Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhận thức tác hại của thuốc lá đến sức khỏe

Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu hiện trạng hút thuốc, kiến thức, thái độ và nhận thức về rủi ro đến sức khỏe của đối tượng thanh niên. » Xem thêm

05-08-2021 76 14
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ PHONG DINH NHẬN THỨC TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐẾN SỨC KHỎE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HCM năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ PHONG DINH NHẬN THỨC TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐẾN SỨC KHỎE CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TÊ MÃ SỐ: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP HCM năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn trong luận văn đều được dẫn nguồn theo hướng dẫn của UEH và số liệu sử dụng từ phỏng vấn các đối tượng tại địa bàn điều tra là trung thực. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Luận văn Lê Phong Dinh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5 1.5 Cấu trúc của Luận văn ........................................................................................... 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 7 2.1 Lý thuyết liên quan ................................................................................................ 7 2.1.1 Lý thuyết hành vi vấn đề ................................................................................. 7 2.1.2 Lý thuyết về hành vi dự định........................................................................... 7 2.2 Một số khái niệm, quy định và thông tin liên quan ............................................... 8 2.2.1 Khái niệm nhận thức, thái độ và hành vi ......................................................... 8 2.2.2 Hút thuốc lá ..................................................................................................... 9 2.2.3 Tác hại của thuốc lá ......................................................................................... 9 2.3 Các nghiên cứu liên quan..................................................................................... 11 2.4 Các chính sách và biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam và của chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu ................................................. 12 2.4.1 Chính sách của Chính phủ Việt Nam ............................................................ 12 2.4.2 Chính sách và biện pháp của chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng ........ 13 2.5 Tóm tắt chương II ................................................................................................ 14 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 15 3.1 Các bước nghiên cứu ........................................................................................... 15 3.1.1 Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 15 3.1.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 15 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16 3.3 Xác định mẫu nghiên cứu .................................................................................... 16
  5. 3.4 Tóm tắt chương III ............................................................................................... 17 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 18 4.1 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu.......................................................................... 18 4.2 Mô tả mẫu khảo sát và hiện trạng sơ bộ về bộ mẫu khảo sát .............................. 18 4.2.1 Thông tin của người được khảo sát ............................................................... 19 4.2.2 Hiện trạng hút thuốc của nam thanh niên TP Sóc Trăng hiện nay ................ 21 4.2.3 Thái độ, niềm tin về việc bỏ hút thuốc lá ...................................................... 25 4.2.4 Ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe và cộng đồng .................................... 29 4.2.5 Kết quả khảo sát đối với các biến định lượng ............................................... 32 4.2.6 Biện pháp giảm tiêu thụ và tác hại của thuốc lá ............................................ 33 4.3. Kết luận về mô hình ........................................................................................ 39 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 43 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................. 43 5.2 Kiến nghị chính sách ......................................................................................... 466 5.2.1 Giải pháp chung………………………………………………………….....46 5.2.1.1 Giải pháp tăng cường nhận thức – thái độ đối với người hút thuốc lá ....... 47 5.2.1.2 Giải pháp hình thành tiêu chuẩn có liên quan đến hành vi hút thuốc lá .. 488 5.2.1.3 Giải pháp hình thành nên xu hướng ứng với hành vi hút thuốc lá ........... 499 5.2.1.4 Giải pháp hình thành nên hành vi hút thuốc lá ......................................... 499 5.2.1.5 Giải pháp về chính sách giá cả thuốc lá ................................................... 499 5.2.2 Giải pháp cụ thể nhằm hạn chế hút, lạm dụng thuốc lá và tác hại của thuốc lá…………………………………………………………………………………...49 5.2.2.1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá…49 5.2.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá………………………………………………………………… 49 5.2.2.3 Giải pháp về tổ chức và nhân lực………………………………………...49 5.2.2.4 Giải pháp về tài chính…………………………………………………….50 5.3 Một số nhận định cần được quan tâm và triển khai rộng rãi……………………50 5.4 Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình 4.1: Nơi sinh sống của người được khảo sát Hình 4.2: Nghề nghiệp của người được khảo sát Hình 4.3: Dân tộc Hình 4.4: Trình độ học vấn của người được khảo sát Hình 4.5: Tình trạng tham gia các đoàn thể Hình 4.6: Tình trạng hút thuốc của người được khảo sát Hình 4.7: Mức độ thường xuyên hút thuốc của người được khảo sát Hình 4.8: Khả năng hút khi được bạn thân mời thuốc lá của người được khảo sát Hình 4.9: Dự định về khả năng hút thuốc của người được khảo sát Hình 4.10: Ý định về bỏ thuốc lá của người được khảo sát Hình 4.11: Suy nghĩ về việc bỏ hút thuốc lá thì sức khỏe sẽ được cải thiện của người được khảo sát Hình 4.12: Suy nghĩ về mức độ quan trọng của việc giải quyết vấn đề hút thuốc lá của người được khảo sát Hình 4.13: Cảm nhận của người được khảo sát về tác hại của việc hít phải khói thuốc lá do người khác thải ra
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Thống kê về ý định bỏ hút thuốc. Bảng 4.2: các biện pháp giảm hút thuốc lá. Bảng 4.3: Mô tả mẫu dữ liệu đối với các biến định lượng. Bảng 4.4: Thống kê lượng tiêu thụ thuốc lá khi giá thuốc tăng. Bảng 4.5 Mô tả các hiện hiện trạng hút thuốc của thanh niên. Bảng 4.6: Đề xuất đối tượng chịu trách nhiệm đối với xã hội có liên quan đến tác hại của thuốc lá.
  8. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn Phụ lục 2: Thông tin của người được khảo sát Phụ lục 3: Hiện trạng hút thuốc của nam thanh niên Thành phố Sóc Trăng hiện nay Phụ lục 4: Ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe và cộng đồng
  9. 1 TÓM TẮT Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có chứa hàm lượng Nicotin cao( Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot( 1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Nicotin được sử dụng ở liều thấp tạo ra sự sản khoái, nhẹ nhàng, làm diệu cơn đói và giảm bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao( người lớn khoảng 15 – 20gam thuốc lá dưới dạng sắc lấy nước uống hoặc trẻ em chỉ cần uống một vài gam) sẽ gây tử vong. Do đó, Thuốc lá là một trong những loại sản phẩm có độc, gây hại cho sức khỏe của con người mà trực tiếp là những người hút thuốc lá. Nhưng tại sao có nhiều người hút thuốc lá? Qua nghiên cứu cho thấy: "chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, người hút sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotin lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể nhất là ở não, cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả trong những lúc căng thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giản và bình tỉnh hơn, tự tin hơn, bớt lo âu và có sức để làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế nếu hút càng nhiều, cơ thể bị kích thích tiết chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sản khoái, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng, cáo gắt và suy sụp tinh thần mau chóng. Tiếc rằng phần lớn những người nghiện thuốc lá không ý thức được vấn đề này, khi họ hút mà không thấy sản khoái thì tăng liều và trở nên nghiện nặng hơn và phải gánh chịu hậu quả càng lớn". Hút thuốc ngày càng có sự lan tỏa trong cộng đồng, Thanh niên mới lớn hút thuốc lá do bắt chước người lớn, muốn thể hiện trước mọi người là mình không còn trẻ con nữa; trong gia đình nếu cha mẹ nghiện hút thì con cũng dể bị nghiện theo; sống học tập và làm việc trong môi trường nhiều người nghiện thuốc lá thì cũng rất dễ bị nghiện theo. Cuối cùng vấn đề quảng cáo của các hãng sản xuất thuốc lá cũng góp phần tác động đến việc nghiện hút thuốc lá của nhiều thế hệ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng tiêu dùng thuốc lá, kiến thức, thái độ và nhận thức về rủi ro đến sức khỏe của thanh niên tại thành phố
  10. 2 Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả khảo sát cho thấy một tỷ lệ lớn nam thanh niên đang hút thuốc lá (trên 47% so mẫu khảo sát) và bằng phương pháp thống kê mô tả cho thấy rằng: về nhận thức, thái độ của người tiêu dùng có ảnh hưởng nhiều đến xu hướng hút thuốc của người hút thuốc; tiêu chuẩn chủ quan của thanh niên về việc hút thuốc có sự ảnh hưởng khá rõ đến xu hướng, giá cả, hành vi của người hút thuốc, ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường và tác hại đến sức khoẻ con người. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp góp phần phòng chống tác hại của thuốc lá mang lại hiệu quả.
  11. 3 CHƯƠNG I: PHẦN GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Hút thuốc là sự thiêu đốt không hoàn toàn các sợi thuốc lá trải qua hai hình thức: hình thức hút thuốc lá chủ động, xảy ra khi người nghiện hít khói thuốc lá vào cơ thể mình; hình thức hút thuốc lá thụ động là những người có mặt xung quanh phải hít lượng khói thừa mà người hút thải ra. Khói thuốc và ảnh hưởng của nó là một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng, là nguyên nhân của một số lượng lớn các loại bệnh có thể được ngăn ngừa trước. Hiện nay, hành vi hút thuốc của thanh niên vẫn diễn ra khá phổ biến trong xã hội, kể cả những người đang hành nghề y và tầng lớp trí thức, mặc dù đã có nhiều chính sách kiểm soát, ngăn ngừa, chiến dịch chống hút thuốc lá tại các nơi công cộng, cơ quan làm việc. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2012 chỉ ra rằng thuốc lá là loại thuốc hợp pháp duy nhất có thể giết nhiều người sử dụng nó nhất; trực tiếp hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khoảng 5 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm (một ca tử vong/ 6 giây) và thêm 6.000 người được ước tính chết vì những ảnh hưởng của khói thuốc lá. Hút thuốc lá là nguy cơ sức khỏe lớn nhất có thể tránh được ở châu Âu, gây ra nhiều vấn đề hơn rượu, ma túy, và huyết áp cao. Ủy ban châu Âu cho biết mỗi năm, 695.000 người châu Âu chết sớm với các nguyên nhân liên quan đến thuốc lá. Báo cáo năm 2012 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDCP) cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong hàng tuần do sử dụng thuốc lá ở Hoa Kỳ là cao nhất, với gần 443.000 trường hợp tử vong xảy ra do hút thuốc lá và hít phải khói thuốc. Kết quả ước lượng cho thấy rằng vào năm 2020, có bảy trên mười người sẽ bị chết bởi các bệnh liên quan đến thuốc lá ở nước đang phát triển. Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rằng, về độ tuổi hút thuốc lá, gần 90% người hút thuốc trưởng thành bắt đầu hút thuốc ở tuổi 18. Ở Việt Nam hiện nay, thuốc lá được sử dụng chủ yếu dưới dạng thuốc điếu với hàng chục nhãn hiệu khác nhau. Rất nhiều báo cáo và khuyến cáo của y học cho thấy bên cạnh chất nicotine (là một chất có tác dụng kích thích như café, cocain), khói thuốc còn thải ra nhiều chất độc khác làm tăng khả năng gây ra nhiều loại bệnh, đặc
  12. 4 biệt là các bệnh đường hô hấp, răng miệng, ung thư phổi, tim mạch. Theo số liệu thống kê, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số lượng người sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới, hiện người hút thuốc lá chiếm khoảng 23% dân số, tương đương với hơn 15 triệu người. Tính theo tỷ lệ dân số, có 50% nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo WHO, đến năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại. Riêng tỉnh Sóc Trăng, thực trạng về hút thuốc lá: Nam 38%, Nữ 0,5% và hút thuốc thụ động 61,5% (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng). Nhằm tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội, cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực Y tế cần đưa ra những can thiệp đúng đối với hành vi hút thuốc, giúp ngăn ngừa, hạn chế hành vi hút thuốc, làm giảm những rủi ro mắc phải các loại bệnh do khói thuốc gây ra đối với người dân. Để làm được điều này, những thông tin cập nhật về hiện trạng, những yếu tố có thể làm gia tăng hoặc giảm bớt hành vi hút thuốc và những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự khởi đầu hành vi hút thuốc của thanh niên cũng rất hữu ích cho việc đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm hạn chế hành vi hút thuốc lá. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu hiện trạng hút thuốc, kiến thức, thái độ và nhận thức về rủi ro đến sức khỏe của đối tượng thanh niên. Từ đó, đề tài đưa ra một số khuyến nghị giúp cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực Y tế ban hành các chính sách can thiệp phù hợp, nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi hút thuốc, làm giảm những rủi ro mắc phải các loại bệnh do khói thuốc gây ra. Qua đó, góp phần tác động giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng và tại thị trường Việt Nam nói chung, giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do thuốc lá gây ra. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu hiện trạng hút thuốc của thanh niên, mức độ hiểu
  13. 5 biết, thái độ và nhận thức về ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe, câu hỏi nghiên cứu cụ thể của đề tài là: Thanh niên trên địa bàn thành phố Sóc Trăng có thái độ và nhận thức về tác hại của thuốc lá như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc của thanh niên trên địa bàn thành phố Sóc Trăng? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiện trạng tiêu dùng thuốc lá, kiến thức, thái độ, hành vi và nhận thức về rủi ro đến sức khỏe của thanh niên tại thành phố Sóc Trăng. Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về năng lực tài chính, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện khảo sát đối với nam thanh niên trên địa bàn gồm 5 đơn vị hành chính: 3 phường trung tâm thành phố( phường 1, phường 2, phường 6) và 2 phường khu vực vùng ven nông thôn có đông đồng bào Khơme( phường 5 và phường 10), thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Thời gian thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 04 năm 2016. 1.5 Cấu trúc của Luận văn Đề tài nghiên cứu được thực hiện và báo cáo trong bản luận văn này với cấu trúc như sau: Chương I. Giới thiệu đề tài Trong chương này bao gồm giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu; trình bày câu hỏi nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời nêu cấu trúc nghiên cứu của luận văn. Chương II. Cơ sở lý thuyết Nội dung trình bày cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện nghiên cứu. Cụ thể là Lý thuyết hành vi vấn đề; Lý thuyết về hành vi dự định. Đồng thời nêu lên một số khái niệm, quy định liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi và nhận thức về rủi ro đến sức khỏe của việc tiêu dùng thuốc lá. Khảo lược một số nghiên cứu có liên quan và chính sách, biện pháp của Nhà nước và chính quyền địa phương tại địa
  14. 6 bàn nghiên cứu trong việc thực hiện Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Chương III. Phương pháp thực hiện nghiên cứu Nêu rõ phương pháp, mô hình nghiên cứu, xác định mẫu nghiên cứu; việc xây dựng thang đo, bảng câu hỏi và cách thức thực hiện phỏng vấn thu thập xử lý thông tin và nguồn thông tin. Chương IV. Kết quả nghiên cứu Nội dung trình bày các kết quả nghiên cứu liên quan đến hiện trạng tiêu dùng thuốc lá, kiến thức, thái độ, hành vi và nhận thức về rủi ro đến sức khỏe. Thông qua những kết quả nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi “những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc của thanh niên trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”. Chương V. Kết luận và kiến nghị Với kết quả phân tích ở chương IV sẽ đưa ra kết luận và gợi ý chính sách giúp cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực Y tế ban hành các chính sách can thiệp phù hợp, nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi hút thuốc, làm giảm những rủi ro mắc phải các loại bệnh do khói thuốc gây ra. Đồng thời nêu lên những hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  15. 7 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương I đã khái quát mục tiêu nghiên cứu, đó là những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc và nếu như có nhận thức đầy đủ những rủi ro có thể xảy khi tiêu dùng thuốc lá thì thái độ, nhận thức, hành vi và mức độ hút thuốc lá của nam thanh niên sẽ như thế nào? Nội dung Chương II trình bày các lý thuyết liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi làm cơ sở đánh giá, giải thích việc hình thành nên nhận thức, thái độ, hành vi của người tiêu dùng. Đồng thời trình bày các khái niệm có liên quan đến việc hút thuốc lá, các nghiên cứu trước đây có liên quan và các chính sách, biện pháp của Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc thực hiện Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá. 2.1 Lý thuyết liên quan 2.1.1 Lý thuyết hành vi vấn đề Các lý thuyết về hành động lý luận cho rằng ý định (động lực) để thực hiện một hành vi nhất định phụ thuộc vào việc cá nhân đánh giá các hành vi như tích cực (thái độ) và nếu họ phán xét người khác như họ muốn thực hiện hành vi (tiêu chuẩn chủ quan). Lý thuyết hành vi vấn đề, xây dựng dựa trên lý thuyết này và cho rằng tất cả các hành vi không được thực hiện dưới sự kiểm soát có mục đích và hành vi có thể được thực hiện trên một sự liên tục từ tổng kiểm soát để hoàn thành thiếu kiểm soát. Cả hai yếu tố nội bộ (kỹ năng nhận thức, kiến thức, cảm xúc) và các yếu tố bên ngoài (tình huống hoặc môi trường) xác định mức độ kiểm soát. Lý thuyết này phân tích những vấn đề liên quan đến hành vi và từng hành vi có vấn đề. Hành vi hút thuốc lá khi đã có kiến thức, thái độ và nhận thức về rủi ro đến sức khỏe của bản thân và của cộng đồng xã hội đều coi như hành vi có vấn đề. 2.1.2 Lý thuyết về hành vi dự định Lý thuyết về hành vi dự định, xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình của lý thuyết hành động hợp lý bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi của người tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát
  16. 8 được; yếu tố về thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng. Lý thuyết về hành vi dự định nhấn mạnh rằng, hành vi của con người bị chi phối không chỉ bởi thái độ cá nhân, mà còn bởi các áp lực xã hội và nhận thức kiểm soát hành vi. Mô hình này, khi kết hợp với một vài thay đổi, có thể tạo ra một số dự đoán đáng chú ý. Ví dụ, cá nhân có nhiều khả năng để thực hiện chứ không phải bỏ ý định của họ. Bên cạnh đó, lý thuyết này cho rằng tất cả các hành vi không được thực hiện bởi quyền kiểm soát có mục đích và rằng mọi hành vi có thể thực hiện liên tục theo kiểm soát dễ trở thành sự thiếu kiểm soát. Cả những yếu tố bên trong (kỹ năng nhận thức, kiến thức, cảm xúc) và những yếu tố bên ngoài (xử lý tình huống hoặc môi trường) sẽ được áp dụng nhằm xác định mức độ kiểm soát. Thành phần nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. 2.2 Một số khái niệm, quy định và thông tin liên quan 2.2.1 Khái niệm nhận thức, thái độ và hành vi 2.2.1.1 Nhận thức Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về nhận thức, như: - Nhận thức: (1) danh từ: nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh, tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. (2) động từ: nhận ra và biết được (Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, NXB Phương Đông). - Nhận thức: nhờ hoạt động nhận thức mà con người phản ánh hiện thực xung quanh ta và các hiện thực của bản thân ta, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ tình cảm và hành động. Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp (Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm). 2.2.1.2 Thái độ Thái độ (danh từ): (1) là tổng thể chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng
  17. 9 nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của con người đối với người hoặc việc. (2) là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình (Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, NXB Phương Đông). 2.2.1.3 Hành vi Hành vi (danh từ) là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. 2.2.2 Hút thuốc lá 2.2.2.1 Thuốc lá Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. Theo quy định tại Điểm 1 Điều 2 Luật số 09/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội về Phòng, Chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. 2.2.2.2 Sử dụng thuốc lá Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá (Theo quy định tại Điểm 2 Điều 2 Luật số 09/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội về Phòng, Chống tác hại của thuốc lá). 2.2.2.3 Hút thuốc lá Hút (động từ): trong cụm từ hút thuốc lá, có nghĩa là dùng miệng hít vào (Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, NXB Phương Đông). Hút thuốc lá là hành vi hút sản phẩm thuốc lá. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả giới hạn sản phẩm thuốc lá ở đây là thuốc lá điếu. 2.2.3 Tác hại của thuốc lá Trên toàn thế giới, mỗi năm thuốc lá gây thiệt hại khoảng 500 tỷ USD. Hút thuốc lá không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn tổn thất kinh tế đối với các cá nhân, gia đình, xã hội và làm tăng gánh nặng kinh tế quốc gia. Thuốc lá độc hại còn gây ra chi phí khổng lồ chăm sóc y tế cùng với tổn thất do giảm hoặc mất khả năng lao động sản xuất, còn gây nên hỏa hoạn và tổn hại, gây ô nhiểm môi trường.
  18. 10 2.2.3.1 Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người: Từ những tài liệu nghiên cứu về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người cho thấy: " khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc lá, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, viêm nhiểm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dể bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật...Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng tinh trùng, dể dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú ở phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng ở trẻ em". Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng dần, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, "mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và khoảng 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động". 2.2.3.2 Tác hại của thuốc lá đối với môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội: Sự phát triển kinh tế - xã hội: "Việc hút thuốc cũng ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia, môi trường. Đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường chổ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vấn các điếu thuốc lá và các loại bao bì. Rác do thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là những tổn thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá". Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, tại các nước phát triển, chi phí chăm sóc sức khỏe do thuốc lá ước tính chiếm 6 – 15% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm; mức tổn thất kinh tế do thuốc lá được tính mỗi năm tại Mỹ là 184,5 tỷ USD, Đức 24,4 tỷ USD, Pháp 16,4 tỷ USD,
  19. 11 Autralia 14,2 tỷ USD. Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hoả hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá tài nguyên quốc gia(Lê Hùng, 2000). Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu vụ cháy do thuốc lá gây ra, trong đó có khoảng 17.300 ca tử vong, khoảng 60.000 ca thương tích và tổn thất về tài sản khoảng 27 tỷ USD (Như Loan). Ảnh hưởng kinh tế gia đình: " Người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoảng tiền khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, đặc biệt ở những gia đình kinh tế khó khăn. Hút thuốc lá chắc chắn sẽ gây ra những bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn, có gia đình không thể chịu đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…)". 2.3 Các nghiên cứu liên quan Theo Von Ah và cộng sự (2005), các yếu tố cá nhân, nhận thức và các nguồn lực đối phó có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc sinh viên đại học có xu hướng bắt đầu sử dụng thuốc lá và sau đó tiếp tục sử dụng nữa. Nghiên cứu của Nichter và cộng sự (2010) chỉ ra rằng những năm học đại học là khoảng thời gian mà nguy cơ bắt đầu hút thuốc gia tăng và việc hút thuốc trở nên thường xuyên hơn, mặc dù họ không phải là những người hút hàng ngày. Hầu hết là họ hút thuốc trong giao tiếp xã hội. Theo kết quả nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến việc hút thuốc lá giữa phụ nữ mang thai ở nông thôn và thành thị của Whitney (2011), người không hút thuốc lá có kiến thức về các tác hại của việc hút thuốc tốt hơn so với người hút thuốc lá, người hút thuốc cảm thấy rằng có ít lợi ích để bỏ hút thuốc hơn người không hút thuốc, nhiều người hút thuốc lá đánh giá thấp hoặc phủ nhận các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng liên quan hút thuốc, hỗ trợ xã hội hoặc các mối quan hệ thân mật trong gia đình sẽ giúp hỗ trợ phụ nữ mang thai bỏ hút thuốc trong thời gian thai kỳ hiệu quả hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Út - Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe
  20. 12 Thành phố Đà Nẵng (2011) về thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho rằng, trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ hút càng thấp, chính sách về quy định việc in lời cảnh báo tác hại thuốc lá trên bao bì sản phẩm được cho là sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, chính sách chống buôn lậu thuốc lá và cấm nhập khẩu thuốc lá có tác động làm giảm việc cung cấp thuốc lá. Nghiên cứu về các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến việc hút thuốc trong cộng đồng sinh viên tại một trường đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ của Erkan và cộng sự (2013) cho thấy những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể là giới tính, khu vực địa lý, nơi cư trú của cha mẹ, nghề nghiệp của cha, các thành viên gia đình, tình trạng nghề nghiệp và sự hài lòng nói chung về nơi cư trú hiện tại. Thực trạng hút thuốc lá của thanh thiếu niên Việt Nam và các yếu tố tác động, được Trần Thị Hồng thực hiện năm 2011. Theo nghiên cứu, " hút thuốc lá có khả năng gây nguy hại đến tình trạng sức khỏe và gây tổn hại về kinh tế – xã hội, nhất là khi đối tượng hút là thanh thiếu niên – lực lượng dân số trẻ của đất nước. Dựa trên số liệu hai cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2003 và 2009. Bài viết nhận diện thực trạng hành vi hút thuốc lá của thanh thiếu niên Việt Nam ở độ tuổi 14 – 25 trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2009. Kết quả cho thấy, mặc dù hiện tượng thanh thiếu niên hút thuốc lá đã giảm, song ở một số nhóm như thanh thiếu niên độ tuổi 14 – 17, nhóm nữ và dân tộc thiểu số lại có xu hướng gia tăng. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố làm tăng nguy cơ hút thuốc ở nam thanh thiếu niên bao gồm: Sinh sống ở khu vực thành thị, có bạn rủ rê ép buộc hút thuốc và có bạn thân hút thuốc. Các yếu tố có ý nghĩa bảo vệ, làm giảm nguy cơ hút thuốc của nam thanh thiếu niên là việc đi học, gia đình có mức sống khá giả". 2.4 Các chính sách và biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam và của chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu 2.4.1 Chính sách của Chính phủ Việt Nam Theo Điều 4 Luật số 09/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội về Phòng, Chống tác hại của thuốc lá, chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )