Phân tích swot cafe trung nguyên
Gi i thi ớ ệu sơ lược về công ty và sản phẩm của công ty
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt
Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê
quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. » Xem thêm
Tóm tắt nội dung tài liệu
- Phân tích swot cafe trung nguyên .
1. Giới thiệu sơ lược về công ty và sản phẩm của công ty
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt
Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê
quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê
Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành
viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên,
công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và
công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm:
sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân
phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10
công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam,
hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền
trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,
Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã
được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ,
Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn
1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
2 . Phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strengths) :
-Nhà máy sản xuất đặt ngay tại thủ phủ của cây cà phê là Buôn Ma Thuật- Cơ sở hạ
tầng vững chắc
-Có một hệ thống kênh phân phối rộng khắp- Tiên phong trong hình thức đối chứng và
nhượng quyền thương hiệu tại VN-Chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị
hiếu của người VN
-Công tác quan hệ công chúng (PR) hiệu quả
- -Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào
tạo bài bản
- Yếu tố “ thương hiệu Việt”( lợi thế sân nhà) Trung nguyên luôn chú trọng “tính dân
tộc” trong mỗi sản phẩm của mình và G7 cũng không ngoại lệ, dám đương đầu với
mọi thách thức thể hiện bản lĩnh của dân tộc, “chiến đấu“ trên sân nhà thì lợi thế
chính là sự thông thuộc, thấu hiểu văn hoá của người tiêu dùng bản xứ, từ đó chủ
động triển khai “thế trận“ và bắt đối thủ phải “chơi“ theo cách của mình. Tinh thần
dân tộc và yếu tố văn hoá là một “thế lực“ rất lớn trong tiếp thị. Trung Nguyên đã phát
huy được sức mạnh đó khi tập hợp được sự ủng hộ của chính người tiêu dùng VN.
Việc sử dụng những hạt café của đất rừng Tây nguyên truyền thống làm sản phẩm
café hòa tan mang phong cách việt đã đánh vào tâm lí khách hàng “người việt nam dùng
hàng việt”. Với thương hiệu Trung nguyên được người dân việt nam biết đến và ưu
chuộng, G7 nhanh chóng tạo được chỗ đứng trên thị trường việt nam
- Sản phẩm chất lượng tốt, hương vị riêng biệt : là sản phẩm của tập đoàn trung
nguyên nổi tiếng trong và ngoài nước. Được chế biến từ nguồn nguyên liệu tốt nhất
với công nghệ hiện đại và bí quyết chiết xuất đặc biệt, Cà phê hòa tan G7 có hương vị
khác biệt, đậm đặc và quyến rũ, đúng ‘gu’ thưởng thức cà phê Việt Nam. có khẩu vị và
hương thơm đậm đà mà không một loại cà phê hòa tan nào có được. Điều đó đã được
kiểm chứng qua sự tin tưởng của khác hàng dành cho G7, doanh số bán hàng của sản
phẩm này đã tăng lên nhanh chóng từ sau những đợt quảng cáo rầm rộ. Hơn nữa, việc
Trung Nguyên khai thác café G7 với nhiều hương vị để thích ứng với những “cá tính”
khách hàng khác nhau, vd như: café G7 3in1, G7 2in1, G7 hòa tan đen, G7 cappuccino,
làm phong phú thêm cho sản phẩm này.
- Khâu phân phối rất mạnh từ mạng lưới phân phối có sẵn của Trung Nguyên và công
tác quảng bá, tiếp thị : Trung Nguyên đã tung “đòn” táo bạo là mời người tiêu dùng
“thử mùi“ sản phẩm trong chương trình “Ngày hội tuyệt đỉnh G7” được tổ chức quy
mô tại Dinh Thống Nhất. Hơn 35000 người đã tham gia ngày hội này. Tại đây, Trung
Nguyên mời người tiêu dùng uống thử 2 ly cà phê hoà tan, một của G7, một của
Nescafe (người tiêu dùng không được cho biết nhãn hiệu trước khi uống) và so sánh
xem họ thích sản phẩm nào hơn. Trước khi tiến hành cuộc thử nghiệm cà phê này,
Trung Nguyên đã gửi thư thông báo cho Nescafe và sẵn sàng cho một vụ kiện nếu có.
Kết quả của cuộc “thử mùi“ đó cho biết có 89% người tiêu dùng chọn G7 và 11% chọn
Nescafe: Trung Nguyên thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch này.
- Điểm yếu (weaknesses) :
- Cách thức “tuyên chiến” lâu nay của G7 với nescafe, có người ủng hộ, có người
không. Triết lý cốt lõi lâu nay của G7 là “chiến đấu vì thương hiệu Việt”, kêu gọi sự
ủng hộ, đồng thuận của người tiêu dùng đồng bào cho một sản phẩm nội địa. Tuy
nhiên, sức thuyết phục từ thông điệp này đang giảm dần, người tiêu dùng đang trông
chờ một sản phẩm G7 với sự mới mẻ.
- G7 chỉ là một sản phẩm café của Trung nguyên nên sự vững chắc còn chưa được
khẳng định, sẽ có những sản phẩm thay thế chăng? Như trước đây café trung nguyên
đã từng mất thương hiệu vào tay người nước ngoài, để bây giờ G7 lên thay thế. Sự
phát triển của một sản phẩm là cả một quá trình dài, cần có những sự quản lý và
hướng đi đúng đắn để giữ hình ảnh và thói quen của người dùng, như một sản phẩm
không thể thiếu
Cơ hội ( opportunities) :
- G7 đi tiên phong trong cuộc “cách mạng” mang tên “tinh thần Việt” thể hiện ước mơ
của người Việt Nam dám đứng lên chứng tỏ mình, cơ hội nằm ở những tư duy đầy
sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết muốn vươn m.nh trở thành số một ở Việt nam và trên
thế giới.
- G7 có nền tảng là Trung nguyên- một thương hiệu nổi tiếng từ lâu đã được nhiều
người biết đến, bằng những chiến lược marketing rộng khắp và có quy mô lớn cộng
với sự quảng bá hình ảnh cũng như chất lượng café G7 ra nước ngoài bằng chuỗi
những cửa hàng nhượng quyền thương hiệu. G7 đang đứng trước cơ hội cạnh tranh
cao với các đối thủ lớn như Highlands coffee, điều đ. từng làm tương tụ với Nescafe
của Mỹ tại thị trường Việt Nam.
Thách thức ( Threasts) :
- G7 đã từng tuyên chiến mạnh mẽ với Nescafe của hãng Nestle Hoa
Kì và dành được thị phần khá cao ở Việt nam, việc có nhiều công ty muốn
“lật đổ” là điều khó tránh khỏi. thách thức đặt ra là làm sao Trung nguyên có thể giữ
vững vị thế mà mình đã đạt được trong suốt 6 năm qua. Trung
nguyên cần đưa ra những sách lược lâu dài, chú trọng việc phát triển sản
phẩm số 1 của mình tại nước nhà để sản phẩm mang thương hiệu Việt này
mãi là thức uống mà người dân Viêt tự hào.
- Song song với việc phát triển sản phẩm tại Việt nam, việc phát triển
các cửa hàng nhượng quyền cũng có nhiều rủi ro khi không kiểm soát được
- hệ thống các cửa hàng này, có thể làm mất uy tín của café Việt. Khi đó sẽ là
điều kiện thuận lợi để các công ty nước ngoài tấn công h.ng đánh bật sản
phẩm G7. Sẽ là thách thức không nhỏ khi bị phân tán nguồn sản phẩm này
3. Lập 4 nhóm chiến lược
Sơ lược về thị trường : Hiện nay, sản phẩm cà phê G7 của trung nguyên chiếm lĩnh
thị rườngViệt Nam. Năm 2003, Trung Nguyên đã một cuộc “thử mù” (blindtest) tại
Việt Nam với hơn 3.500 người tiêu dùng giữa hai nhãn cà phê hòa tan G7 của Trung
Nguyên và Nescafe (Nestle), với kết quả là đa số nghiêng về sản phẩm G7. Hơn nữa,
sản phẩm cà phê hương chồn của Trung nguyên vẫn là sản phẩm được chính phủ
chọn để tặng cho nước ngoài. Hàng năm, Việt Nam tiêu thụ hơn 1 triệu tấn trong khi
đó tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 56000 tấn, chiếm hơn 5% tổng sản lượng cà phê. Thị
trường Việt Nam đã vượt qua Indonexia và Brazil để đứng đầu thế giới. Nắm bắt
được xu hướng đó, Trung nguyên quyết tâm đưa sản phẩm cà phê của mình, nhất là
G7, vượt qua các đối thủ như Nesle.
a. Chiến lược SO
Chính sách ưu đãi của nhà nước là cơ hội thuận lợi cho Trung Nguyên phát triển
mạnh ở thị trường trong nước và mở rộng ra nướcngoài-VN gia nhập WTO, thị trường
mở rộng, thị hiếu tiêu dùng hiện đại tất cả sẽ là cơ hội khai thác triệt để các lợi thế
về uy tín và khả năng phù hợp với người tiêu dùng Việt
- Cơ sở vật chất và nguồn nguyên liệu đầy đủ sẵn có là động lực để mở rộng sản
xuất và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng
- Người tiêu dùng coi trọng “chất lượng”, “nhãn hiệu nổi tiếng” và “sản phẩm bền
vững và có xuất xứ”
b. Chiến lược ST
- Giá cả gia tăng nhưng với thị phần đáng kể sẽ không tác động lớn tới nhu cầu về
sản phẩm
- Giá cả nguyên vật liệu có thể gia tăng nhưng với nguồn nguyên liệu sẵn có dồi dào
thì việc chèn ép giá sẽ khó xảy ra và sẽ tác động không đáng kể đến giá thành sản
phẩm
-Lãi suất ngân hàng khá cao là thiệt thòi chung cho các doanh nghiệp trong nước,nhưng
tập đoàn Trung Nguyên đã có chỗ đứng trên thị trường nên có đủ tiềm lực tài chính để
duy trì phát triển các hoạt động của mình.
-Sự gia tăng nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được nắm bắt kịp thời
- Đối thủ cạnh tranh khó có thể chèn ép Trung Nguyên đến đường cùng bởi những
thành công đã đạt được với “lợi thế sân nhà” của mình.
- c. Chiến lược WO
-Cần đưa ra bản công bố chi tiết về hoạt động nhượng quyền cung cấp cho đối tác
nhằm cụ thể hóa hoạt động nhượng quyền, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài.
- Chú trọng hơn việc đăng ký bản quyền các nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm , tăng
cường quảng bá hình ảnh nhận diện thương hiệu Trung Nguyên.
- Tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và có tầm nhìn chiến lược
d. Chiến lược WT
- Đưa ra tiêu chuẩn đồng nhất về hình thức và dịch vụ của hệ thống nhượng quyền
nhằm tạo phong cách, dấu ấn riêng cho thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
-Tăng cường đội ngũ giám sát và phát triển nhượng quyền.
-Cần phải tập trung vốn đầu tư nhiều hơn cho Công ty CafeTrung Nguyên so với hệ
thống G7Mart , tránh mất định hướng và rối loạn về chính sách và chiến lược.
4. Lựa chọn chiến lược.
a. Chiến lược sản phẩm
- Vì đối thủ có xu hướng nhảy vào đầu tư những sản phẩm dành cho phái đẹp. Nên
năm 2009 công ty đã cho ra đời sản phẩm cà phê Passiona dành cho phái đẹp.Tuy nhiên
ta thấy đây là một phân khúc nhỏ trên thị trường cafe do sự có mặt của rất nhiều sản
phẩm cafe đáp ứng đủ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt cafe 3in1 là
thức uống gia đình phổ biến, từ người cao tuổi, phụ nữ hay giới văn phòng, sinh
viên...đều dễ tìm được loại sản phẩm gần với sở thích của mình. Vì thế cà phê
Passiona cần phải tận dụng lợi thế khác biệt để tạo dấu ấn trên thị trường, đó là trong
công tác quảng cáo phải nhấn mạnh đặc điểm Passiona là cafe lần đầu tiên sử dụng
đường ăn kiêng và có bổ sung các dưỡng chất Collagen,Viatmin PP cùng các loại thảo
mộc Phương Đông quý hiếm giúp làn da khỏe đẹp,tốt cho sức khỏe.
- Phải thay đổi bao bì mới đẹp và gây ấn tượng hơn . Đã có nhiều ý kiến cho rằng
bao bì hiện tại thiếu sáng tạo, nhìn thoáng qua dễ nhầm với các loại mỹ phẩm chăm
sóc sắc đẹp, thậm chí nhầm với cả các sản phẩm nhạy cảm do có in hình phụ nữ trên
bao bì . Không nhất thiết phải đưa hình phụ nữ lên bao bì với một sản phẩm đồ uống
dành cho phái nữ.
-Qua khảo sát những phụ nữ thích uống cafe đều cho rằng hương vị của Passiona vẫn
nhạt nhẽo. Cần chú ý tăng cường vị cafe mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu của người
thưởng thức.
- Dòng sản phẩm cafe lon pha sẵn vẫn còn mới mẻ và đầy tiềm năng trên thị trường
Việt Nam. Loại sản phẩm này thu hút được nhiều người vì tính tiện dụng và phù hợp
- với cuộc sống hiện đại luôn bận rộn. Tuy nhiên, cho đến nay các sản phẩm cafe uống
liền đóng lon tại thị trường Việt Nam hầu hết là những sản phẩm nhập khẩu và chỉ có
một số các nhãn hiệu cafe lon sản xuất trong nước là Nestle, Birdy và VIP. Trung
Nguyên có đủ khả năng cạnh tranh với các nhãn hiệu này nếu ra mắt dòng sản phẩm
cafe lon mới, ít nhất thương hiệu nổi tiếng Trung Nguyên có thể đánh bật Birdy và
VIP để tiếp tục cạnh tranh với đối thủ lớn là Nestle. Chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm cũng là cách mở rộng thị trường cho thương hiệu Trung Nguyên.
b. Chiến lược Marketing.
Cần có một chiến lược Marketing lâu dài và mới mẻ như:
- Đưa những ý tưởng mới vào hệ thống các quán nhượng quyền của Trung Nguyên,
đó là sử dụng âm nhạc để tạo phong cách thưởng thức riêng cho cà phê Trung Nguyên:
Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, còn cafe là một thức
uống tuyệt vời để thưởng thức, sẽ rất hiệu quả khi các quán cafe nhượng quyền
Trung Nguyên kết hợp hai yếu tố này với nhau. Việc đưa thương hiệu cafe Trung
Nguyên gắn liền với phong cách thưởng thức âm nhạc có gu như dòng nhạc trữ tình
của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Phú Quang...sẽ tạo được dấu ấn riêng, từ đó
từng bước phát triển dần hệ thống quán cà phê -âm nhạc mang đặc trưng riêng của
Trung Nguyên. Thị trường mục tiêu của hệ thống quán cafe - âmnhạc này chính là cán
bộ công chức, giới văn nghệ sĩ và những người yêu nhạc...
- Chọn mua bản quyền một bài hát thật phù hợp với giá trị chủ đạo mà Trung Nguyên
mong muốn truyền đạt và đưa vào quảng cáo, đoạn quảng cáo này sẽ được phát
thường xuyên vào những khung giờ vàng trên truyền hình, những giai điệu đó sẽ trở
thành linh hồn cho cả quảng cáo cũng như thương hiệu và gây ấn tượng sâu săc cho
người xem.
- Khai thác khả năng quảng cáo miễn phí trên mạng xã hội ảo như facebook, ngoài lợi
thế về vấn đề tài chính đó là lợi thế Facebook đang là mạng xã hội lớn nhất thế giới
với hơn con số thành viên lên đến hơn 250 triệu thành viên, cùng vớisố lượng truy cập
lên đến 340 triệu lượt mỗi tháng. Chính từ số lượng thành viên lớn như vậy, nếu
quảng cáo trên mạng xã hội này sẽ có số lượng bạn (khách hàng tiềm năng) ghé thăm
rất lớn thay vì những chiến lược PR khác tốn kém hơn rất nhiều và hơn cả thông qua
hình thức này Trung Nguyên sẽ nhận thấy những nhu cầu của khách hàng dễ dàng
hơn. Tuy nhiên, hình thức quảng cáo trên Facebook rất đơn giản và ai cũng có thể tự
tạo được nên nguy cơ hàng giả, hàng nhái sẽ là rất cao nên cần phải chú trọng đến
vấn đề bản quyền thương hiệu.
* Những chiến lược của doanh nghiệp đã và đang thực hiện
- a/ Chiến lược thâm nhập thị trường:
Cafe Trung Nguyên tại thời điểm ban đầu khi tiếp cận thị trường Sài Gòn đã thất
bại liên tiếp cho đến một mốc lịch sử vào ngày 20/8/1998 họ đã khai trương quán café
cho uống miễn phí 10 ngày. Thông qua hoạt động này Trung Nguyên đã giới thiệu đến
khách hàng sản phẩm cafe của mình, đồng thời hướng dẫn khách cách thưởng thức
cafe "theo kiểu Trung Nguyên".Sáu tháng sau đó, cái tên Cà phê Trung Nguyên đã phát
triển hơn cả một doanh nghiệp có thâm niên 20 năm tại thành phố Buôn Mê Thuột. Sự
đón nhận nhiệt tình và nhanh chóng của người tiêu dùng đã tạo nên một hiện tượng
Trung Nguyên trên mảnh đất Sài Gòn năng động và đầy cạnh tranh. Trung Nguyên đã
duy trì sự phát triển ấy bằng "Tam giác chiến lược"-cứ một quán phát triển thì mở
thêm 2 quán liền đó để những người quản lý duy trì sự kiểm soát ,thiết kế, sự phục
vụ và chất lượng cafe ở các quán.Bên cạnh đó giảm chi phí quản lý và chi phí hàng tồn
kho trong lúc còn khó khăn về vốn. Trung Nguyên đã thực hiện một cuộc xâm nhập thị
trường ngoạn mục nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu Việt Nam. Có thể nói,cà
phê Trung Nguyên là một thành công kỳ diệu của xây dựng thương hiệu tại Việt Nam
trong thời gian qua. Chỉ trong vòng 5 năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ tại Buôn Ma
Thuột, Trung Nguyên đã có mặt tại mọi miền đất nước.
b/ Chiến lược mở rộng thị trường
Sau khi đã chinh phục nhanh chóng thị trường trong nước bằng chất lượng và phong
cách riêng, độc đáo của mình thì Trung Nguyên bắt đầu đưa thương hiệu của mình ra
thị trường thế giới với chiến lược nhượng quyền kinh doanh lần đầu tiên tại
Singapore vào năm 2000.Tuy nhiên thành công chỉ thật sự đến với Trung Nguyên vào
năm 2002 khi họ xuất hiện ở Nhật Bản bên cạnh 400 cửa hàng trên tổng số 6000 cửa
hàng của starbucks - tập đoàn cafe lớn nhất thế giới của Mỹ và một loạt các nhãn hiệu
cafe Nhật cũng không kém phần đình đám. Thành công của Trung Nguyên ở Nhật Bản
đã thực sự giúp nó nhảy vọt. Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật
Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc. Cà phê rang Trung Nguyên
cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Hiện
Đặng Lê Nguyên Vũ đang triển khai cáchợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho Cà phê
Trung Nguyên tại 15 nước như Đức, Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippin...
c/ Chiến Lược Đa Dạng Hóa:
Dựa trên nền tảng bản sắc văn hóa Việt với mang đến cho khách hàng sự cảm
nhận rất khác biệt về cách thưởng thức cà phê mà lâu nay họ chưa từng được biết
đến.Trung Nguyên đã nghiên cứu và phát triển 30 loại cà phê pha chế có hương vị
riêng biệt, tạo ra 9 loại mức độ hương vị khác nhau cho sản phẩm của mình. Với nỗ
lực của mình Trung Nguyên đã cho ra đời những sản phẩm café thượng hạng như: café
- chồn,một loại cafe đắt nhất thế giới và cũng hiếm nhất thế giới - để xuấtkhẩu sang
các nước phát triển .Hay sản phẩm café hòa tan G7 được đầu tư kỹ lưỡng từ cách đặt
tên, bao bì sản phẩm, hệ thống quảng bá..... với tham vọng chinh phục thị trường 7
nước phát triển.
d/ Chiến Lược Phân Phối:
Nói đến hệ thống phân phối của Trung Nguyên thì không thể không nhắc
đến"nhượng quyền kinh doanh",một chiến lược góp phần to lớn vào mạng lưới phân
phối của Trung Nguyên.Năm 2006 Trung Nguyên đã cho ra đời 500 "siêu thị mini" G7
Mart- Hệ thống phân phối G7 mart được xây dựng dựa trên nền tảng nhân lực, tài lực,
giá trị thương hiệu của Công ty cà phê Trung Nguyên và 70 trung tâm phân phối trên cả
nước góp thêm vào hệ thống phân phối hùng hậu của Trung Nguyên.Từ đây sẽ phát
triển thành các trung tâm thương mại,đại siêu thị
e/ chiến lược truyền thông
Có thể nói thành công của Cafe Trung Nguyên là nhờ một phần to lớn của
"truyềnthông, cổ động". Họat động quảng cáo của trung nguyên là không nhiều, hiệu
quả thật sự mà Trung Nguyên đạt được là nhờ PR - quan hệ công chúng dựa trên nền
tảng giá trị cốt lõi mà công ty hướng đến Trung Nguyên đã thổi hồn dân tộc vào logo
và slogan của mình, đế cao tính tự tôn dân tộc trong từng sản phẩm.Chính vì vậy mà
Trung Nguyên đã nhanh chóng có được lòng tin của người tiêu dùng.Và slogan "Khơi
nguồn sáng tạo" đã trở nên quen thuộc không chỉ với những người làm trong các lĩnh
vực liên quan đến sáng tạo. Nổi bật là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thực hiện
"nhượng quyền thươnghiệu" ,chiến lược này đã phát huy tác dụng mạnh mẽ,làm hình
thành hệ giá trị của chuỗi quán nhượng quyền Trung Nguyên:
"NƠI HỘI TỤ CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU VÀ ĐAM MÊ CÀ PHÊ"
Thông điệp này được thể hiện qua rất nhiều yếu tố tại hệ thống quán, tập trung vào
các vấn đề:
1. Am hiểu, đam mê cà phê-Chỉ phục vụ những loại sản phẩm cà phê chất lượng đặc
biệt nhất.
- Sử dụng những công nghệ hiện đại nhất & Bí quyết Phương Đông đặc biệt.
- Đội ngũ phục vụ được đào tạo và am hiểu kỹ lưỡng về cà phê cùng với một tinh
thần cà phê mới.
2. Không gian đặc biệt đem lại nguồn cảm hứng cho sáng tạo .
-Trung NguyênCoffee-Nơi những tụ hội của những tinh hoa .Cùng với triết lý cà phê
về sự sáng tạo và phát triển bền vững, không gian quán cà phê sẽ được thiết kế để
mang lại cho người yêu cà phê sự thoải mái, tiện dụng để khuyến khích tối đa khả
năng tư duy và sáng tạo nhằm đạt được những thăng hoa,thành công trong cuộc sống.
- 3. Không gian chia sẻ và kết nối những đam mê Trung Nguyên Coffee - Nơi hội tụ của
những người yêu và đam mê cà phê cho những người đam mê cà phê, quán cà phê
Trung Nguyên sẽ là nơi gặp gỡ, sẽ chia những sự vui buồn, thành công trong cuộc
sống của tất cả mọi người đến từ khắp nơi trên toàn thế giới. Bất kể họ là ai, da
trắng hay da nâu; người giàu hay người nghèo; người đó theo trường phái, tôn giáo nào
hay thuộc đảng phái chính trị nào.Tất cả sẽ cùng nhau bên một không gian cà phê nồng
ấm sự sẻ chia, sự chân thành để hướng thế giới đến một sự an bình, hài hòa hơn.
Hiện nay,cà phê Trung Nguyên mở ra các không gian văn hóa tại các quán của mình để
đáp ứng nhu cầu "thưởng thức" văn hóa: Không gian Cà Phê Thứ Bảy sẽ tổ chức các
hoạt động triển lãm, sinh hoạt, giao lưu nghệ thuật bao gồm các lĩnh vực: sách, văn
học, hội họa & nhiếp ảnh, điện ảnh & sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, chương trình
"gặp gỡ & đối thoại" với sự tham gia của các nhà văn hóa, khoa học, trí thức trong mọi
lĩnh vực ….Đặc biệt, đến không gian Cà Phê Thứ Bảy những công chúng yêu nghệ
thuật còn được thưởng thức, khám phá một thư viện sách với hơn 200 đầu sách tinh
hoa thuộc nhiều thể loại: triết học, tiểu thuyết, sách nghiên cứu chuyên sâu trong
nhiều lĩnh vực...
f. Chiến dich PR
Tuy nhiên, trước một đối thủ quá mạnh về cả tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và uy
thế, Trung Nguyên xác định "chiến thuật" chính là hướng vào trái tim và tinh thần của
người tiêu dùng Việt Nam. Trung Nguyên đã thực hiện những cuộc tuyên truyền bài
bản nhằm vận động tinh thần và kêu gọi sự ủng hộ của các đại lý, nhà phân phối và
người tiêu dùng. Công ty này đã mở đầu bức thư ngỏ gởi người tiêu dùng bằng câu
"kính thưa quý đồng bào" và những lời lẽ rất tha thiết để khơi gợi tinh thần dân tộc.
Đồng thời, Trung Nguyên cũng đã hoàn toàn "đánh bài ngửa", trình bày rất rõ cho các
đại lý, nhà phân phối của mình biết những điểm mạnh, điểm yếu và cả nguyện vọng
của mình trong mong muốn được ủng hộ, đựơc đồng hành như một thượng hiệu Việt
Nam đang đi tiên phong. Đến "giờ G", công ty cho fax đồng loạt các bức thư ngỏ đến
các đại lý của mình...
Kết quả khá mỹ mãn: 89% người tiêu dùng chọn G7 và 11% người tiêu dùng chọn
nhãn hiệu kia. Nói cho đúng ra Trung Nguyên đã thành công vì không chỉ xây dựng
chiến lược đối đầu cho một sản phẩm 100% Việt Nam là G7 mà thật sự họ đã phát
động một cuộc chiến vì thương hiệu Việt với vũ khí là chất lượng sản phẩm và vận
động sự ủng hộ, hậu thuẫn của người tiêu dùng Việt, kênh phân phối Việt. Bên cạnh
đó, Trung Nguyên còn phối hợp với Báo Thanh Niên thực hiện chương trình: "Nước
Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ". Phát động "cuộc chiến vì thương hiệu Việt" của
Trung Nguyên cũng được đánh giá cao. Trung Nguyên với chương trình Xây dựng
- thương hiệu nông sản Việt Nam..
g. Chiến lược Franchise:
Sau khi có thương hiệu mạnh và vị thế vững chắc trên thị trường trong nước để tạo
nền tảng cho những bước tiếp theo là thâm nhập thị trường toàn cầu. Hiện tạiTrung
Nguyên đang có hệ thống cửa hàng đại lý nhượng quyền rộng lớn trên khắp cả nước
và một số ít tại các nước khác như: Hàn Quốc, Singarpo, Hoa Kỳ,..