Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Sáng kiến kinh nghiệm THCS - Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh

Sáng kiến kinh nghiệm thay đổi phương pháp dạy học, các tác phẩm văn học sẽ được chuyển hóa thành các tác phẩm kịch hay các chủ đề múa hát, trong quá trình chuẩn bị đó các em sẽ nhớ nội dung bài học và nắm được ý nghĩa của các tác phẩm văn học. » Xem thêm

05-03-2021 60 5
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh                         PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA                                   TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG  TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO – SÂN KHẤU HÓA TRONG BỘ MÔN NGỮ  VĂN 7 TẠI TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH” Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Y Vân Chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn 1 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  2. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh      Quảng Điền, tháng 5 năm 2019 PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Ngữ Văn là môn học mang đến cho các em học sinh nhiều kiến thức để  nuôi dưỡng tâm hồn; giúp các em biết yêu thương, trân trọng, thấu hiểu thêm  tình cảnh của các nhân vật trong từng tác phẩm. Nhưng làm thế  nào để  các   em học sinh có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong môn Ngữ Văn, làm   thế  nào để  các em yêu thích môn Văn trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày  nay. Thực tế  đáng buồn của nhà trường đó là đa số  các em học sinh đều  không thích học môn Ngữ Văn, thậm chí có những em bị hổng quá nhiều kiến  thức môn Văn, học để đối phó khi kiểm tra, thi cử. Đó là những vấn đề không  chỉ  các thầy cô trong tổ  bộ  môn Ngữ  Văn trường THCS Lê Đình Chinh luôn   trăn trở mà còn là vấn đề chung của ngành giáo dục huyện nhà. Để nhằm khắc phục tình trạng dạy học bộ môn Ngữ Văn gần đây các  trường đã bàn nhiều đến vấn đề  đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan   tâm của những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ  Văn trong trường  THCS Lê Đình Chinh là làm thế  nào để  phát huy tính chủ  động và sáng tạo   của học sinh, khơi gợi niềm say mê, tạo hứng thú cho học sinh trong bộ môn   Ngữ Văn trong tình hình hiện nay. Để giải quyết vấn đề trên thay vì dạy theo   phương pháp cũ thì chúng ta nên phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp và tùy   vào đặc trưng của tác phẩm văn học để tổ chức một tiết học hiệu quả. Muốn  học sinh có hứng thú thì giáo viên phải khơi gợi được cho các em ý muốn tìm  2 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  3. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh hiểu nội dung của tác phẩm. Muốn làm được điều này thì giáo viên phải phát  huy phương pháp học trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động giáo dục, trong đó  dưới sự hướng dẫn của giáo viên từng cá nhân học sinh được trực tiếp tham  gia vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư  cách là chủ  thể, qua đó phát triển năng lực thực tiễn và tiềm năng sáng tạo  của mình góp phần hình thành và phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện cho  học sinh.Vì vậy việc đưa các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào nội dung   chương trình dạy học là việc làm cần thiết, thông qua các hoạt động trải  nghiệm bản thân học sinh sẽ  rút ra được những kinh nghiệm, hình thành các  kĩ năng cần thiết để  giúp các em có những  ứng xử  phù hợp trong cuộc sống  học tập và trong lao động. Từ lý do trên cùng với những băn khoăn trăn trở làm thế nào để giúp các   em hứng thú học bộ môn Ngữ Văn. Với kinh nghiệm giảng dạy trong những   năm qua tôi đã mạnh dạn áp dụng việc đưa trải nghiệm sáng tạo – sân khấu   hóa trong bộ  môn Ngữ  Văn 7 vào việc truyền đạt kiến thức cho các em học   sinh khối 7 nói riêng và các em học sinh các khối khác của trường THCS Lê   Đình Chinh nói chung. II. Mục đích nghiên cứu Hiện nay học sinh càng ngày càng không thích học bộ môn Ngữ Văn rất   phổ biến. Mặc khác, xu hướng nghề nghiệp hiện nay thiên về các ngành khoa  học tự  nhiên. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh ngày càng thờ   ơ  với môn Ngữ Văn. Đặc biệt hình thức dạy học truyền thống thuyết giảng là  chính đã gây nhàm chán, đơn điệu, không phù hợp với suy nghĩ hiện đại của   các em ngày nay nữa. Vì vậy, mục đích của tôi là thay đổi phương pháp dạy  học, các tác phẩm văn học sẽ  được chuyển hóa thành các tác phẩm kịch hay  các chủ  đề  múa hát, trong quá trình chuẩn bị  đó các em sẽ  nhớ  nội dung bài  3 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  4. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh học và nắm được ý nghĩa của các tác phẩm văn học. Dạy học theo phương   pháp đổi mới này không chỉ giúp các em thay đổi được không gian học truyền   thống mà còn giúp các em linh động hơn trong cách tiếp cận nội dung bài học.   Ngoài ra, trong quá trình lập nhóm, tìm tòi ý tưởng để  chuyển thể  các tác   phẩm văn học sẽ  tạo được cho các em tinh thần đoàn kết, giúp đỡ  lẫn nhau  trong học tập. Đó cũng chính là mục đích nghiên cứu của tôi khi thực hiện đề  tài này. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề Trong những năm gần đây, chủ  trương của Bộ  Giáo dục và Đào tạo   luôn đề cao đổi mới phương pháp dạy học thay vì cứ  dạy theo phương pháp   truyền thống. Ngoài mục đích truyền đạt những kiến thức để phù hợp với sự  phát triển của thế giới mà còn tránh sự nhàm chán, tạo hứng thú khi tìm hiểu   kiến thức cho các em học sinh. Trong một số  văn bản chỉ  đạo của Bộ  Giáo  dục và Đào tạo cùng với những phương pháp đã thực hiện như “dạy học tích   hợp liên môn” thì “trải nghiệm sáng tạo” là việc đã được rất nhiều trường  trên cả nước thực hiện. Đây là một hoạt động trải đều từ  cấp Tiểu học cho   đến THCS và THPT, mục đích đưa trải nghiệm sáng tạo vào môn học là  chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực trong học tập, nối liền   bục giảng với thực tế cuộc sống. Vì lý do đó mà hoạt động đã đem lại nhiều  kết quả khả quan và thực sự  rất cần thiết trong giảng dạy, đặc biệt là ở  bộ  môn Ngữ Văn. Một môn học mà tính thực tế rất cao, thông qua những vấn đề  các em thực hiện thì các các em sẽ  hiểu được giá trị  các mặt của xã hội qua   các thời kì từ các văn bản Ngữ Văn.  Trong chương trình học của các em, môn học nào cũng cần có sự  gắn  kết chặt chẽ  giữa lý thuyết và thực hành. Lý thuyết và thực hành luôn song   hành với nhau để  các em dễ  dàng tiếp thu những kiến thức mới, chuẩn bị  4 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  5. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh hành trang cho những bậc học cao hơn. Đối với bộ  môn Ngữ  Văn thực hành   lại càng có vai trò quan trọng hơn, đây là một môn học giữ  vị trí quan trọng,   dạy cho học sinh cái hay cái đẹp của ngôn ngữ văn chương, dạy cho các em kĩ   năng giao tiếp đúng cách trong xã hội. Cho nên để  truyền đạt đầy đủ  kiến   thức cũng như kĩ năng của bộ  môn Ngữ  Văn không phải là chuyện đơn giản  ngày một ngày hai. Trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu hóa bộ  môn Ngữ  Văn không phải là  công việc dễ  dàng đối với các em học sinh. Khi thực hiện phương pháp này   đòi hỏi khả năng tư duy của các em rất cao để  chuyển hóa các tác phẩm văn  học các em học thành những tiết mục mà khi thực hiện các em sẽ truyền đạt  đầy đủ nội dung yêu cầu đến cho mọi người. Do thực trạng cuộc sống hiện   nay ngày một phát triển nên các suy nghĩ trong giới trẻ  không còn như  ngày  xưa, các em đa số sống theo trào lưu của giới trẻ, của các trang điện tử thịnh  hành nên nhận thức về các tác phẩm nổi tiếng, truyền thống văn học của các  em ngày càng bị mai một. Các em đặt nhẹ  giá trị  nghệ thuật của văn học mà  không dễ  gì chúng ta đạt được. Bởi vậy, tôi mạnh dạn chuyển hóa các tiết   học của bộ môn Ngữ  Văn thành các chủ  đề  để  từ  đó hướng các em dựa vào  những chủ  đề  đó mà chuyển hóa thành các tác phẩm sân khấu đã vang bóng  một thời. Khi các em tự thực hiện các hoạt động Ngữ Văn đó các em sẽ  chủ  động biết tìm tòi, nghiên cứu để  thấy được giá trị  văn học mà ông cha ta để  lại mang một giá trị to lớn như thế nào.  II. Thực trạng vấn đề Từ trước đến nay, được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục huyện nhà cùng   với Ban lãnh đạo nhà trường thì các môn học đã từng bước thay đổi phương  pháp dạy học tích cực hơn. Tuy nhiên do đặc thù của trường nằm  ở  vùng  nông thôn, đa số các em học sinh đều xuất phát từ nhà nông nên hướng các em  mạnh dạn trong việc thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo –  sân khấu  5 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  6. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh hóa các tiết mục trong bộ môn Ngữ Văn không phải là việc làm đơn giản. Các   em còn khá rụt rè khi giao tiếp hằng ngày, khi học bài các em không đủ tự tin  để phát biểu ý kiến của mình dù đã có câu trả  lời của riêng mình. Như  vậy,  với tính cách ngại giao tiếp của các em cũng gây một khó khăn không nhỏ khi   thực hiện phương pháp này. Các em không đủ tự tin, đọc diễn cảm để thuyết   trình hay diễn một tác phẩm văn học trước các bạn học sinh và thầy cô của  mình. Ngay từ  khi nhận trách nhiệm giảng dạy bộ  môn Ngữ  văn 7 tôi đã cố  gắng tìm ra nhiều giải pháp ngay từ đầu năm học để tìm ra hướng đi mới cho  bộ  môn Ngữ  Văn 7. Làm sao để  các em không còn nhàm chán khi học môn  Ngữ Văn, các em tự tin khi thực hiện những tiết học trải nghiệm, từ đó kiến  thức các em ngày một được nâng cao. Để thực hiện được vấn đề trên, đầu tiên tôi phải xác định được nguyên  nhân. Sau khi đã xác định nguyên nhân, tôi tìm những giải pháp tốt nhất nhằm   giúp học sinh thực hiện được những tiết trải nghiệm đạt được hiệu quả cao.  Theo tôi, nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản   sau   đây:         + Do các em không có tự  tin, ngại giao tiếp khi thể hiện trước tất cả  các bạn học sinh và thầy cô. + Do đặc thù của bộ  môn Ngữ  Văn là hình thức dạy truyền thống là  chủ yếu, lấy thuyết giảng làm chính nên môn học trở nên đơn điệu. + Do thời gian một tiết học còn hạn hẹp trong 45phút/1tiết, nên không  thể tổ chức một tiết mục sân khấu hóa một cách hoàn chỉnh. + Do điệu kiện kinh phí của từng lớp, nhà trường không đủ  khả  năng  thực hiện quá nhiều tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa cho tất cả  các   khối trong trường. 6 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  7. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh Từ việc tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã tìm ra “ Một số kinh nghiệm trong   việc tổ chức Hoạt động sáng tạo – Sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại   trường THCS Lê Đình Chinh” và cũng đã thu được những kết quả  đáng khả  quan.                                   Một tiết học truyền thống của bộ môn Ngữ Văn III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Dạy học bằng hình thức sân khấu hóa được sử dụng nhiều và phát huy   tác dụng tốt đối với bộ  môn Ngữ  văn. Đây là phương pháp được đánh giá là  một  trong những phương pháp dạy học phát huy tối  đa vai trò chủ   động  chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Cho nên việc nghiên cứu của tôi dựa trên  quá trình theo dõi đổi mới phương pháp dạy học Ngữ  Văn  ở  trường THCS  trong những năm gần đây. Tôi nhận thấy nội dung đổi mới chỉ  xoay quanh   việc là cho các em hoạt động học nhiều hơn là hướng các em ra những tiết   ngoại khóa, trải nghiệm thực tế  từ  những tác phẩm mà các em đã học  ở  chương trình lớp 7. Chính vì lẽ đó mà tôi đã mạnh dạn cho các em thực hiện   những tiết trải nghiệm sáng tạo đơn giản, tôi cố  gắng để  thực hiện nối liền  7 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  8. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh bục giảng với thực tế đời sống, sau khi các em thành thạo, đủ tự tin thể hiện   mình thì sẽ  đưa ra những chủ  đề  hướng tới các bài học để  các em thể  hiện   khả  năng của mình thông qua những kiến thức các em đã học. Thông qua  những tiết trải nghiệm đó sẽ giúp các em tăng cường thêm tính thực hành hơn  trong môn học vốn đã gây nhàm chán cho các em, các em có thể  vận dụng  những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua những tiết mục   mà các em thể hiện. Nhờ vậy mà khả  năng cảm thụ  tác phẩm sẽ  tốt hơn và   từ đó các em sẽ yêu thích hơn môn học này. Sau đây là những giải pháp mà tôi  đã thực hiện và rút ra được kinh nghiệm: Giải pháp 1. Chủ động nắm bắt đặc điểm tình hình, những thuận   lợi, khó khăn trong việc tổ  chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân  khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7 Dạy học bằng hình thức sân khấu hóa rất thu hút học sinh. Mọi học  sinh đều mong hứng thú tham gia để thể hiện bản thân, rèn luyện sự tự tin và   các kỹ năng khác. Nhờ những hoạt động cùng tìm hiểu, xây dựng bài học, tập   kịch bản, học sinh đoàn kết hơn, tình cảm hơn với thầy cô, bạn bè và có thêm  những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thọc trò dưới mái trường. Nó cũng tạo động  lực và thoải mái tinh thần giúp các em học hiệu quả hơn ở các môn học khác.  Để  thực hiện tiết học bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa  phát huy được tối đa thì ngay từ  đầu năm học tôi đã nghiên cứu những mặc   ưu và nhược điểm của các phương pháp dạy học tích cực mà các giáo viên bộ  môn Ngữ Văn đã thực hiện. Tôi nắm bắt tình hình học tập bộ  môn Ngữ  văn   của khối học thông qua ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, hội cha mẹ  học sinh ở các lớp để tìm ra hướng đi mới cho giải pháp này. Sau khi đã cùng   mọi người tìm hiểu những hạn chế  trước đây mắc phải và những mặt tích  cực đã làm được tôi tiếp tục phát huy những ưu điểm mà những phương pháp   dạy học tích cực mang lại cho bộ  môn Ngữ  Văn, phân tích vì sao phương  8 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  9. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh pháp này trước đây khi thực hiện lại xảy ra những nhược điểm đó để rút kinh  nghiệm khi sau này thực hiện. Tiếp tục khảo sát tình hình về  khả  năng hiểu  biết của các em học sinh bốn lớp 7A1, 7A2, 7A3, 7A4. Qua việc tìm hiểu này  tôi cũng chủ động nắm bắt được những năng khiếu vốn tiềm ẩn của các em  mà các em chưa dám thể  hiện, để  từ  đó tôi lên kế  hoạch cho tiết học trải   nghiệm sáng tạo  ­ sân khấu hóa.  Giải pháp 2. Làm tốt công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch thực  hiện Hoạt động ngoại khóa văn học là một việc làm cần thiết, bổ  ích và  không thể thiếu trong quá trình dạy học. Bởi lẽ, đây là dịp để  học sinh khắc  sâu kiến thức, rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm, thể hiện sự tích cực, chủ động,  sáng tạo trong học tập. Qua đó, ngày càng yêu thích môn học vì hơn hết, đánh  thức trí tuệ và tâm hồn học sinh, đánh thức niềm say mê và hứng khởi với bộ  môn Ngữ Văn. Từ công tác tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên  môn và các giáo viên bộ  môn Ngữ  Văn của nhà trường tôi đã tiến hành các  bước đầu tiên để chuẩn bị thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa   trong bộ môn Ngữ văn 7 mà tôi đang đảm nhận giảng dạy. Tôi đưa ra 5 bước cơ bản để thực hiện một giờ dạy theo hình thức cải   tiến này:   +Bước 1: Giáo viên lựa chọn bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy   học. +Bước   2: Giao   nhiệm   vụ   cho   học   sinh   (hoạt   động   theo   nhóm   năng  khiếu). +Bước 3: Học sinh nghiên cứu bài học, xây dựng ý tưởng cách thức  thực hiện và trao đổi với giáo viên. 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  10. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh +Bước 4: Giáo viên sửa chữa, góp ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và  bổ sung ý tưởng. +Bước 5: Học sinh hoàn thành ý tưởng đã thống nhất, cùng nhau luyện  tập chuẩn bị. Giáo viên quan sát, góp ý và chỉnh sửa tiếp để hoàn chỉnh sau đó   là tổ chức dạy học trên lớp hoặc trong giờ ngoại khóa. Trong quá trình giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên có thể nêu thêm  các gợi ý để  học sinh tìm hiểu hiệu quả  hơn. Nên giới thiệu theo hình thức  nào? Cần truyền tải những thông tin gì?. Giáo viên chủ động tìm hiểu để phát  hiện ra những năng khiếu ở các em học sinh. Và dựa vào năng khiếu mà tôi đã  tìm hiểu và phát hiện ở các em học sinh tôi đang giảng dạy tôi tiến hành phân   nhóm để thực hiện tiết trải nghiệm như sau: + Nhóm 1: Sưu tầm phim tư liệu và phóng sự theo chủ đề. + Nhóm 2: Tiểu phẩm kịch. + Nhóm 3: Vẽ tranh và thuyết trình theo đề tài. + Nhóm 4: Thực hiện một số tiết mục hát – múa theo chủ đề. Giải pháp 3. Tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo –  sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7 Sau khi đã phân công nhiệm vụ  cụ  thể  những việc mà các nhóm phải   thực hiện, tôi tiến hành tìm chủ đề để các nhóm hướng đến chủ đề chung để  thực hiện nhiệm vụ. Để xác định chủ đề cho học sinh tôi dựa trên những yêu  cầu của sách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn  THCS. Trong chường trình Ngữ  Văn 7 có hai chủ  đề  mà yêu cầu học sinh  phải thực hiện đó là “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” và “Nếu tôi là hiệu   trưởng”. Thời điểm khi tôi bắt tay vào thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo bộ  môn văn 7 là trong thời gian hưởng  ứng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cho  10 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  11. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh nên tôi xác định cho học sinh thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu   hóa theo chủ đề  “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn”. Ở  chủ  đề  này các em  sẽ dễ  hiểu hơn và hình dung được ý tưởng mà mình cần thực hiện vì người   thắp lên ngọn lửa tâm hồn đó chính là những người thầy người cô đã dạy dỗ  các em những kiến thức, tạo cho các em hành trang bước vào đời. Khi chủ đề  đã được xác định, tôi cùng các nhóm trưởng của các lớp họp lại và tìm hướng   đi cụ thể cho chủ đề đã chọn, sau khi thảo luận và hướng dẫn các em bám sát   chương trình học và chủ  đề  đã chọn thì các em đã đưa ra nhiệm vụ  cụ  thể  của từng nhóm mà các em sẽ thực hiện về chủ đề trên như sau:          + Nhóm 1: Sưu tầm phim tư liệu về thầy cô nhân ngày 20/11. + Nhóm 2: Tiểu phẩm kịch trích đoạn theo chủ đề  người thầy và nên   bám sát văn bản Ngữ Văn 7 đã học. +  Nhóm 3: Vẽ tranh về đề tài thầy cô giáo. +   Nhóm 4: Thực hiện một số  tiết mục văn nghệ  hát ­ múa chủ  đề  thầy cô. Các nhóm đã hình dung được kế  hoạch của buổi hoạt động trải nghiệm  về  chủ  đề  “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn”  với các nội dung liên quan  đến các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 7 qua đó bước đầu các   nhóm biết tổ  chức sự  kiện, rèn luyện khả  năng biểu cảm về  sự  vật, con   người, học sinh sẽ  trực tiếp tìm hiểu các thông tin hoặc hóa thân vào hình  tượng những người thầy, người cô để  thực hiện buổi trải nghiệm của mình.  Khi cùng nhau luyện tập, biểu diễn là kiến thức trong nội dung bài học và cả  những kiến thức ngoài bài học đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh. Đó  không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn viết nên những kỷ niệm đẹp  của tuổi học trò, rèn kỹ  năng làm việc nhóm rất hiệu quả cho mỗi học sinh.   Trong tiết học trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa, vai trò của giáo viên sẽ là  11 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  12. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh Ban giám khảo, nhận xét đánh giá kết quả tìm hiểu và nghiên cứu của các em,  động viên khuyến khích tinh thần tự học sáng tạo của các em, đồng thời giáo  viên có thể  bổ  sung thêm các kiến thức và chỉnh sửa các phần còn thiếu sót,  giúp các em thu nạp tối đa phần kiến thức cần thiết. Giải pháp  4. Các nhóm tiến hành báo cáo kết quả  của mình đã  chuẩn bị. Sau khi đã thống nhất với nhau và được sự hướng dẫn của giáo viên bộ  môn Ngữ văn các nhóm đã tiến hành nghiên cứu và tập luyện theo năng khiếu   của từng nhóm phân công. Sau khi tập luyện hoàn chỉnh thì các nhóm sẽ  báo   cáo chủ đề mà nhóm đã chọn và thực hiện cho các bạn và thầy cô theo dõi cụ  thể như sau:   + Nhóm 1 – Lớp 7A1: Sưu tầm phim tư liệu “Trường THCS Lê Đình   Chinh xưa và nay”. Và thực hiện phim tài liệu phỏng vấn cảm nhận của  học sinh và phụ huynh về ngày 20/11. Phim tư liệu về trường THCS Lê Đình Chinh 12 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  13. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh + Nhóm 2 – Lớp 7A2: Tiểu phẩm kịch trích đoạn:  “Cuộc chia tay của   những con búp bê” (Sách Ngữ văn 7).   +  Nhóm 3 – Lớp 7A3: Vẽ tranh và thuyết trình về đề tài người giáo   xưa và nay. Thuyết trình tranh về người thầy +  Nhóm 4 – Lớp 7A4: Thực hiện một số tiết mục văn nghệ hát ­ múa  ca ngợi thầy cô. 13 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  14. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh Hát về người thầy của nhóm 4 Các bạn và thầy cô xem buổi báo cáo kết quả 14 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  15. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh Qua buổi báo cáo kết quả của tiết trải nghiệm sáng tạo các giáo viên sẽ  nhận thấy rằng các em đã chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức mà mình đã  được học. Hình thức dạy học mới này còn giúp thu hút các em, hấp dẫ các em  hơn trong việc tìm hiểu kiến thức bài học. Thay vì dạy kiến thức khô khan  theo lối truyền thống với hình thức sân khấu hóa, các em trải nghiệm được  thực tế, được hóa thân vào những nhân vật mà mình đã được học trên sách, từ  đó các em có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân vật. Khi cùng nhau luyện tập,  biểu diễn là những kiến thức mà các em đã được học trong bài học và cả  những kiến thức bên ngoài bài học. Đó không chỉ  là quá trình trau dồi kiến   thức mà còn là những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, là rèn kỹ  năng làm việc  nhóm rất hiệu quả cho mỗi học sinh. Thông qua hoạt động ngoại khóa này, tổ  Ngữ  văn cũng hướng đến giáo dục học sinh biết quý trọng những giá trị  truyền thống tốt đẹp tôn sư  trọng đạo, biết đối nhân xử  thế. Bởi các tác  phẩm văn học được đưa vào nhà trường không chỉ  có giá trị  thẩm mĩ, giá trị  văn học mà còn hàm chứa trong đó những giá trị  tốt đẹp đầy tính nhân văn.  Đây cũng chính là một trong những mong muốn lớn nhất của những người   thực hiện chương trình. IV. Tính mới của giải pháp Phương pháp dạy học tích cực trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu hóa  đang từng bước được các các cấp học áp dụng vào từng môn học cụ thể. Tuy  nhiên vì chưa khai thác triệt để  khả  năng của các em cho nên phương pháp  dạy này còn có những mặt hạn chế. Tuy nhiên, nếu như sự sáng tạo của học  sinh không được kiểm soát và định hướng đúng đắn thì có thể  gây ra những  tác động ngược đối với học sinh. Với kinh nghiệm trong giảng dạy của mình,  tôi nhận thấy bản thân đã đưa ra được một số giải pháp mới và thiết thực để  giải quyết vấn đề  hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong môn  Ngữ Văn khối 7. Trong tiết học được sân khấu hóa, giáo viên sẽ  không đóng  15 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  16. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh vai trò truyền đạt kiến thức mà sẽ  là ban giám khảo, đáng giá nhận xét kết  quả  tìm hiểu nghiên cứu của các nhóm. Đồng thời giáo viên có thể  bổ  sung  thêm kiến thức và chỉnh sửa các phần còn thiếu sót giúp các em thu nạp tối đa  phần kiến thức cần thiết. Ngoài ra, tôi đã vận dụng  ở  mức có thể   ở  những  tiết ngoại khóa, những hoạt động mà có thể kết hợp trải nghiệm vào tiết học.   Không chỉ áp dụng những sáng kiến ở khối 7  thành công mà tôi sẽ áp dụng ở  những khối lớp mà tôi sẽ giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên  trong nhà trường để đổi mới phương pháp dạy học, giúp các em hứng thú hơn   với bộ môn Ngữ Văn. V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm          Bằng các giải pháp đưa ra, kết hợp với sự hỗ trợ của giáo viên bộ môn   và sự  kiên trì, cố  gắng của các em thì buổi báo cáo kết quả  tiết trải nghiệm  sáng tạo – sân khấu hóa đã đem lại những kết quả rất khả quan. Cụ thể như  sau: ­ Các em đã mạnh dạn hơn khi thể hiện các tiết mục mình đã chuẩn bị  trước đông đảo các thầy cô và các bạn học sinh. ­ Các em đã nắm được nội dung các bài học trên sách Ngữ  Văn thông  qua các tiết mục trải nghiệm thực tế mà không cần thầy cô phải giảng dạy  như các tiết học truyền thống trước đó. ­ Hầu hết các em hứng thú khi trải nghiệm những tiết học của bộ môn  Ngữ văn, các em thuộc bài ngay ở các buổi trải nghiệm sáng tạo. PHẦN III.  KẾT LUẬN I.  Kết luận Khởi đầu của môn Ngữ văn, và cũng là con đường đổi mới cơ bản của   phương pháp dạy học bộ  môn Ngữ  Văn nằm  ở  khâu đọc văn bản, mà sân   khấu hóa tác phẩm văn học chính là một trong những hình thức đọc sáng tạo  16 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  17. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh nhất. Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo này, các em học sinh không  chỉ  thâm nhập mà còn được sống cùng với tác phẩm, phá vỡ  sự  ngăn cách   giữa người đọc và tác phẩm như cách học truyền thống. Sân khấu ở đây vừa   là sàn diễn, nhưng đồng thời cũng là lớp học, nơi các em được thỏa sức sáng   tạo và bộc lộ  cá tính của mình. Có thể  nhận thấy, đây chính là một trong  những hình thức phù hợp nhất với định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Qua tiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa với chủ  đề  “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” chúng ta rất xúc động và tự  hào trước  truyền thống tôn sư  trọng đạo của các thế  hệ  học sinh. Hình tượng những  người thầy, người cô trong các tác phẩm đã để  lại  ấn tượng không thể  phai  mờ  trong lòng mọi người qua nhiều thế  hệ. Là chủ  nhân tương lai của đất  nước, tất cả chúng ta nhận thấy mình cần phải cố  gắng học tập, hoàn thiện  bản thân để  không phụ  lòng công  ơn dạy dỗ  để  góp một phần nhỏ  để  xây  dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.  Thông qua việc phân chia các nhóm chuẩn bị các tư liệu cho hoạt động  báo cáo sản phẩm với chủ đề  “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn”, tôi nhận  thấy các em làm việc rất nghiêm túc, hào hứng chuẩn bị tốt cho buổi báo cáo   sản phẩm. Qua đó có thể thấy được khi vận dụng các hoạt động trải nghiệm  sáng tạo trong quá trình dạy học sẽ xây dựng được không khí hào hứng trong   học tập cũng như giúp các em từng bước khẳng định được năng lực của bản   thân mình. II. Kiến nghị Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa không chỉ  áp dụng tron   bộ  môn Ngữ Văn và những môn khác cũng có thể sử  dụng phương pháp dạy  học tích cực này để tạo hứng thú khi các em học tập. Vì vậy tôi thiết nghĩ các  17 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  18. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh giáo viên bộ môn khác sẽ cùng phối hợp với nhau để đạt được những kết quả  khả quan hơn, tôi có một số kiến nghị sau: 1. Đối với PGD & ĐT ­ Nên đưa ra những yêu cầu cụ  thể  về  chuyên đề  trải nghiệm sáng tạo  để các trường THCS trong toàn huyện đồng loạt thực hiện. ­ Tổ  chức thường xuyên các buổi tập huấn về  hoạt động trải nghiệm  sáng tạo giữa các trường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. 2. Đối với nhà trường ­ Tạo điều kiện và phối hợp với giáo viên Ngữ  Văn tổ  chức những tiết  học trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa. ­ Thường  xuyên   tổ   chức   những   tiết  học   ngoại   khóa,  trải  nghiệm   về  những kiến thức về  môn văn. Bên cạnh đó tìm tòi, kết hợp những môn học  liên quan để  tổ  chức những tiết trải nghiệm sáng tạo giúp các em học hỏi   được rấ t nhiều kiến thức hay. 3. Đối với giáo viên ­ Tìm ra những phương pháp tích cực hơn, hướng các em đến những  hoạt động trải nghiệm. ­ Đầu tư  thời gian hơn  ở  những tiết học trải nghiệm sáng tạo về  kiến  thức để củng cố nâng cao về nội dung và kiến thức cho các em . ̀ ̣ ́ ́ ́ ̉ Trên đây la môt sô y kiên cua tôi rut ra t ́ ừ kinh nghiệm bản thân để  hạn   chế tổ  chức cho các em các buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu  hóa trong bộ  môn Ngữ  Văn. Bản thân tôi  đã cố  gắng nhưng do phạm vi  nghiên cứu chưa được rộng nên không tránh được những thiếu sót rất mong  được sự  đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để  phương   pháp được hoàn thiện hơn và áp dụng có hiệu quả hơn.  18 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  19. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh Xin chân thành cảm ơn!       Người viết   Nguyễn Thị Y Vân MỤC LỤC Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU..............................................................................................2 I. Đặt vấn đề :......................................................................................................2 II. Mục đích nghiên cứu :.....................................................................................3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................3 I. Cơ sở lý luận của vấn đề:  ..............................................................................3 II. Thực trạng vấn đề: .........................................................................................5 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: ......................................6 IV. Tính mới của giải pháp:  .............................................................................14 V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:  ..............................................................15 19 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh
  20. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu   hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh PHẦN III. KẾT LUẬN.....................................................................................16 I. Kết luận...........................................................................................................16 II. Kiến nghị........................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO Năm         ST Tên tài liệu tham khảo Tác giả Nhà xuất  xuất  T bản bản 20 Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )