WTO, Nhà nước ta công bố luật Giáo dục ngày 4/6/2005. Điều 22, 27, 33, 39 trong đó cũng xác định rõ mục tiêu phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ [13]. Đồng thời Bộ GD&ĐT còn ra Chỉ thị số 25/2004 CT/BGD&ĐT [11]; Thông tư 25/2015 [16], Quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học và Quyết định số 19 QĐ/ BGD&ĐT năm 2004 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và GDTC nói riêng [11]. 6
  17. Năm 2011 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020. Trong Nghị quyết Bộ chính trị yêu cầu các cấp uỷ đảng quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp. Tóm lại, trong suốt chặng đường cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác GDTC trong trường học các cấp. Từ đó có những Chỉ thị, Nghị quyết để chỉ đạo phương hướng phất triển hết sức đúng đắn kịp thời cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và GDTC nói riêng ở nước ta. 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với Thể dục thể thao và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Giáo dục thể chất, thể thao trong hệ thống giáo dục quốc dân Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 30 tháng 1 năm 1946, Hồ Chí Minh Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục Trung ương trong Bộ Thanh niên. Ngành TDTT mới ra đời có nhiệm vụ là "liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc". Để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và trực tiếp chỉ đạo công tác GDTC cho thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 33 ngày 27/3/1946 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục - đặc biệt ngay sau đó, Người đã viết Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" của Người như ánh dương tỏa chiếu, định hướng cho sự hình thành và phát triển nền TDTT mới của nước Việt Nam mới. Lời kêu gọi do Bác tự tay viết với văn phong bình dị, rõ ràng, ai cũng có thể hiểu được. Người viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là 7
  18. sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập". Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (1959) đến Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980) và (1992) đều có những điều khoản ghi về TDTT. Điều 35 Hiến pháp (1959) ghi: “Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục”. Hiến pháp năm 1980 có 2 điều 48 và 66 đã xác nhận rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của nền TDTT Việt Nam về phát triển con người toàn diện. Trong điều kiện chuyển đổi từ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 có 2 điều 41 và 43 khẳng định: “Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước thống nhất và quản lý sự nghiệp TDTT, quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học; khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng hoạt động TDTT quần chúng...” và “Nhà nước mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực...thể dục thể thao” [12]. Nghị quyết ngày 6/4/1960 của Hội đồng Chính phủ về công tác TDTT đã quy định những nhiệm vụ của ngành TDTT và cả xã hội đối với sự nghiệp phát triển TDTT “Thể dục thể thao là một biện pháp tích cực, khoa học, nhằm góp phần tăng cường sức khoẻ của nhân dân do đó ảnh hưởng tốt đến mọi mặt sản xuất, công tác, học tập, quốc phòng”. Trong nghị quyết đã khẳng định TDTT là biện pháp giáo dục rất cần thiết vì nó giúp phòng ngừa bệnh tật, đào tạo con người phát triển toàn diện. Cũng từ nghị quyết này mà hệ thống quản lý TDTT Việt Nam đã được hình thành [2]. Ngày 11/01/1978 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 07/QĐ- TTg công nhận ngành TDTT là đơn vị kế hoạch của Nhà nước. Từ đó vị thế của ngành được khẳng định trong nền kinh tế quốc dân. Chỉ thị số 112/CT- HĐBT ngày 9/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công tác TDTT trong những năm trước mắt: Nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh, sinh viên, duy trì và phát triển phong rào TDTT trong lực lượng vũ trang, công nhân, viên chức và nhân dân. Nhà trường ngoài việc chấp hành nghiêm túc chương trình thể dục quy định, còn phải có biện pháp tổ chức hướng dẫn tập luyện TDTT 8
  19. ngoại khoá cho học sinh sinh viên....Coi phong trào TDTT của học sinh sinh viên, lực lượng vũ trang là nòng cốt của phong trào TDTT quần chúng. Đối với công nhân, viên chức và nhân dân cần hướng dẫn hình thức tập thể dục hàng ngày và hoạt động giữa giờ làm việc phù hợp với đặc điểm ngành, nghề và điều kiện lao động, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các câu lạc bộ, nhà văn hoá TDTT ở các cơ sở sản xuất, trường học, khu công nghiệp và khu dân cư. Các cấp các ngành, tổ chức kinh tế cần tạo điều kiện để tăng cường thêm cơ sở vật chất cho TDTT. Khuyến khích các tổ chức TDTT tiến hành hoạt động kinh tế. Pháp lệnh TDTT số 28/2000/PL- UBTVQH 10, ngày 9/10/2000, điều 14 đã xác định: “TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt động thể thao ngoại khoá cho người học, GDTC là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phần bồi dưỡng và phát triển nhân cách đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích thể thao ngoại khoá trong nhà trường”. 1.2.1. Mục tiêu của GDTC trong nhà trường Mục tiêu của GDTC trong nhà trường là: “Giúp HSSV phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa...” [28]. Trong đó GDTC là một thành phần quan trọng trong chương trình giáo dục đào tạo. Pháp lệnh TDTT được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và Chủ tịch nước ban hành Pháp lệnh số 22/2006/CTN ngày 12/12/ 2006 công bố trong luật tại điều 20 quy định GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục; cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. 1.2.2. Giáo dục thể chất trong các trường đại học ở Việt Nam Giáo dục thể chất trong các trường đại học có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ trí thức mới đáp ứng được những yêu cầu ngày 9
  20. càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà để thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" [12]. Mục tiêu của hệ thống GDTC trong các trường đại học là đào tạo các đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hoá xã hội có trình độ cao, hoàn thiện về thể chất, phát triển hài hoà về mọi mặt, có năng lực hoạt động chuyên môn độc lập, có tư tưởng và đạo đức tác phong xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, công tác GDTC trong các trường Đại học phải giải quyết đồng thời 4 nhiệm vụ cơ bản là: Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện nói trên để tự rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT ở cơ sở. Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của sinh viên, phát triển cơ thể một cách hài hoà, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu (uống rượu, hút thuốc…) trong cuộc sống, nhằm sử dụng thời gian vào công việc có ích, đạt hiệu quả tốt trong quá trình học tập, đạt những chỉ tiêu thể lực qui định cho từng đối tượng và năm học trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi. Giáo dục óc thẩm mỹ cho sinh viên và tạo điều kiện để nâng cao trình độ thể thao của vận động viên sinh viên. Hoạt động TDTT trong các trường đại học là một thành phần quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho sinh viên. Để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục của hoạt động TDTT cần quán triệt sự thống nhất của hai mặt: Thứ nhất: GDTC trong trường đại học là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, là phương tiện quan trọng và có hiệu quả để phát triển hài hoà, cân đối cơ thể và các tố chất thể lực của sinh viên. 10

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )