Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được thực trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường nước thải, rác thải rắn trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường cho khu vực nghiên cứu. » Xem thêm

05-04-2022 32 5
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG NGUYỄN KHẮC CHINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - Năm 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG NGUYỄN KHẮC CHINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần Hà Nội - 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng chân thành, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới ban Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, đội cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an thành phố Uông Bí, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình ngiên cứu, xây dựng và hoàn thành luận văn. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn xâu sắc về sự chỉ đạo, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Cao Huần cùng toàn thể các thầy giáo trong Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh thần mà gia đình và bạn bè đã dành cho trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Ninh, ngày 29 tháng 11 năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Khắc Chinh i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Quảng Ninh, ngày 29 tháng 11 năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Khắc Chinh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về môi trƣờng và quản lý môi trƣờng .................................. 4 1.1.1. Các vấn đề chung về môi trường và ô nhiễm môi trường ....................... 4 1. Khái quát chung về Môi trường .................................................................... 4 2. Ô nhiễm môi trường ...................................................................................... 4 1.1.2. Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý môi trường ................................. 6 1. Định nghĩa về quản lý môi trường ................................................................ 6 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài .................. 10 CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 19 2.1.1.Vị trí địa lý .............................................................................................. 19 2.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 20 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 22 2.2. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu .................................. 24 2.2.1. Quan điểm nghiên cứu ........................................................................... 24 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25 iii
  6. 2.2.3. Quy trình thực hiện ................................................................................ 25 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 27 3.1. Hiện trạng môi trƣờng thành phố Uông Bí ................................................ 27 3.1.1. Hiện trạng môi trường nước .................................................................. 27 3.1.2. Hiện trạng chất thải rắn......................................................................... 55 3.1.3. Các vấn đề môi trường bức xúc ............................................................. 69 1. Khu vực khai thác than, khoáng sản ............................................................ 69 2. Khu vực đô thị .............................................................................................. 69 3. Khu vực du lịch ............................................................................................ 71 3.1.4. Thực trạng công tác quản lý môi trường ở thành phố Uông Bí ............ 72 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ................................ 76 3.2.1. Xu thế biến đổi môi trường nước thải, rác thải rắn đến năm 2020 ....... 76 3.2.2. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường ............................................ 82 1. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ....................................................... 82 2. Giải pháp về tổ chức quản lý ....................................................................... 87 3. Giải pháp khoa học, công nghệ ................................................................... 88 4. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước ................................................. 89 5. Đề xuất giải pháp quản lý công tác thu gom xử lý chất thải rắn ................. 90 6. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường ngành than, ngành điện ................... 92 7. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường ngành du lịch ................................... 93 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 97 iv
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường BOD Nhu cầu ô xy sinh học COD Nhu cầu ô xy hoá học DO Nồng độ oxy hòa tan ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường MT Môi trường MOE Bộ Môi trường Hàn Quốc NMNĐ Nhà máy nhiệt điện QLNN Quản lý nhà nước QLMT Quản lý môi trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam TKV Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TSS Tổng chất rắn lơ lửng TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân v
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mục tiêu QLMT ở Việt Nam ....................................................................... 6 Hình 1.2. Tổ chức QLMT ở Việt Nam ........................................................................ 7 Hình 2.1. Núi trung bình Yên Tử - Bảo Đài (trái) ...................................................... 21 Hình 2.2. Thung lũng sông Vàng Danh vào mùa mưa (trái) và mùa khô (phải) ........ 21 Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 26 Hình 3.1. Hàm lượng TSS trong nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt ......... 29 Hình 3.2. Hàm lượng COD trong nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt ....... 31 Hình 3.3. Hàm lượng BOD5 trong nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt ..... 32 Hình 3.4. Hàm lượng TSS trong nguồn nước mặt phục vụ mục đích tưới tiêu thủy lợi................................................................................................................................. 35 Hình 3.5. Hàm lượng COD trong nguồn nước mặt phục vụ mục đích tưới tiêu thủy lợi................................................................................................................................. 36 Hình 3.6. Hàm lượng BOD5 trong nguồn nước mặt phục vụ mục đích tưới tiêu thủy lợi................................................................................................................................. 37 Hình 3.7. Hàm lượng Dẫu mỡ trong nguồn nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản .. 40 Hình 3.8. Hàm lượng Coliform trong các mẫu nước ngầm ........................................ 44 Hình 3.9. Hàm lượng TSS có trong mẫu nước thải sinh hoạt ..................................... 47 Hình 3.10. Hàm lượng BOD5 có trong các mẫu nước thải sinh hoạt ......................... 48 Hình 3.11. Hàm lượng BOD5, TSS, COD có trong nước thải bãi rác........................ 53 Hình 3.12. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở Uông Bí ........................................... 57 Hình 3.13. Xu thế biến đổi một số thành phần chất gây ô nhiễm trong nước mặt cấp nước phục vụ sinh hoạt ............................................................................................... 77 Hình 3.14. Xu thế biển đổi lượng rác thải rắn khu vực đô thị và nông thôn đến năm 2030 ............................................................................................................................. 80 Hình 3.15. Xu thế biến đổi chất thải rắn các cụm công nghiệp đến năm 2020 .......... 82 Hình 3.16. Sơ đồ kiến nghị mô hình quản lý chất thải rắn đô thị TP. Uông Bí .......... 92 vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả quan trắc phân tích môi trường nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt [16] ...................................................................................................................... 34 Bảng 3.2. Kết quả quan trắc phân tích môi trường nước mặt phục vụ cấp nước tưới tiêu thủy lợi [16] .......................................................................................................... 39 Bảng 3.3. Kết quả quan trắc phân tích môi trường nước mặt phục vụ nuôi trồng thủy sản[16] ................................................................................................................. 42 Bảng 3.4. Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm [16] .......................................... 45 Bảng 3.5. Kết quả quan trắc môi trường nước thải sinh hoạt [16].............................. 49 Bảng 3.6. Kết quả quan trắc môi trường nước thải công nghiệp [16] ........................ 51 Bảng 3.7. Kết quả quan trắc môi trường nước thải từ các bãi rác [16] ....................... 54 Bảng 3.8. Nguồn gốc phát sinh và thành phần của chất thải rắn ................................ 55 Bảng 3.9. Dự báo thành phần ô nhiễm trong nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt . 76 Bảng 3.10. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt TP. Uông Bí đến năm 2030 ............. 78 Bảng 3.11. Dự báo lượng nước thải của các khu công nghiệp năm 2020 .................. 79 Bảng 3.12. Hệ số thải rác thải sinh hoạt...................................................................... 79 Bảng 3.13. Dự báo lượng rác thải sinh hoạt thành phố Uông Bí đến năm 2020 ........ 80 Bảng 3.14. Dự báo tổng lượng chất thải rắn công nghiệp của thành phố Uông Bí .... 81 vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Uông Bí nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh, nằm giữa hai khu trung tâm kinh tế lớn Hải Phòng và Hạ Long, có đường quốc lộ 18A, đường Quố c lô ̣ 10 và tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Bãi Cháy chạy qua đã tạo cho Uông Bí một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Uông Bí là một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Uông Bí là một lãnh thổ giàu tài nguyên cả tự nhiên và nhân văn, điển hình là than đá chiếm 1/3 trữ lượng than của Quảng Ninh. Tiếp đó là đá vôi, đá sét với trữ lượng phong phú và chất lượng cao, tài nguyên đa dạng sinh học với rừng Quốc gia Yên tử và chùa Yên Tử, cái nôi của Phật giáo Việt Nam dòng thiền phái Trúc Lâm. Tận dụng lợi thế giao thông đường bộ, đường thủy và nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú cho phép thành phố phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó công nghiệp than, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, cảng biển, du lịch đóng vai trò mũi nhọn. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp than, công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch thương mại khu di tích – danh thắng Yên Tử, các khu đô thị trung tâm... đã gây ra nhiều vấn đề môi trường như: Ô nhiễm môi trường toàn diện tại vùng than, ô nhiễm môi trường tại xung quanh nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; ô nhiễm môi trường do vận chuyển than. Cả khu vực nông thôn và đô thị đều đứng trước sự gia tăng các nguy cơ bị ô nhiễm, trong đó vấn đề ô nhiễm nước thải và rác thải là hai trong những vấn đề quan trọng được sự quan tâm nhiều nhất. Trước những vấn đề đặt ra như trên, việc Đánh giá hiện trạng môi trƣờng thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý trong lĩnh vực nước thải và rác thải rắn là rất cần thiết, góp phần cải thiện môi trường, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1
  11. * Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được thực trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường nước thải, rác thải rắn trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường cho khu vực nghiên cứu. * Nội dung nghiên cứu  Phân tích đặc điểm và đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, các hoạt động phát triển công nghiệp, hoạt động cảng nước sâu, phát triển đô thị….) tới ô nhiễm môi trường nước, rác thải thành phố Uông Bí.  Đánh giá thực trạng môi trường nước thải, rác thải rắn tp Uông Bí .  Xác định các vấn đề môi trường bức xúc cho từng khu vực  Phân tích xu thế biến đổi môi trường thành phố Uông Bí đến 2020.  Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường trên thành phố Uông Bí.  Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Uông Bí. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi thành phố Uông Bí gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã, phường với tổng diện tích tự nhiên 256,3 km². Phạm vi khoa học: Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước thải, rác thải rắn và thực trạng quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Uông Bí. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường nước thải và rác thải rắn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. 4. Các kết quả nghiên cứu đạt đƣợc  Hiện trạng môi trường nước thải, rác thải rắn thành phố Uông Bí  Xu thế biến đổi môi trường nước thải, rác thải rắn đến năm 2020 thành phố Uông Bí.  Thực trạng công tác quản lý môi trường thành phố Uông Bí. 2
  12.  Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Góp phần đánh giá và nhận thức khách quan thực trạng môi trường trên địa bàn thành phố Uông Bí, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp khả thi nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường, cân bằng hài hoà giữa các hoạt động phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn thành phố. Kiểm soát có hiệu quả các tác động môi trường, đặc biệt là tác động môi trường có phạm vi lớn và lâu dài, tạo cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của tỉnh. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Địa điểm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 3:Kết quả nghiên cứu. 3
  13. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý luận về môi trƣờng và quản lý môi trƣờng 1.1.1. Các vấn đề chung về môi trường và ô nhiễm môi trường 1. Khái quát chung về Môi trường a) Khái niệm Môi trường "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật" (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi, 2006) [10]. “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường ; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học" (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi, 2006) [10]. Hay “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ" (Bách khoa toàn thư về môi trường, 1994) [10]. b) Chức năng của môi trường Hệ thống môi trường có bốn chức năng cơ bản : - Cung cấp nơi sống cho con người (nơi cư trú an toàn và đủ điều kiện để phát triển các phẩm cách cá nhân và cộng đồng, tạo dựng bản sắc văn hóa); - Cung cấp nguyên liệu và năng lượng ; - Chứa đựng và tự làm sạch chất thải ; - Cung cấp (lưu giữ) thông tin cho các nghiên cứu khoa học. 2. Ô nhiễm môi trường a) Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố (vật lý hóa học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở nên độc hại đối với con người, vật nuôi, cây trồng. 4
  14. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường bao gồm nguồn tự nhiên do các quá trình, hiện tượng tự nhiên gây ra như xói mòn đất, núi lửa, động đất… và nguồn ô nhiễm nhân tạo do các hoạt động phát triển và cách quản lý của con người. b) Các dạng ô nhiễm chính Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Rác thải rắn Việc quản lý chất thải rắn không hợp lý, xử lý chất thải rắn không hợp kỹ thuật vệ sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường khí. - Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn: chất thải rắn không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông. Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể. - Ô nhiễm môi trường không khí do chất thải rắn: chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí, đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng gây ô nhiễm môi trường không khí. 5
  15. 1.1.2. Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý môi trường 1. Định nghĩa về quản lý môi trường “Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. (Theo Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh) [9]. 2. Các mục tiêu của công tác quản lý Nhà nước về môi trường Mục tiêu chung của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hôi và bảo vệ môi trường. Mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia, tủy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý. Mục tiêu cơ bản của công tác quản lý môi trường nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay: “Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh hoạc, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững,…”[9] Mục tiêu QLMT nước ta Khắc phục và phòng Hoàn chỉnh hệ Tăng cường công Phát triển KT-XH chống suy thoái, ô thống văn bản pháp tác QLTN từ TW theo các nguyên tắc nhiễm môi trường. luật về BVMT. đến địa phương PTBV Hình 1.1. Mục tiêu QLMT ở Việt Nam 3. Nội dung công tác quản lý Nhà nước vê môi trường ở Việt Nam - Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. 6
  16. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách BVMT, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. - Xây dựng, quản lý các công trình BVMT, các công trình liên quan đến BVMT. - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. - Thẩm định các báo cáo ĐTM của dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT. - Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT. - Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT. Các nội dung quản lý môi trường được thực hiện thông qua các tổ chức hành chính, chức năng từ Trung ương đến địa phương (hình 1.2) UBND Bộ Tài nguyên Các Bộ tỉnh khác và Môi trường Các Sở Sở TN Vụ TĐ và Cục Vụ KHCN Các Vụ Vụ MT khác và MT ĐTM BVMT &MT khác Phòng Quản Phòng Môi lý MT Các Phòng chức năng trường Phòng Tài nguyên & Môi trường cấp Quận, Huyện Hình 1.2. Tổ chức QLMT ở Việt Nam 7
  17. 4. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về môi trường Công tác quản lý môi trường là một nội dung của quản lý xã hội về mặt môi trường. Công tác quản lý môi trường liên quan với nhận thức triết học, tri thức văn hóa của con người, tiền lực kinh tế, kỹ thuật và khoa học cơ bản của loài người cùng với cơ sở pháp lý của xã hội hiện hành. a. Cơ sở triết học của Quản lý môi trường (QLMT) Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn "Tự nhiên, con người và xã hội trong đố yếu tố con người giữ vai trò quan trọng, là mắt xích của tự nhiên và xã hội” [9]. Tính thống nhất của hệ thống "tự nhiên - con người – xã hội" đòi hỏi giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện hệ thống và nguyên tắc. Cơ sở triết học là cơ sở quan trọng nhất của việc nhận thức và hành động của con người trong quản lý Nhà nước ở bất kỳ lĩnh vực nào, trong đó có quản lý môi trường. b. Cơ sở kinh tế của QLMT: có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác BVMT. Các cụng cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí, lệ phí, Cota ô nhiễm.… c. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghiệp của QLMT: QLMT là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội. Các nguyên tắc QLMT, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng MT, các phương pháp xử lý MT ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở hình thành và phát triển ngành khoa học MT. Có nhiều tài liệu cơ sở, số liệu tài liệu nghiên cứu về MT đã được tổng kết và soạn thảo thành các giáo trình, chuyên khảo. Nhờ kỹ thuật và công nghệ MT các vấn đề ô nhiễm do con người gây ra đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích đo đạc, giám sát chất lượng MT đang được phát triển ô nhiễm nước phát triển trên thế giới [9]. d.Cơ sở văn hóa - xã hội trong QLMT: 8
  18. Trong sự nghiệp bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, Nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, một mình Nhà nước không thể hoàn thành được công việc khó khăn này. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia tích cực và nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân, của mọi thành phần kinh tế, các cộng đồng dân cư là điều kiện cần thiết bảo đảm sự thành công của sự nghiệp bảo vệ môi trường. Tóm lại, qua phân tích các cơ sở khoa học trên về QLMT là cầu nối giữa khoa học kỹ thuật với hệ thống tự nhiên - con người - xã hội. 5. Cơ sở luật pháp của QLMT Cơ sở luật pháp của Quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia trong lĩnh vực môi trường. Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật, trong đó luật BVMT được Quốc hội (QH) nước CHXHCNVN thông qua ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Đến 29/11/2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật BVMT Việt Nam năm 2005. Hàng loạt các thông tư, nghị định, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện luật bảo vệ MT đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn MT chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Bên cạnh đó còn nhiều khía cạnh BVMT được đề cập trong các văn bản khác như: luật khoáng sản, luật dầu khí, luật lao động, luật hàng hải, luật phát triển và bảo vệ rừng, luật đa dạng sinh học… Ngoài ra các địa phương tùy thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương mình cũng có rất nhiều văn bản quy định trong lĩnh vực môi trường. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh và Sở TN&MT thành phố Uông Bí cũng đã ban hành nhiều quyết định, quy định, chỉ thị nhằm triển khai các văn bản luật của trung ương cũng như có những quy định riêng tại địa phương trong lĩnh vực QLMT. 6. Các công cụ quản lý môi trường 9
  19. Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ [9]: - Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. - Công cụ hỗ trợ là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v... và công cụ kinh tế. - Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau [9]: - Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương. - Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. - Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài 1. Các nghiên cứu về quản lý môi trường trên thế giới và trong nước a. Kinh nghiệm về QLMT của một số nước trên thế giới 10
  20. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hiện nay, ở Hàn Quốc có một Luật khung chính sách môi trường và có khoảng 46 Luật vệ tinh riêng cho từng lĩnh vực liên quan đến môi trường. Luật khung về chính sách môi trường (FAEP) là cơ sở pháp luật về môi trường của Hàn Quốc. FAEP gồm 6 chương và 44 điều, được ban hành năm 1990 và sửa đổi gần đây nhất vào năm 2008. Tại điều I của Luật có quy định về mục đích của Luật này "là đế tất cả mọi người có thể tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh và dễ chịu, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và thiệt hại về môi trường và quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) một cách hợp lý, bền vững thông qua việc xác định quyền và nghĩa vụ của công dân và Chính phủ về BVMT và xác định các vấn đề cơ bản cho các chính sách môi trường ". Một số luật vệ tinh được ban hành và sửa đổi như: Luật Bảo tồn môi trường tự nhiên năm 1991, (lần sửa đổi gần nhất năm 2008) với mục tiêu BVMT tự nhiên, giúp con người sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Trong Luật này có lồng ghép một số công cụ kinh tế như thuế, phí, trợ cấp tài chính vào các điều luật. Ngày 15/1/2009, Chính phủ Hàn quốc ban hành Luật về Cacbon thấp và Tăng trưởng xanh. Mục đích là thể chế hóa mục tiêu "cacbon thấp" và "Tăng trưởng xanh" thông qua hệ thống thuế thân thiện với môi trường cũng như hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh xanh. Luật này cũng là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện nay, Hàn Quốc đã và đang áp dụng hiệu quả một số chính sách quản lý BVMT, trong đó, phải kể đến các chính sách như: - Phân loại rác thải tại nguồn (đã triển khai được 10 năm): Giúp tái chế rác thải, tiết kiệm tài nguyên, tạo năng lượng mới, sản phẩm có ích như phân bón, khí metal phục vụ sản xuất điện. - Khuyến khích áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí CO: như tiết kiệm năng lượng điện, than đá, dầu mỏ hay dùng các công nghệ ít tạo ra khí thải. Cụ thể: Người dân, khi sử dụng, mua các sản phẩm được gắn mác cacbon thấp sẽ được tích 11

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )