Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp Luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Phú Thọ

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện Luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ trong các cơ quan Đảng, MTTQ và các đoàn thể, các ở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. » Xem thêm

25-03-2022 48 7
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ------------ TRẦN THỊ THẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật Mã số: 60.38.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn HÀ NỘI - 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Thảo
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu của luận văn .................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................ 5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............................... 5 6. Đóng góp khoa học của luận văn ................................................................... 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 6 8. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ .............................. 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ..................................................................................... 7 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về bình đẳng giới và thực hiện pháp luật Bình đẳng giới ................................................................................................ 7 1.1.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ .............................................................. 15 1.1.3. Pháp luật và thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở Việt Nam ........................................................................... 22 1.1.4. Pháp luật quốc tế về bình đẳng giới; một số kết quả thực hiện bình đẳng giới của các quốc gia và việc thực hiện pháp luật quốc tế về bình đẳng giới qua Công ƣớc CEDAW tại Việt Nam ................................................... 34 1.2. Vai trò của việc thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ............................................................................................. 38 1.2.1. Trong tuyển dụng cán bộ nữ .............................................................. 40 1.2.2. Công tác Quy hoạch cán bộ nữ .......................................................... 40 1.2.3. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ .............................................. 42 i
  4. 1.2.4. Công tác sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ .................................. 42 1.3. Các tiêu chí bảo đảm hiệu quả của việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ........................................................... 44 1.3.1. Trình độ, năng lực chủ thể thực hiện pháp luật bình đẳng giới ......... 44 1.3.2. Thực hiện đầy đủ và chặt chẽ các trình tự, thủ tục luật định ............. 47 1.3.3. Giải thích, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ............ 48 1.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngân sách ............................................ 51 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ VÀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ CỦA TỈNH PHÚ THỌ .......................................................................... 54 2.1. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ ......................................................................................... 54 2.1.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ nữ và thực hiện pháp luật bình đẳng giới…… 2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ ................................ 55 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 63 2.2.1. Công tác tuyển dụng ........................................................................... 63 2.2.2. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức .............................................. 65 2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nữ ................................ 67 2.2.4. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ............................................ 68 2.2.5. Công tác sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ .................................. 69 2.2.6. Chế độ, chính sách ƣu đãi khác .......................................................... 70 3.2. Đánh giá chung về thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Phú Thọ ............................................................................. 71 3.2.1. Ƣu điểm .............................................................................................. 71 3.2.2. Hạn chế ............................................................................................... 75 2.4. Nguyên nhân những hạn chế của việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ ............................... 79 2.4.1. Các bất cập trong qui định pháp luật .................................................. 79 i
  5. 2.4.2. Thiếu những hƣớng dẫn về tổ chức thực hiện pháp luật .................... 80 2.4.3. Đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế ................................................................................................ 81 2.4.4. Nguồn lực tài chính dành cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới chƣa đƣợc bảo đảm .............................................................. 83 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ CỦA TỈNH PHÚ THỌ ....................................................... 86 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ ........................................ 86 3.1.1. Quan điểm định hƣớng ....................................................................... 86 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ ........................................ 93 3.2.1. Giải pháp chung.................................................................................. 93 3.2.2. Giải pháp cụ thể 97 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 112 i
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ST Từ viết tắt Diễn giải T 1 BCH Ban Chấp hành 2 BTV Ban Thƣờng vụ 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội 4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 KT-XH Kinh tế - Xã hội 8 MTTQ Mặt trận tổ quốc 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 XHCN Xã hội chủ nghĩa i
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ST Tên bảng, biểu đồ Trang T 1 Bảng 1.1. Các đặc điểm phân biệt giới tính và giới 9 2 Bảng 2.1. Số phụ nữ Ban Chấp hành, Ban Thƣờng vụ Đảng bộ 58 tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 3 Bảng 2.2. Số lƣợng, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nhiệm kỳ 59 2010-2015 4 Bảng 2.3. Số nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 60 5 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu độ tuổi của nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh Phú Thọ 61 6 Biểu đồ 2.2. So sánh tỷ lệ giới lãnh đạo, quản lý trong các khối cơ 62 quan i
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử loài ngƣời từ trƣớc đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là lực lƣợng quan trọng trong đời sống xã hội. Trong công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt am, phụ phụ nữ đã góp phần to lớn vào những chiến công vĩ đại của dân tộc. Ngày nay, bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống của con ngƣời. Vai trò, vị trí và những đóng góp của ngƣời phụ nữ trong xã hội ngày càng đƣợc khẳng định. Trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; Chiến lƣợc Quốc gia về ình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 khẳng định: Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ngày càng trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nƣớc, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Chính vì vậy Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng và ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm quy định nguyên tắc ình đẳng giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Trong những năm qua việc thực hiện Luật Bình đẳng giới nói chung, cũng nhƣ thực hiện Luật Bình đẳng giới trong công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nữ luôn đƣợc các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai và thực hiện nên đã có sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức, tƣ duy và trong tổ chức thực hiện. Đội ngũ cán bộ nữ tham gia các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng nhƣ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị ngày càng có xu hƣớng tăng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ ngày càng đƣợc chuẩn hoá và nâng cao. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ trong giai đoạn hiện nay đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc và mục tiêu ình đẳng giới vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đồng thời lại có những vấn đề mới đặt ra với nhiều thách thức: Đội ngũ cán bộ nữ vẫn còn bộc lộ những bất cập về kiến thức, năng lực, trình độ, kỹ năng trƣớc những yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới; phụ nữ 1
  9. bị hạn chế hơn nam giới về cơ hội đào tạo và tham gia công tác do còn bị ràng buộc bởi vai trò thiên chức của ngƣời phụ nữ. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền ở nhiều địa phƣơng, đơn vị về vai trò, năng lực của phụ nữ và tầm quan trọng của công tác cán bộ nữ còn hạn chế. Dẫn đến hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong tuyển dụng, tiếp nhận, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ. Số lƣợng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tỷ lệ còn thấp, chƣa tƣơng xứng với năng lực và sự phát triển của lực lƣợng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ hẫng hụt, ở một số lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm. Trƣớc những yêu cầu bức thiết của việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực tế địa phƣơng, tôi nhận thấy hiện nay, việc xây dựng đội ngũ Cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ là cần thiết, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và mục tiêu Bình đẳng giới. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện pháp Luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Mục tiêu của luận văn 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện Luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ trong các cơ quan Đảng, MTTQ và các đoàn thể, các ở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đƣa Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc và mục tiêu ình đẳng giới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận văn có nhiệm vụ làm rõ các “từ khóa” chính nằm trong chính tên đề tài nhƣ: Bình đẳng giới; thực hiện pháp luật bình đẳng giới; cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến cán bộ nữ, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, những yêu cầu, đòi hỏi về chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ cán bộ nữ trong sự nghiệp đẩy mạnh toàn diện 2
  10. công cuộc đổi mới đất nƣớc, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. - Tiếp đó luận văn có nhiệm vụ phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở tỉnh Phú Thọ, chỉ rõ những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và các vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. - Cuối cùng, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu sau khi giải quyết các nhiệm vụ trên, tác giả luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đƣa Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và mục tiêu Bình đẳng giới. 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Do tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng giới và việc thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị và lao động, cho đến nay đã có nhiều đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật bình đẳng giới liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn, cụ thể là: - Bài viết“Quan niệm về bình đẳng giới” đăng trên Tạp chí Luật học. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Số đặc san về bình đẳng giới/2005, trang 59-63 của tác giả Nguyễn Thanh Tâm - Bài viết “Vấn đề bình đẳng giới trên thế giới” đăng trên Tạp chí Luật học. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Số Đặc san về bình đẳng giới/2005, trang 64 - 72 của tác giả Nguyễn Thị Hồi . - Bài viết“Suy nghĩ về bình đẳng giới” đăng trên Tạp chí Luật học. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Số 3/2008, trang 3 – 8 của tác giả Nông Quốc Bình - Bài viết “Luật bình đẳng giới với vai trò của phụ nữ trong quản lý nhà nƣớc và xã hội” đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, Học viện hành chính. Số 10/2010, tr.46-49 của tác giả Dƣơng Thanh Xuân 3
  11. Những công trình kể trên đã nghiên cứu và chỉ ra cơ sở lý luận về quan niệm bình đẳng giới, suy nghĩ về thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, còn có nhóm công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật bình đẳng giới, các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới và vấn đề đƣa các quy định pháp luật bình đẳng giới vào cuộc sống nhƣ: - Bài viết “Bình đẳng giới trong thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo” đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nƣớc. Học viện Hành chính, Số 10/2006, trang 22-25 của tác giả Đinh Thị Minh Tuyết - Bài viết “Các qui định về bình đẳng giới trong lĩnh vực luật lao động, đối chiếu và khuyến nghị” đăng trên Tạp chí Luật học. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Số 3/2007, trang 61 - 68 của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng - Bài viết“Vấn đề bình đẳng giới và những bảo đảm trong pháp luật lao động Việt Nam” của tác giả Đào Thị Hằng - Công trình“Hoàn thiện pháp luật về quyền lao động nữ ở Việt Nam hiện nay”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2000 của tác giả Dƣơng Thị Ngọc Lan - Bài viết“Những yếu tố xã hội tác động tới việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới” của tác giả Bùi Thị Mừng, xuất bản năm 2008. - Đặc san tuyên truyền pháp luật. Chủ đề Pháp luật về bình đẳng giới và kết quả thực hiện luật bình đẳng giới của tác giả Hà Thị Thanh Vân, xuất bản năm 2012). - Bài viết“Vấn đề đưa các quy định của luật bình đẳng giới vào cuộc sống” đăng trên Tạp chí Luật học. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Số 3/2008, trang 25 – 30 của tác giả Trần Minh Hƣơng Nhìn chung các đề tài trên đây đều là các công trình nghiên cứu mang tầm khái quát, là nguồn tƣ liệu nghiên cứu, tham khảo có giá trị, mang tính lý luận và thực tiễn cao. Tuy vậy cho đến thời điểm hiện tại, chƣa có đề tài luận văn, luận án nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, cụ thể về thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ cấp tỉnh (bao gồm 4
  12. cán bộ nữ cơ quan Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh), cụ thể là của tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bình đẳng giới; thực hiện pháp luật; cán bộ nữ nhƣ: khái niệm, lý luận về Bình đẳng giới; khái niệm về thực hiện pháp luật; khái niệm, đặc điểm cán bộ nữ; số lƣợng, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ nữ; đánh giá thực trạng việc thực hiện Luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ; nghiên cứu những yêu cầu, đòi hỏi xây dựng đội ngũ cán bộ nữ để xác định các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng của tỉnh Phú Thọ. - Cụ thể luận văn nghiên cứu việc Thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ các cơ quan Đảng, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay và đề xuất giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả Luật Bình đẳng giới, nhằm nâng cao chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ trong các năm tiếp theo. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác - Lên nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, về công tác tổ chức cán bộ, công tác cán bộ nữ. Cùng các quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc về thực hiện pháp luật bình đẳng giới nhằm đạt mục tiêu bình đẳng thực chất và tiến bộ xã hội. Trong đó, có chủ trƣơng, quan điểm định hƣớng và phƣơng hƣớng nhiệm vụ thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với phƣơng pháp thống kê, so sánh, phỏng vấn sâu, phân tích và tổng hợp cũng nhƣ các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khách quan khoa học khác… Đồng thời, luận văn cũng có kế thừa và phát triển kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ. 5
  13. 6. Đóng góp khoa học của luận văn Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ cấp tỉnh. Thông qua việc nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới của Việt Nam, kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới và thực trạng việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới của tỉnh Phú Thọ, luận văn làm sáng tổ những bất cập, hạn chế và những yếu tố rào cản trong việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ cấp tỉnh, từ đó đề xuất một số quan điểm mang tính định hƣớng và giải pháp tiếp tục thực hiện pháp luật bình đẳng giới, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và sự tiến bộ xã hội. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch định chính sách, sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ đối với tỉnh Phú Thọ, đảm bảo mục tiêu Bình đẳng giới cũng nhƣ bổ sung tài liệu tham khảo cho cán bộ, sinh viên trong công tác, nghiên cứu và học tập. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ Chƣơng 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ. Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng dội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Phú Thọ. 6
  14. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ 1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật Bình đẳng giới trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về bình đẳng giới và thực hiện pháp luật Bình đẳng giới 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của giới tính và giới Giới và giới tính là các khái niệm đƣợc dùng phổ biến ở nhiều Quốc gia trên thế giới và đƣợc sử dụng chính là để phân biệt sự khác nhau nào giữa nam và nữ là do “thiên chức” và sự khác nhau nào không phải là do “thiên chức”. Những khác biệt giữa nam và nữ do “thiên chức” hay “thiên bẩm”, “trời phú”, sinh ra đã có là những khác biệt hầu nhƣ không thay đổi đƣợc trong suốt cuộc đời con ngƣời. Những khác biệt giữa nam và nữ do ngƣời ta học đƣợc từ gia đình, nhà trƣờng và giao tiếp xã hội chứ không phải sinh ra đã có mới là cái tạo nên sự bất bình đẳng nam-nữ mà ta cần phải đấu tranh và xóa bỏ [2, Tr12]. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) “Giới tính” chỉ các đặc điểm sinh học và sinh lí học giúp phân biệt đƣợc đàn ông và phụ nữ. Ví dụ nhƣ Hệ xƣơng của ngƣời đàn ông thƣờng phát triển hơn phụ nữ. “Giới” chỉ các vai trò, hành vi, các hoạt động và các thuộc tính do quan niệm xã hội hình thành nên đƣợc coi là chuẩn mực của nam giới và nữ giới. Giới chỉ các quan niệm, mong đợi và các chuẩn mực đƣợc công nhận rộng rãi liên quan đến phụ nữ và đàn ông. Chúng bao gồm cả những quan niệm về những đặc điểm và khả năng “điển hình” cho nữ giới và nam giới cũng nhƣ các mong đợi đƣợc chấp nhận rộng rãi về việc phụ nữ và đàn ông nên ứng xử nhƣ thế nào trong nhiều tình huống khác nhau. Những quan niệm và mong đợi này đƣợc truyền tải hằng ngày trong gia đình, giữa bạn bè, theo ý kiến các nhà lãnh đạo, theo các thể chế tôn giáo và văn hóa, trƣờng học, nơi làm việc, quảng cáo và các phƣơng tiện truyền thông. Chúng phản ánh 7
  15. và tác động lên các vai trò khác nhau mà phụ nữ và nam giới có thể thực hiện trong xã hội, cũng nhƣ vị trí, sức mạnh kinh tế. Ở Việt Nam dƣới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm giới tính lần đầu tiên đƣợc quy định cụ thể tại khoản 2, điều 5, Luật Bình đẳng giới “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ”. Nhƣ vậy, giới tính chỉ rõ sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Những đặc điểm mang tính bẩm sinh, hình thành từ trong bào thai. Thông thƣờng mỗi ngƣời sinh ra đã mang các đặc điểm giới tính của nam hoặc nữ, mà không phụ thuộc vào mong muốn của cá nhân đó hay của cha, mẹ. Các đặc điểm của mọi ngƣời cùng giới tính về cơ bản là giống nhau, không hoặc ít thay đổi theo lịch sử hay điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, thể chế. Với tiến bộ khoa học, ngày nay ngƣời ta có thể phẫu thuật để chuyển đổi giới tính. Tuy vậy, các phẫu thuật chỉ tạo ra những thay đổi về hình thể mà không thay đổi đƣợc các chức năng sinh lý nhƣ: Nữ giới có trứng, có khả năng mang thai, sinh con, nuôi con bằng sữa của mình; nam giới có tinh trùng, có khả năng làm cho phụ nữ mang thai,…Trong khoản 1, điều 5, Luật Bình đẳng giới” “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”, có thể thấy bên cạnh cách giải thích có tính pháp lý nói trên, trong các tài liệu huấn luyện, truyền thông về giới ở Việt Nam trong thời gian qua còn đƣa ra những cách giải thích khác nhau về thuật ngữ này. Ví dụ: “Giới chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và cách ứng xử [9; tr7]. “Giới là một thuật ngữ xã hội bắt nguồn từ môn nhân chủng học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn và lợi ích” [30, Tr6]. Điểm chung trong các cách giải thích khác nhau về thuật ngữ “giới” là “giới chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt xã hội. Các đặc điểm giới của nam và nữ hình thành và phát triển trong quá trình lớn lên của mỗi cá nhân với môi trƣờng văn hóa, xã hội. Giới là sự “quy định” của xã hội về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và giá trị của nam và nữ. Nhƣ vậy, từ “giới” trong Luật bình đẳng giới có nghĩa hoàn toàn khác với từ “giới” trong từ điển tiếng việt, từ “giới” là từ chỉ “lớp ngƣời trong xã hội phân theo một đặc điểm rất chung nào đó, về nghề nghiệp, 8
  16. địa vị xã hội” nhƣ giới tiểu thƣơng, giới quân sự, giới phụ nữ, giới thạo tin,…[12]. 1.1.1.2. Sự khác nhau giữa giới tính và giới “Giới tính” và “Giới” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, mặc dù hai khái niệm này đều xoay quanh vấn đề về con ngƣời, mà ở đây cụ thể là giữa ngƣời nam và ngƣời phụ nữ, song mỗi khái niệm đều mang những đặc điểm riêng biệt, chỉ những vấn đề khác nhau đối với một con ngƣời khi đƣợc sinh ra, lớn lên và tồn tại trong một xã hội. Khái niệm “giới tính” chỉ rõ là những khác biệt về mặt sinh học, mang tính phổ biến và không thể thay đổi đƣợc, có nghĩa là khi sinh ra, bẩm sinh đã có đối với mỗi giới nam và nữ và những đặc điểm này không thể thay đổi đƣợc theo thời gian, mặc dù ngày nay y học tiến bộ có can thiệp, tác động để thay đổi song sự thay đổi đó chỉ mang tính chất bề ngoài, ví dụ: nam giới có thể có tóc dài, có ngực,...nhƣng không thể thay đổi đƣợc bản chất bên trong, hay nói cách khác đó là “thiên chức” của mỗi giới, ví dụ: nam giới có thể có tóc dài, có ngực nhƣng không thể sinh con. Khái niệm “giới” chỉ rõ những khác biệt về mặt xã hội đối với từng ngƣời, từng giới nam hay nữ, không phải là bẩm sinh, sinh ra đã có mà những khác biệt này đƣợc hình thành do giáo dục, do môi trƣờng sống và thay đổi đƣợc theo thời gian, thậm chí còn rất khác nhau giữa xã hội này với xã hội khác hay giữa những ngƣời sống trong cùng một xã hội. Ví dụ: giới văn nghệ sỹ, giới báo chí. Bảng 1.1. Các đặc điểm phân biệt giới tính và giới Giới tính Giới Đặc điểm về sinh học khác nhau giữa Cách ứng xử, vai trò, hành vi mà xã hội nam và nữ (sinh ra đã có) mong đợi ở nam và nữ (không phải sinh ra Ví dụ: Vóc dáng, giọng nói, cơ quan đã có) sinh dục; Nam giới có tinh trùng và Ví dụ: Chồng là trụ cột trong gia đình, phụ có thể làm cho phụ nữ thụ thai. Nữ nữ luôn phụ thuộc vào nam giới; chồng chỉ giới có trứng, có khả năng mang thai, làm những việc lớn, vợ phải giỏi nội trợ sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ. Ngƣời ta khi sinh ra đã thuộc về một Ngƣời ta học và nhập tâm về các vai trò 9
  17. giới tính nhất định và không thay dổi giới trong quá trình trƣởng thành và giao theo thời gian (nếu không có sự can tiếp xã hội, điều này có thể thay đổi theo thiệp của y học) thời gian. Ví dụ: Một ngƣời khi sinh ra đã biết Ví dụ: Ở rất nhiều nƣớc phụ nữ đảm nhiệm là trai hay là gái căn cứ vào các đặc vai trò chăm sóc con cái, nhƣng càng ngày điểm sinh học của cơ thể nam giới càng tham gia nhiều hơn vào công việc này. Quan niệm về giới tính của một Quan niệm về các vai trò giới khác nhau ngƣời ở nơi nào cũng vậy theo phong tục, tập quán, theo vùng và thời Ví dụ: Một ngƣời sinh ra đã là nam gian. (hay nữ) thì đi đâu cũng đƣợc coi là Ví dụ: Ở ngƣời dân tộc kinh, khi kết hôn cô nam (hay nữ) dâu phải về nhà chồng (vai trò của cô dâu); ở một số ngƣời dân tộc ở Tây Nguyên, khi kết hôn chú rể phải về nhà vợ (vai trò của chú rể). Thời phong kiến: nam giới có thể có nhiều vợ, ngày nay nam giới chỉ có thể có một vợ (thay đổi theo thời gian) (khó) không thay đổi đƣợc Có thể thay đổi theo thời gian Trừ khi phẫu thuật, dùng hóc - môn Có thể thay đổi khi quan niệm xã hội và có thể thay đổi hình thể đến một mức các điều kiện xã hội thay đổi độ nào đó (Theo tài liệu tham khảo “Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình - Hà Nội, 2007 Ban gia đình xã hội Hội LHPN Việt Nam, trang 13) Từ biểu phân biệt trên cho chúng ta nhận thấy rõ sự khác nhau giữa khái niệm “giới tính” và khái niệm “giới”. Sự phân biệt hai khái niệm “giới tính” và “giới” nhằm phân biệt hai loại đặc điểm của phụ nữ và nam giới: Một loại đặc điểm do yếu tố sinh học quy định - đặc điểm giới tính, loại đặc điểm thứ hai do quan niệm xã hội và sự phân công lao động xã hội tạo nên - đặc điểm giới. Nhƣ vậy, muốn đạt đến vấn đề bình đẳng giới tức là bình đẳng xã hội giữa nam và nữ thì vấn đề không phải là thay đổi các đặc điểm về giới tính, mà cần phải thay đổi 10
  18. quan niệm về vị trí, vai trò của phụ nữ và nam giới cũng nhƣ thay đổi những định kiến về giới, thay đổi về cách phân công lao động trong xã hội. 1.1.1.3. Khái niệm Bình đẳng giới và lợi ích của thực hiện Bình đẳng giới Bình đẳng giới theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Bình đẳng giới hoặc bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, có nghĩa là bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ, cơ hội, sự đối xử và sự đánh giá về phụ nữ và nam giới - Trong công việc và tại doanh nghiệp - Trong mối quan hệ giữa công việc và cuốc sống. Có nghĩa tất cả mọi ngƣời đều cần đƣợc đối xử một cách tôn trọng và đƣợc thể hiện hết khả năng của mình, nhằm mang đến cuộc sống có chất lƣợng tốt hơn cho mọi ngƣời, điều này không có nghĩa là phụ nữ và nam giới cần phải giống hệt nhau trong mọi việc. Phụ nữ và nam giới có thể và thực tế rất khác nhau nhƣng cần có quyền bình đẳng về trách nhiệm, quyền lợi, cơ hội, đƣợc đối xử và đánh giá một cách công bằng. Ở Việt Nam, thuật ngữ "Bình đẳng giới" lần đầu tiên đƣợc quy định tại Khoản 3, điều 5, Luật Bình đẳng giới, “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, đƣợc tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hƣởng nhƣ nhau về thành quả của sự phát triển đó”. Bình đẳng giới là một thuật ngữ trong hệ thống lý thuyết về giới. Bình đẳng giới đƣợc xây dựng trên cơ sở thừa nhận giữa nam và nữ có sự khác biệt về giới tính và giới. Đồng thời khẳng định: - Nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau (mọi đặc điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ đều đƣợc thừa nhận và tôn trọng) - Nam và nữ đƣợc tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. - Hƣởng thụ nhƣ nhau thành quả sự phát triển của gia đình và cộng đồng. Cụ thể: Trong gia đình, phụ nữ và nam giới cùng: Tôn trọng lẫn nhau; chia sẻ công việc gia đình; bàn bạc, quyết định mọi công việc gia đình; giúp đỡ động viên nhau trong học tập và tham gia công việc xã hội; không có hành vi 11
  19. bào lực làm tổn thƣơng đến tình cảm, tinh thần, thể chất của nhau. Ngoài xã hội, phụ nữ và nam giới cùng: Có địa vị và quyền nhƣ nhau trong mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; các quyền bình đẳng của nam giới và phụ nữ đƣợc pháp luật bảo vệ. Có cơ hội nhƣ nhau trong sử dụng và quản lý các nguồn lực nhƣ: đều đƣợc vay vốn, đƣợc đào tạo nghề, học tập, nâng cao trình độ, chuyển giao công nghệ mới, đƣợc cung cấp thông tin, đƣợc đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…Cùng hƣởng lợi công bằng và bình đẳng những thành quả của sự phát triển nhƣ: đƣợc thụ hƣởng văn hóa, văn nghệ, đƣợc chăm sóc về sức khỏe, dinh dƣỡng, đƣợc hƣởng tiền công, tiền lƣơng bình đẳng. Cùng bình đẳng trong tham gia bàn bạc và ra quyết định, thực hiện dân chủ cơ sở, tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhƣ: cùng đƣợc tham gia bàn bậc các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, cùng đƣợc tham gia phát biểu ý kiến, đề xuất nguyện vọng. Các ý kiến của phụ nữ đều đƣợc tôn trọng, lắng nghe và đƣợc giải quyết nhƣ ý kiến của nam giới, phụ nữ và nam giới cùng đƣợc tham gia vào các vị trí lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành ở địa phƣơng [9; Tr23,24] Nhƣ vậy, Bình đẳng giới không chỉ quan tâm đến quyền bình đẳng, cơ hội bình đẳng mà còn quan tâm đến khả năng sử dụng quyền, khả năng nắm bắt cơ hội để có đƣợc kết quả là nam và nữ đƣợc thụ hƣởng nhƣ nhau thành quả của sự phát triển. Vì vậy, nếu trong một bối cảnh cụ thể do sự khác biệt về giới tính hoặc giới, gây bất lợi cho nam hoặc nữ, cản trở họ sử dụng quyền, nắm bắt cơ hội thì cần áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc biện pháp bảo vệ và hỗ trợ ngƣời yếu thế trong xã hội, ví dụ: trong pháp luật chúng ta đã có các quy định nhƣ nhau giữa nam và nữ, cụ thể: trong Luật bầu cử quy định nam và nữ bình đẳng trong bầu cử và ứng cử và Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, nhƣng trên thực tế cho thấy từ trƣớc đến nay, tỷ lệ nữ trong quốc hội, HĐND ở các cấp luôn thấp hơn nam, điều này dẫn đến việc những quy định nam, nữ bình đẳng trong luật bầu cử chỉ mang tính hình thức mà chƣa có bình đẳng thực chất, vì vậy cần có biện pháp để thúc đẩy bình đẳng giới, khắc phục những bất lợi có sự khác biệt về giới mang lại cho nam hoặc nữ nhƣ quy định rõ tỷ lệ nữ tham gia 12
  20. đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND, tham gia cấp ủy các cấp và giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc, MTTQ và các đoàn thể - chính trị; có cơ chế tạo điều kiện hỗ trợ cho nữ tham gia đào tạo, nâng cao trình độ,…Nhƣ vậy, có thể khẳng định: bình đẳng giới chính là mô hình bình đẳng thực chất. Bình đẳng giới đƣợc thực hiện, phụ nữ và nam giới đƣợc đầu tƣ phát triển, đƣợc tạo điều kiện tham gia đào tạo, chăm sóc sức khỏe, đƣợc chia sẻ công việc gia đình, đƣợc đối xử bình đẳng sẽ phát huy đầy đủ tiềm năng, trở thành: Ngƣời lao động có kiến thức, có nghề nghiệp, có sức khỏe, tạo tiền đề để tăng thu nhập cho gia đình và tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Cha, mẹ có kiến thức sẽ biết cách tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, góp phần làm lành mạnh xã hội. Bình đẳng giới đƣợc thực hiện sẽ góp phần phát huy mọi năng lực của phụ nữ và nam giới, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế xã hội bền vững. 1.1.1.4. Pháp luật và thực hiện pháp luật bình đẳng giới Trƣớc hết nói về định nghĩa “pháp luật”: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do nhà nƣớc đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nƣớc của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng nhà nƣớc nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì dự phát triển bền vững của xã hội” [13,Tr288]. Nằm trong hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật bình đẳng giới cũng có những thuộc tính đặc trƣng cơ bản và mục đích điều chỉnh của pháp luật đó là: hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do nhà nƣớc đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nƣớc. Song tiếp cận ở góc độ trực tiếp mang tính bản chất cụ thể riêng biệt cho chúng ta thấy pháp luật bình đẳng giới nhằm đảm bảo việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, đƣợc tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình, của cộng đồng và đƣợc thụ hƣởng nhƣ nhau về thành quả của sự phát triển đó trên cơ sở giáo dục thiết phục và cƣỡng chế. 13

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )