Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh ở khối 7, 8

Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện với mong muốn giúp các em học sinh tiếp thu được nội dung của các bài thơ tứ tuyệt mà Bác viết trong những hoàn cảnh khác nhau, những thời kỳ khác nhau, người giáo viên phải vận dụng, kết hợp tốt các phương pháp dạy học, nhất là các phương pháp theo tinh thần ... » Xem thêm

29-11-2016 180 28
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY THƠ TỨ TUYỆT<br /> HỒ CHÍ MINH Ở KHỐI 7, 8.<br /> PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của<br /> dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Trong di sản văn hoá<br /> của Người, tác phẩm văn học giữ một vai trò quan trọng. Hơn nửa thế kỷ<br /> nay, có biết bao nhà khoa học đã dày công tìm tòi, nghiên cứu và viết nên<br /> những công trình khoa học, tôn vinh giá trị thẩm mỹ được thể hiện từ các<br /> hình tượng nghệ thuật mà cây bút xuất sắc Nguyễn Aùi Quốc - Hồ Chí Minh<br /> đã tạo nên. Ở nhà trường phổ thông các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh<br /> đặc biệt là những bài thơ tứ tuyệt đã trở thành nguồn cảm hứng giảng dạy học tập của nhiều thế hệ giáo viên và học sinh. Có biết bao nhà giáo và các<br /> em học sinh từng rung động trước những áng thơ tứ tuyệt đặc sắc của Người<br /> mà viết nên những tiểu luận sắc sảo, những bài văn làm lay động lòng<br /> người.<br /> Mặt khác, thơ tứ tuyệt là một thể thơ cổ với niêm luật chặt chẽ, lời ít ý nhiều,<br /> ngôn từ uyên bác nhưng đối tượng của chúng ta chủ yếu là học sinh dân tộc<br /> thiểu số, hầu hết các em không hứng thú với việc học văn, cộng với vốn từ<br /> ngữ nghèo nàn, khả năng cảm thụ văn học còn yếu, chưa biết cách phân tích<br /> các giá trị nội dung và nghệ thuật để hiểu các tác phẩm văn- thơ, nhất là cái<br /> đẹp cái hay trong thơ tứ tuyệt nói chung và trong thơ tứ tuyệt của Bác nói<br /> riêng.<br /> Với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở<br /> (THCS), tôi cũng muốn đưa ra một vài phương pháp có hiệu quả trong việc<br /> <br /> giảng dạy các bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Đó là lý do tôi chọn đề tài<br /> này.<br /> II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN<br /> CỨU ĐỀ TÀI<br /> 1. Mục đích nhiệm vụ<br /> Thể thơ tứ tuyệt là một trong hai thể thơ đường luật của Trung Quốc<br /> mà Hàn Thuyên đã nghiên cứu việc áp dụng vào thơ Nôm của nước ta thế kỷ<br /> XIV.<br /> Ai cũng biết, thơ tứ tuyệt có hình thức rất nhỏ, nhưng lại có nội dung<br /> rất phong phú, khối lượng thông tin rất nhiều, mà thực tế nhận thức của học<br /> sinh bậc THCS còn hạn chế. Bởi vậy, muốn các em tiếp thu được nội dung<br /> của các bài thơ tứ tuyệt mà Bác viết trong những hoàn cảnh khác nhau,<br /> những thời kỳ khác nhau, người giáo viên phải vận dụng, kết hợp tốt các<br /> phương pháp dạy học, nhất là các phương pháp theo tinh thần đổi mới của<br /> sách giáo khoa. Đó là:<br /> - Đổi mới tư duy nhận thức.<br /> - Phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo.<br /> - Đề cao kỹ năng thực hành, tổng hợp.<br /> Để từ đó các em học tốt hơn các bài thơ tứ tuyệt, rung cảm sâu sắc<br /> nội dung và nghệ thuật của thơ Bác Hồ.<br /> 2. Đối tƣợng học sinh<br /> Học sinh THCS là đối tượng hiếu động, học sinh với lứa tuổi này vừa<br /> tò mò, thích tìm hiểu, vừa nghịch nghợm lại ham chơi. Các em chưa tự giác<br /> trong học tập, không thích sự gò bó, chưa biết tự tìm tòi để mở mang kiến<br /> thức. Việc tham khảo sách, báo, tài liệu để mở mang kiến thức qua các<br /> phương tiện khác cũng hầu như không có. Việc tiếp thu học thuộc, nắm chắc<br /> bài cũng chưa cao. Nếu có đọc sách báo thì thường là các loại truyện tranh,<br /> <br /> truyện có tính bạo lực, kinh dị, không có tác dụng gì trong việc học văn. Một<br /> số em thì tìm mua các loại sách theo dạng bài mẫu, các bài chọn lọc, các loại<br /> sách học tốt để chép, để đối phó với thầy cô khi cần. Bởi vậy, các em càng<br /> chây lười, ỷ lại, ít tư duy. Cho nên chất lượng hocï tập của bộ môn còn thấp,<br /> còn rất nhiều em yếu kém.<br /> 3. Phạm vi nghiên cứu<br /> Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy có hiệu quả thơ tứ tuyệt Hồ<br /> Chí Minh ở khối 7, 8 tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tây Nguyên.<br /> III. CHẤT LƢỢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC<br /> Năm học 2010 - 2011, Tôi được phân công giảng dạy khối lớp 8, với<br /> sĩ số 30 em. Chất lượng khảo sát đầu năm là:<br /> Điểm<br /> <br /> Số lƣợng<br /> <br /> %<br /> <br /> Giỏi<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0%<br /> <br /> Khá<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,7%<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 20<br /> <br /> 66,7%<br /> <br /> Yếu, kém<br /> <br /> 8<br /> <br /> 26,6%<br /> <br /> Nguyên nhân: Phần đông là học sinh Dân tộc thiểu số, đại đa số các em<br /> không hứng thú với việc học văn, hơn nữa vốn từ ngữ của các em còn rất<br /> nghèo nàn, cảm thụ văn học yếu, chưa biết phân tích để hiểu các tác phẩm<br /> văn - thơ, đặc biệt là cái hay, cái đẹp trong thơ tứ tuyệt nói chung và trong<br /> thơ tứ tuyệt của Bác nói riêng.<br /> IV. CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU<br /> 1 - Cuốn: Sách giáo viên ngữ văn 7.<br /> 2 - Cuốn: Sách giáo viên ngữ văn 8.<br /> 3 – Cuốn : Sách thiết kế bài giảng 7, 8 (Nguyễn Văn Đường chủ biên)<br /> <br /> 3 - Cuốn: Nhật ký trong tù.<br /> 4 - Cuốn: Vẻ đẹp thơ văn Hồ Chí Minh.<br /> 5 - Thực tế giảng dạy trong vài năm nay.<br /> PHẦN II: NỘI DUNG<br /> I. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br /> Qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, việc cảm thụ<br /> các tác phẩm văn học nói chung, thơ nói riêng và nhất là các bài thơ tứ tuyệt<br /> của Bác. Học sinh phải tổng hợp cả ba phân môn: Văn; Tiếng Việt; Tập làm<br /> văn. Vì vậy, người giáo viên giảng dạy phải vận dụng, kết hợp nhịp nhàng<br /> các phương pháp: Diễn dịch; quy nạp; thực hành luyện tập. Các em học tốt<br /> các bài thơ tứ tuyệt của Bác là điều kiện cũng cố kiến thức phân môn Tiếng<br /> việt về vốn từ Hán và các yếu tố Hán việt, về câu, từ, nhịp, cách gieo vần và<br /> cấu trúc bài thơ tứ tuyệt. Vì thơ của Bác, nhất là các bài thơ trong tập “Nhật<br /> ký trong tù”, Bác viết bằng chữ Hán.<br /> Qua việc học các bài thơ Bác, các em hiểu sâu sắc thêm về một tâm<br /> hồn lớn, về nhân cách vĩ đại của Người.<br /> II. CƠ SỞ THỰC TIỄN<br /> Trong thực tế, qua việc học tập của các em tôi thấy: các bài thơ tứ<br /> tuyệt ngắn, nên các em dễ thuộc, song không phải các em nào cũng đọc tốt,<br /> đọc hay và đọc đúng. Nhiều em đọc chưa tốt. Các em vẫn chưa thấy hết cái<br /> hay, cái đẹp trong nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tầng bài. Bởi<br /> vì các em:<br /> - Chưa nắm chắc nguồn gốc và kết cấu của thơ tứ tuyệt.<br /> - Chưa hiểu hết nghĩa của các từ Hán và các yếu tố Hán Việt trong<br /> từng bài.<br /> - Chưa hiểu hết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của thơ.<br /> - Những bài thơ phiên âm tiếng Hán, khó đọc, khó thuộc.<br /> <br /> - Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn ...<br /> Đó là những vấn đề trong suốt quá trình giảng dạy. Tôi đã tổng hợp<br /> đưa ra và vận dụng các biện pháp giảng dạy nhằm giúp các em tiếp thu bài<br /> tốt hơn.<br /> III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br /> Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy - học thơ tứ tuyệt<br /> theo tinh thần thay sách giáo khoa mới ở trường THCS và theo tài liệu chuẩn<br /> kiến thức kĩ năng, có một số vấn đề cần xem xét như sau:<br /> - Dạy và học thơ tứ tuyệt ở trường THCS.<br /> - Dạy và học thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh ở lớp 7 và 8.<br /> Phải nghiên cứu hai vấn đề trên thì việc soạn bài cũng như việc thực<br /> hiện bài giảng trên lớp mới tiến hành được tốt. Người giáo viên chúng ta<br /> mới có điều kiện cần thiết để phát huy tài năng, sáng tạo trong việc dạy và<br /> hướng dẫn học sinh học thơ Tứ tuyệt.<br /> Hệ thống dạy và học thơ nói chung, thơ tứ tuyệt ở trường THCS nói<br /> riêng bao gồm:<br /> + Phương pháp đọc thơ.<br /> + Phương pháp nghiên cứu, gợi tìm.<br /> + Phương pháp phân tích- tổng hợp.<br /> Các phương pháp trên liên kết với nhau, hỗ trợ nhau. Ở một tiết học,<br /> cần vận dụng tốt cả ba phương pháp này.<br /> 1. Phƣơng pháp đọc<br /> Đọc thơ như thế nào? Đọc thơ tứ tuyệt như thế nào?<br /> Đọc thơ tứ tuyệt phải khác so với đọc thể thơ tự do và thơ lục bát.<br /> Người đọc thơ tứ tuyệt cần chú ý đến chữ, câu, vần, nhịp điệu và hình ảnh.<br /> Phải huy động toàn bộ vốn sống, vốn hiểu biết; phải liên tưởng, tưởng<br /> tượng. Tức là phải sống với tác phẩm. Trước hết, giáo viên phải làm cho học<br /> <br />

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )