Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí lớp 9

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giáo dục về biến đổi khí hậu phải giúp cho học sinh có hiểu biết về hiện tượng biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu (BĐKH), có được những kỹ n... » Xem thêm

13-10-2021 68 10
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: "Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí lớp 9" Tác giả sáng kiến: Trần Thị Ngọc Hà Môn: Địa lí Trường THCS: Trung Hà Vĩnh Phúc, năm 2017 1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: "Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí lớp 9" Vĩnh Phúc, Năm 2017 2
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Trong quá trình phát triển kinh tế x hội, biến đổi khí hậu (do phát thải khí nhà kính gây ra) là một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống, đe dọa tới sự tồn vong của toàn nhân loại. Các nhà khoa học đ khẳng định rằng ngày nay con người đ làm biến đổi, đảo lộn hệ thống Trái Đất với qui mô ngày càng rộng lớn, tốc độ chóng mặt. Biến đổi khí hậu đ trở thành một thách thức và nguy cơ lớn nhất đối với loài người trong thế kỉ 21. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, cả về chính trị, kinh tế - x hội và quốc phòng - an ninh. Hiện nay, ở Việt Nam đ xuất hiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác động tiêu cực như thế nào đến sự phát triển kinh tế - x hội. Các hiện tượng như: lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt b o lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn….trong những năm gần đây đều liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu.Vì thế, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta là vấn đề quan trọng, cấp thiết. Nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, … để có các hành động cụ thể vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu. Nhà trường phổ thông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, với mạng lưới rộng khắp cả nước, với hệ thống chương trình, nội dung, kế hoạch và phương pháp giáo dục và đội ngũ hùng hậu của những người làm công tác giáo dục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho học sinh. Là một giáo viên Địa lí tôi mong muốn và luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc phải giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy tôi đ chọn đề tài: "Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí lớp 9" Trong các giờ học trên lớp, để làm được nhiệm vụ giáo dục môi trường, giáo dục biến đổi khí hậu thông qua tiết học bài học, chúng ta có thể thực hiện nhiều phương pháp, tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi tiết, mỗi bài, mỗi phần mà có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Trong phạm vi chuyên đề này tôi chỉ giới thiệu một số phương pháp cơ bản với tính chất gợi ý theo tôi thấy là phù hợp nhất khi dạy nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu, còn trong quá trình giảng dạy tuỳ theo đối tượng học sinh các thầy cô có thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác miễn sao đạt được mục đích mình đề ra. 2. Tên sáng kiến: "Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí lớp 9" 1
  4. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 3.1. Lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến: - Môn: Địa lí lớp 9 - Đối tượng: Học sinh lớp 9 - Trường THCS 3.2. Vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết: 3.2.1. Tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu (GDBĐKH) trong môn Địa lí 9. 3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của giáo dục biến đổi khí hậu. Giáo dục về biến đổi khí hậu phải giúp cho học sinh có hiểu biết về hiện tượng biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu (BĐKH), có được những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những tác động do BĐKH gây ra. Từ đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại hạn chế sự BĐKH. 3.2.1.2. Nội dung về giáo dục Biến đổi khí hậu. Nội dung của giáo dục biến đổi khí hậu đề cập đến thông qua tiết học, bài học:  Khái niệm/ thuật ngữ về biến đổi khí hậu.  Hiện trạng, nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là những nguyên nhân do con người tạo ra  Hậu quả của biến đổi khí hậu và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực - địa phương.  Những biện pháp hạn chế các tác nhân gây nên biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và địa phương.  Ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Phòng, chống ngập lụt ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, sạt lở đất vùng ven biển, lũ và sạt lở đất ở vùng núi….  Cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây nên ở địa phương (kỹ năng cụ thể phòng chống lũ lụt, sạt lở đất, b o….). 3.2.2. Khả năng tích hợp GDBĐKH thông qua một số bài học trong môn Địa lí lớp 9- THCS. Chương trình Địa lí 9 dành cho Địa lí Việt Nam, gồm cả Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế-x hội và các vùng kinh tế. Học chương trình Địa lí 9, học sinh cần nắm được các đặc điểm về dân cư, kinh tế, các đặc điểm tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm phát triển kinh tế của các vùng kinh tế nước ta và một số vấn đề đang được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế - x hội cả nước cũng như các vùng l nh thổ, địa phương nơi học sinh đang sinh sống. Qua đó, chúng ta có thể thấy môn Địa lí 9 có nhiều khả năng tích hợp GDBĐKH. 2
  5. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Thời gian: bắt đầu nghiên cứu và dùng thử từ tháng 9/ 2016 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Về nội dung của sáng kiến: 5.1.1. Thực trạng về việc học tập, chất lượng môn Địa lí của học sinh lớp 9 trường THCS hiện nay: Việc dạy và học môn Địa lí ở lớp 9 nói riêng và cấp THCS nói chung còn gặp không ít những khó khăn. Theo điều tra khảo sát nghiên cứu trong nhiều năm tôi thấy nhiều em học sinh còn chưa thực sự thích học bộ môn Địa lí do nhận thức lệch lạc của các em và các bậc phụ huynh, như: - Chưa thấy được vai trò của môn học, cho rằng đây là môn học “phụ”, không quan trọng nên không chú trọng quan tâm, các các câu h i, bài tập liên quan đến nội dung bài học giao về nhà nhiều em chỉ làm cho xong. - Nhiều phụ huynh yêu cầu con mình chỉ tập trung vào các môn như Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh,….để chuẩn bị bước đệm cho thi vào THPT nên các em chỉ học theo kiểu đối phó. - Về năng lực tư duy tổng hợp theo l nh thổ, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…của học sinh còn hạn chế dẫn đến hiều học sinh còn không đạt điểm trong các câu h i vận dụng, liên hệ thực tế trong các bài kiểm tra. - Kết quả trước khi áp dụng (Khảo sát ban đầu) Năm học 2016- 2017 tôi được phân công giảng dạy Địa lí ở ba lớp 9 là: lớp 9B, 9C (lực học trung bình), 9A ( lực học khá) với bài kiểm tra khảo sát đầu năm như sau: Bảng 1: Thống kê bài kiểm tra khảo sát đầu năm Tỷ lệ TB
  6. * Bảng 2: Kết quả khảo sát việc ham thích môn Địa lí trước khi áp dụng thử nghiệm sáng kiến kinh nghiệm (trên 114 học sinh lớp 9): Trả lời Rất thích Thích Không thích Câu h i SL (%) SL (%) SL (%) 1. Em có thích học môn Địa lí 20 17,5 55 48,2 39 34,3 không? 2. Em cảm thấy thế nào khi học các tiết học có tích hợp giáo dục 39 34,2 57 50 18 15,8 môi trường môn Địa lí? Với kết quả điều tra như vậy tôi quyết định lựa chọn và quan tâm đến đề tài "Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí lớp 9" nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong môn Địa lí đồng thời thông qua đó cũng giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với những biến đổi khí hậu. Khi thực hiện chuyên đề này tôi cũng đ gặp nhiều thuận lợi nhưng bên cạch đó cũng đ gặp không ít khó khăn. 5.1.2. Thực trạng dạy học giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKH) ở nhà trường phổ thông hiện nay. a. Về phía giáo viên Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu về nhận thức, thái độ và phương pháp tổ chức dạy học GDBĐKH của giáo viên qua môn Địa lí, tôi đ tiến hành ph ng vấn, trao đổi ý kiến với các giáo viên và dự giờ các giáo viên đang giảng dạy ở trường THCS trong huyện, thông qua một số câu h i: Câu 1: Thầy cô có ý kiến gì về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay? Câu 2: Theo các thầy cô chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu những biến đổi khí hậu? Câu 3: Nếu đưa nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào công tác giảng dạy và học tập thì tích hợp như thế nào là phù hợp? Sau khi tiến hành khảo sát trên 18 thầy cô đang giảng dạy môn Địa lí trong huyện, kết quả điều tra như sau: Về nhận thức: Có 16/18 giáo viên được điều tra đều có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề GDBĐKH (chiếm 88,9%). 4
  7. Về thái độ: Theo khảo sát, tôi nhận thấy có 16/18 chiếm 88,9% giáo viên có thái độ tích cực đối với GDBĐKH. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa có thái độ đúng đắn trong việc GDBĐKH cho học sinh của mình (2 giáo viên chiếm 11,1%). Nhiều giáo viên cho rằng GDBĐKH qua môn Địa lí chỉ đơn thuần là việc truyền đạt hết kiến thức Địa lí trong bài cho học sinh nắm được mà không cần quan tâm đến bất cứ một nội dung nào khác. Bên cạnh đó, một số giáo viên lại nghĩ rằng muốn thực hiện được GDBĐKH cho học sinh cần phải có các trang thiết bị hiện đại và phải có nguồn kinh phí lớn. Về hình thức tổ chức và phương pháp: Cả 18/18 giáo viên đều cho rằng có thể sử dụng cả dạy học nội khóa và ngoại khóa cho GDBĐKH. Tuy nhiên, các giáo viên thường sử dụng dạy học nội khóa vì rất khó có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh một cách thường xuyên do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất của các trường trung học cơ sở. Đa số giáo viên cũng cho biết chương trình Địa lí lớp 9 có nhiều bài liên hệ thực tiễn địa phương nên có một số cơ hội để tổ chức ngoại khóa cho các em và khi thực hiện các buổi ngoại khóa mang lại hiệu quả khá cao. Thực tế đánh giá về mức độ tích hợp nội dung GDBĐKH qua các tiết dạy của mình, các giáo viên cũng thẳng thắn nói rằng chỉ thỉnh thoảng mới tích hợp được nội dung biến đổi khí hậu (BĐKH) vào bài học. b. Về phía học sinh Khi thực hiện đề tài này, tôi đ tiến hành khảo sát, điều tra học sinh bằng các phiếu điều tra, tôi đ thu được những kết quả cụ thể, từ đó kiểm tra được các mặt nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh về vấn đề BĐKH cụ thể như sau: Về nhận thức: Qua điều tra, có thể thấy rằng phần lớn học sinh đều cho rằng môn Địa lí là môn phụ, cho nên khi được h i về vấn đề BĐKH hiện nay đều có nhận thức chưa đầy đủ (chiếm tới trên 50%), số học sinh biết tới BĐKH toàn cầu như một trong những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít và là một con số cực kì khiêm tốn (6%). Đặc biệt, còn tới 42,5% các em học sinh hiểu biết rất ít, thậm chí là hiểu sai. Đối với những đe dọa của BĐKH với đất nước và ngay địa phương mình các em cũng chưa có được hiểu biết đầy đủ, chỉ khoảng 5% trong số học sinh được điều tra biết rằng Việt Nam nằm trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng năng nề nhất của BĐKH thông qua những hiện tượng biến đổi của thời tiết xảy ra trong những năm gần đây, chỉ khoảng 53,2% có hiểu biết về những thiên tai ngay tại nơi các em sinh sống. Qua điều tra cho thấy việc nhận thức về vấn đề BĐKH của học sinh THCS còn rất hạn chế và chưa đầy đủ hoặc có cái nhìn sai lệch, phiến diện. Sau khi dùng phiếu khảo sát, tất cả học sinh khi được h i đều trả lời rằng đ từng được nghe cụm từ BĐKH, song nguồn thông tin về vấn đề này còn rất hạn chế, mức độ hiểu biết rất mơ màng. Chủ yếu các em được cung cấp thông tin 5
  8. qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, Internet,.. (chiếm 65%). Chỉ có khoảng 35% học sinh được thu nhập thông tin về BĐKH qua môn Địa lí nhưng chủ yếu dưới hình thức thông báo thông tin từ giáo viên để mở rộng nội dung bài học. Bởi vậy, ngay lúc này vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục BĐKH trong các nhà trường phổ thông để nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn đề BĐKH, giúp các em có những kỹ năng sống cần thiết. Về thái độ: Đa số học sinh khi được h i đều có thái độ tích cực đối với các vấn đề về BĐKH và t ra rất hứng thú với những bài học có tích hợp nội dung giáo dục BĐKH (75%) và trong đó có 65% cho đó là việc làm rất cần thiết. Hành vi: Do nhận thức của học sinh còn thiếu về các vấn đề BĐKH dẫn tới hành động liên quan đến BĐKH còn hạn chế, bao gồm cả những kỹ năng ứng phó với những hiện tượng BĐKH và hành động để bảo vệ môi trường làm thay đổi hiện tượng BĐKH trong tương lai. Như vậy, thông qua ph ng vấn, trao đổi, điều tra các giáo viên và học sinh về vấn đề giảng dạy nội dung BĐKH qua môn Địa lí, tôi nhận thấy việc giáo dục BĐKH còn gặp không ít khó khăn mặc dù đa số giáo viên đ nhận thức tầm quan trọng của vấn đề. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề đưa nội dung giáo dục BĐKH vào trong dạy học Địa lí, bởi không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức về kinh tế, x hội, môi trường mà còn phải hướng dẫn cho học sinh học được những kỹ năng, những giá trị để biết cách sống một cách bền vững, hài hoà với tự nhiên và thân thiện với con người. Trên đây là một số kết quả nghiên cứu chính về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục BĐKH trong chương trình Địa lí lớp 9. Đó là căn cứ quan trọng đầu tiên để người giáo viên Địa lí, nhất là giáo viên Địa lí dạy học khối lớp 9 thiết kế và tổ chức dạy học GDBĐKH cho học sinh của mình nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững. 5.1.3: Giải pháp thực hiện: Để thực hiện đề tài đạt hiệu quả, trước hết giáo viên và học sinh cần phải nắm được khái niệm thế nào là biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những biểu hiện của biến đổi khí hậu, những ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra đối với cuộc sống và sản xuất con người và các giải pháp chủ yếu giảm thiểu sự biến đổi khí hậu. Từ đó giáo viên lựa chọn những nội dung, những bài học liên quan để tích hợp và hướng dẫn học sinh cách thu thập, phân tích, xử lí thông tin đem lại hiệu quả cao nhất cho bài học. Từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến khi hoàn thiện đề tài, tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảng dạy trên lớp để kiểm nghiệm đề tài và ngược lại. Trước tiên cần giúp học sinh nắm vững các bước cơ bản để tiến hành thu thập và xử lí thông tin thông qua tự nghiên cứu, hoạt động nhóm, chuẩn bị theo dự án. Sau đó 6
  9. từng bước nâng dần kỹ năng, và từ kỹ năng biến thành kỹ xảo. Trong quá trình rèn luyện các em dần dần khắc phục các sai sót của mình khi gặp phải. Học sinh sẽ bắt đầu cảm nhận được niềm vui, sự hứng thú khi tự mình tìm tòi khám phá, vận dụng những hiểu biết vào giải thích một số hiện tượng địa lí đang xảy ra ở địa phương. 5.1.3.1 Khái quát về Biến đổi khí hậu. 5.1.3.1.1 Khái niệm về Biến đổi khí hậu (BĐKH). “Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”. 5.1.3.1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của Biến đổi khí hậu. * Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu: - Khí thải công nghiệp, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện đ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thải ra các chất khí như CO2, CH4,…. - Chất khí thải ra từ sử dụng ô tô, xe máy làm tăng lượng CO2. - Hoạt động đốt lò gạch, nung vôi,…. - Hiện tượng chặt phá rừng bừa b i, đốt rừng, cháy rừng, … - Khí thải trong sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp: đốt rơm, rạ,… *Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái Đất gồm: Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nh ven biển. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Đối với Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, theo nghiên cứu của Viện khí tượng Thủy văn và môi trường, nhiệt độ trung bình năm đ tăng khoảng 0.5 0C đến 0.70C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm, hiện tượng b o biển diễn ra ngày càng tăng về số lượng và cường độ. 5.1.3.1.3. Hậu quả của Biến đổi khí hậu. Đối với Việt Nam, một trong năm nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ BĐKH, phải đối mặt với những hậu quả cụ thể sau: - El Nino ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết của Việt Nam, thể hiện rõ nhất là sự thiếu hụt về lượng mưa dẫn đến hạn hán tại nhiều khu vực. Mực nước các sông khu vực miền Bắc đ xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua. Các tỉnh ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều mặt của hiện tượng này. 7
  10. - BĐKH tác động đến hoạt động kinh tế - x hội của con người. Mực nước biển dâng cao gây ngập úng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - x hội. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu về BĐKH, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển dâng đến 1m. Theo đó, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90% diện tích các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long ngập hầu như toàn bộ, và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến mất nơi ở, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân… 5.1.3.1.4. Giải pháp ứng phó và thích ứng với Biến đổi khí hậu. a. Giảm sản xuất nhiệt điện, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: như năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối (biomas), năng lượng khí sinh học (biogas). b. Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu. c. Tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO2 thải ra bầu khí quyển. Thay vì đi lại bằng xe máy, ô tô mọi người chúng ta nên đi bằng những phương tiện công cộng như đi xe buýt, đi xe đạp. Với các loại phương tiện đi lại này sẽ tiết kiệm không chỉ xăng dầu mà còn hạn chế khí thải gây ô nhiễm môi trường. Tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm như bóng đèn compact, các loại pin nạp. d. Cải tạo, nâng cấp hạ tầng. Theo số liệu thống kê nhà ở chiếm gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên qui mô toàn cầu (riêng Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt độ…sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát thải khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư th a đáng. e. Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất. Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời….nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt Sulphate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển. f. Giáo dục tuyên truyền cho học sinh trong nhà trường. Nhận thức về hiểm họa của BĐKH đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên…. 5.1.3.2.Giáo viên lựa chọn nêu ra những bài học có liên quan đến tích hợp: Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học, rà soát chọn lọc ra những bài học có thể tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp giáo dục biến 8
  11. đổi khí hậu.Tùy từng bài dạy và nội dung cụ thể giáo viên có thể tích hợp các nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu cho bài học thêm phần sinh động Yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn nôi dung ở nhà bằng cách phân công dự án dạy học theo nhóm ( giáo viên chỉ giao cho học sinh những dự án nh với những câu h i cụ thể). 5.1.3.3. Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin, xử lí thông tin liên quan đến môn học, bài học: * Ngay từ đầu năm học giáo viên cần giới thiệu: - Nội dung chương trình năm học. - Hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trước thông qua phần mục lục. - Nắm được một số thông tin liên quan đến chương trình học môn địa lí 9, các bài học để tự thu thập những vấn đề liên quan đến bộ môn thông qua sách, báo, đài, tivi, Internet ...và học sinh có thể ghi chép, in ra giấy, sưu tập tranh ảnh, mẫu vật, các câu ca dao, tục ngữ nói về các hiện tượng của thời tiết, khí hậu...tìm hiểu và giải thích nguyên nhân, hậu quả của các hiện tượng địa lí xảy ra ở địa phương, xung quanh cuộc sống của chúng ta ... -Khi đ thu thập được thông tin các em cần phải kiểm tra cẩn thận nhất là số liệu, phải có mốc thời gian cụ thể và phân nhóm đối tượng. *Hướng dẫn học sinh soạn bài mới ở nhà: - Trước hết các em phải đọc kĩ nội dung bài mới, chú ý: Tên bài và các đề mục lớn. - Xác định nội dung chính của từng mục, đánh dấu những nội dung cần phải làm rõ . - Nghiên cứu và xử lí bản số liệu, tranh ảnh trong sách giáo khoa . - Tìm cách trả lời các câu h i giữa bài và cuối sách giáo khoa. - Thu thập những thông tin liên qua đến bài học thông qua sách báo, mạng Internet,... 5.2: Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Thực hiện được nội dung tích hợp GDBĐKH trong việc dạy - học môn Địa lí trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng, hơn thế nữa nó còn góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời nó cũng góp phần làm thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh - tự kiểm tra, đánh giá bằng lý thuyết suông chuyển sang kiểm tra, đánh giá cả kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài tập, cũng như vào thực tiễn. Vì vậy với đề tài này có thể áp dụng rộng r i cho tất cả các đối tượng học sinh lớp 9 và còn là tiền đề giúp các em học tập môn Địa lí THPT được tốt hơn, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động hơn. 9
  12. 5.2.1: Các phương pháp vận dụng giáo dục biến đổi khí hậu vào một số bài học cụ thể: Giáo dục về Biến đổi khí hậu có thể được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, giáo dục BĐKH qua môn Địa lí lớp 9, thì thực hiện bằng phương thức tích hợp là thích hợp nhất, tích hợp những nội dung liên quan vào môn học, lớp học với những bài học cụ thể. Theo nghiên cứu tôi thấy việc tích hợp giáo dục BĐKH được triển khai ở ba mức độ là: tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận và mức độ liên hệ. Sau đây tôi xin giới thiệu một số bài tích hợp giáo dục BĐKH trong chương trình Địa lí lớp 9: Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp Tiết 1- Mục I : Các nhân tố tự nhiên. - Nội dung tích hợp GDBĐKH: Việc khai thác, sử dụng chưa hợp lí tài nguyên thiên nhiên, sẽ làm suy thoái về môi trường và gây biến đổi về khí hậu và các giải pháp giảm thiểu BĐKH. - Phương pháp: dạy học theo dự án; hoạt động nhóm Giáo viên có thể chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về một loại tài nguyên với nội dung: tình hình sử dụng và biện pháp khai thác của từng loại tài nguyên đó. Sau khi hoàn thành nội dung trên, giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lới một số câu h i: - Tại sao cần phải sử dụng đất hợp lí? - Tại sao cần phải sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sự cân bằng và chống ô nhiễm môi trường nước? - Tại sao phải khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên: khí hậu, nước…? - Theo em hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay đã ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp nước ta? - Em hãy đề ra một số biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu, khắc phục những hậu quả do BĐKH gây ra cho sản xuất và đời sống? Giáo viên phân công học sinh chuẩn bị trước nội dung thông qua tìm hiểu thực tế và truy cập thông tin trên mạng Internet,… học sinh có thể trả lời câu h i dưới dạng trình chiếu Power point có hình ảnh hoặc video minh chứng Trả lời những câu h i này chính là học sinh đ tìm được những nguyên nhân sâu sa gây ra biến đổi khí hậu, tác hại do biến đổi khí hậu gây ra. Qua đó học sinh biết bản thân cần phải làm gì để bảo vệ các loại tài nguyên ở ngay địa phương mình đang sinh sống. Cuối cùng giáo viên sử dụng một số video hoặc hình ảnh thể hiện tác hại của việc sử dụng không hợp lí các loại tài nguyên đó ( dưới đây là một số hình ảnh minh họa tiêu biểu) 10
  13. Hình 1. Xói mòn đất Hình 2. Sạt lở đất HÌnh 3. Ô nhiễm nguồn nước HÌnh 4. Lũ quét Những vấn đề chung đặt ra đối với các loại tài nguyên này là việc khai thác, sử dụng chưa hợp lí, sẽ làm suy thoái về môi trường và gây biến đổi về khí hậu. Từ đó các em thấy được đó cũng chính là những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. Giáo viên có thể bổ sung thêm kiến thức thực tế nếu học sinh không tìm ra, ví dụ: Nước biển dâng, thời tiết cực đoan rét kỷ lục, hạn hán khốc liệt… đó là biểu hiện rõ nét của biến đổi khí hậu. Trận rét kỷ lục cuối năm 2016 xảy ra tại nhiều tỉnh phía Bắc và miền Trung, hạn hán khốc liệt kéo dài ở các tỉnh Trung Bộ, nước triều dâng cao ở các tỉnh Nam Bộ… đó là sự cực đoan của khí hậu, đ ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng đặt ra nhiều thách thức với nông nghiệp nước ta... Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đ được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế cảnh báo là nơi chịu nhiều tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vừa chịu tác động của lũ thượng nguồn vào mùa mưa, vừa chịu tác động của sự xâm nhập mặn vào mùa khô và các tác động do diễn biến thời tiết cực đoan khác. Đồng bằng sông Cửu Long, ước tính hàng trăm ngàn hecta đất bị ngập, hàng triệu người có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao. Sản lượng lương thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe doạ tới an ninh lương thực của quốc gia. 11
  14. Diện tích canh tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm. Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại “thiên địch”. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ canh tác lúa, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng... Biện pháp: Cần chuyển dần qua cách sống và sản xuất nông nghiệp phù hợp với hoàn cảnh mới dưới điều kiện khí hậu ngày một thay đổi nhanh hơn. Là học sinh các em cũng có thể góp phần tham gia vào giảm thiểu biến đổi khí hậu, như: Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng; tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO2 thải ra bầu khí quyển, thay vì đi xe máy ô tô chúng ta có thể đi bằng xe đạp, xe đạp điện; vận động người thân, bà con hàng xóm sử dụng hợp lí phân bón, thuốc trừ sâu hay sử dụng biện pháp sinh học… Giáo viên giới thiệu mô hình sống chung với lũ của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Hình 5.Mô hình sống chung với biến đổi khí hậu của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long Như vậy, sau khi học xong bài 7 này, Giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu thêm thực trạng môi trường và thiên tai ở địa phương các em theo gợi ý sau: - Tình trạng sử dụng phân bón hóa chất, thuốc trừ sâu của bà con nông dân. - Các loại rác thải, nước thải ở nông thôn. 12
  15. - Diễn biến bất thường về thời tiết và khí hậu ở địa phương trong những năm qua như: Tần suất mưa, lũ lụt, mưa đá, rét đậm, rét hại, nắng nóng kéo dài…… Từ thực tế khảo sát, điều tra các em thấy được ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và các thiên tai ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người cũng như đến sự phát triển của các loại cây trồng, hoa màu của người dân. Trên cơ sở đó đề ra hướng giải quyết phù hợp ở từng địa phương và học sinh tiến hành viết báo cáo. Bài 9: “Phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản”. - Nội dung tích hợp GDBĐKH: Suy giảm diện tích rừng cũng là nguyên nhân của biến đổi khí hậu và các giải pháp giảm thiểu BĐKH. Tiết 1- Mục I: Lâm nghiệp - Phương pháp tích hợp là đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm, dạy học theo dự án 1, Tài nguyên rừng: Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát vào biểu đồ thấy được sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 đến nay. Giáo viên kết hợp dùng tranh ảnh, vi deo, cho học sinh quan sát, phân tích. Ví dụ một số hình ảnh minh họa: Hình 6-9. Hiện tượng chặt phá rừng bừa b i, cháy rừng và đốt rừng làm nương GV yêu cầu HS tìm hiểu những nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng của nước ta. Từ đó nêu hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường? 13
  16. - Việc suy giảm diện tích rừng có phải là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu không, tại sao? - Theo em chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng, giảm thiểu biến đổi khí hậu? Với câu h i này giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị trước nội dung ở nhà dưới dạng dự án theo nhóm, chia thành 3 nhóm. Học sinh có thể trình bày dưới dạng trình chiếu power point có hình ảnh và video minh họa. Các nhóm nhận xét lẫn nhau và rút ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. * Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng: - Do chiến tranh, cháy rừng, tập quán canh tác lạc hậu đốt nương làm rẫy. - Do nhu cầu phát triển KT-XH nên quá trình khai thác rừng mạnh mẽ làm cho diện tích rừng và rừng tự nhiên giảm rất nhanh. * Hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường: - Đối với môi trường không khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO 2, Tăng nhiệt độ không khí, thủng tầng ôzon, ô nhiễm khí quyển. - Đối với hệ sinh thái: Nhiệt độ tăng làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể của nhiều hệ sinh thái.Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng cháy rừng, vừa gây thiệt hại về tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu. Với những hậu quả trên cũng là một số nguyên nhân gây biến đổi khí hậu của nước ta * Giải pháp: - Cần phải thấy được sự cần thiết phải cần trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ rừng - Khai thác rừng một cách hợp lí, có kế hoạch. - Bảo vệ những khu rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, các khu dự trữ tự nhiên vườn Quốc gia góp phần bảo vệ các nguồn gen động thực vật. - Thực hiện nghiêm luật bảo vệ rừng,… - Đảng, Nhà nước cần thực hiện có hiệu quả chính sách giao đất, giao rừng, hộ trợ vốn cho người dân trong trồng rừng. Phần các biện pháp bảo vệ rừng giáo viên cho học sinh tham khảo trong sách giáo khoa. Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Nội dung tích hợp GDBĐKH: Nguyên nhân của biến đổi khí hậu do khai thác tài nguyên và các giải pháp giảm thiểu BĐKH. Mục I : Các nhân tố tự nhiên. - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, dạy học theo dự án Sau khi học sinh nghiên cứu xong về các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời một số câu h i: - Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản? 14
  17. - Việc khai thác bừa bãi tài nguyên khoáng sản sẽ dẫn đến hậu quả gì? - Theo em nguyên nhân hiện tượng tràn xỉ than vào hộ nhà dân sau trận lũ ở Cẩm Phả- Quảng Ninh vào tháng 7/2016 là do đâu, hậu quả của nó như thế nào? - Trong thời gian gần đây, vấn đề khai thác cát lậu ở Sông Hồng địa phận Vĩnh Phúc đã gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và đời sống của người dân quê em? Bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ dòng sông quê hương. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước câu h i thông qua tìm hiểu trên mạng Internet, qua thực tế ở địa phương,… bằng cách giao dự án cho học sinh theo nhóm thông qua những câu h i gợi ý của giáo viên về nội dung tìm hiểu. Qua việc trả lời các câu h i trên học sinh thấy được tác hại của việc không quản lý chặt chẽ, khai thác bừa b i tài nguyên khoáng sản dẫn đến những hậu quả nặng nề, như: - Tài nguyên khoáng sản bị cạn kệt nhanh chóng. - Chất thải nhiều gây ô nhiễm môi trường sinh thái quanh khu vực khai thác như dầu khí (Vũng Tàu), than đá ( Hạ Long),… - Rừng cây bị chặt phá, đất nông nghiệp bị thu hẹp để khai thác quặng nhiều nơi gây nên hiện tượng lũ quét, sạt lở đất,… - Việc khai thác cát bừa b i ở sông Hồng cũng đ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như sạt lỡ đất, vỡ kè đá nắn dòng chảy của dòng sông làm cho nhiều người dân đ bị mất nhà ở, diện tích canh tác bị thu hẹp, gây ô nhiễm môi trường nước... Học sinh cũng thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ dòng sông quê hương, bảo vệ môi trường sống của bản thân và gia đình: không vứt rác bẩn xuống dòng sông, cần báo ngay cho l nh đạo địa phương nếu nhìn thấy hiện tượng khai thác cát lậu, hút cát ven bờ sông gây h ng kè,… Cuối cùng giáo viên có thể giới thiệu một số hình ảnh hoặc video về hậu quả của việc khai thác bừa b i tài nguyên khoáng sản (dưới đây là một số hình ảnh minh họa tiêu biểu) Hình 10. Khai thác cát trên sông Hồng Hình 11. Hiện tượng sạt lở bờ sông 15
  18. Trả lời những câu h i này chính là học sinh đ tìm được những nguyên nhân sâu sa gây ra biến đổi khí hậu. Qua đó học sinh biết bản thân cần phải làm gì với việc bảo vệ các loại tài nguyên ở ngay địa phương mình đang sinh sống. Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục BĐKH: - Nội dung tích hợp GDBĐKH: Vấn đề biến đổi khí hậu, nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp giảm thiểu BĐKH của vùng. - Phương pháp: Thảo luận nhóm, dạy học theo dự án Ở mục này giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo nhóm, tổng hợp nội dung kiến thức trên những vấn đề cơ bản sau: + Trình bày được những thuận lợi nhân tố tự nhiên đối với phát triển kinh tế x hội của vùng. + Thấy được những khó khăn của tự nhiên, hậu quả đối với đời sống và phát triển kinh tế từ đó đề ra biện pháp khắc phục Sau khi nghiên cứu xong các thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả dự án đ chuẩn bị ở nhà theo những nội dung sau: -Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long, biện pháp khắc phục? - Hiện tượng biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện như thế nào,đã gây ra những khó khăn gì? Chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu BĐKH? Đại diện nhóm báo cáo kết quả học sinh có thể trình bày dưới dạng trình chiếu power point có hình ảnh video minh họa. Qua đó học sinh thấy được vấn đề biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long như: - Những khó khăn mà vùng này đang phải ghánh chịu do thiên tai, hạn hán diện tích đất phèn, mặn nhiều. - Các biện pháp khắc phục khó khăn như: trồng rừng ngập mặn, biện pháp thau chua rửa mặn cải tao diện tích đất,... - Sự hiện diện của biến đổi khí hậu như hiện tượng mặn hóa do nước biển dâng cao. - Hành động của mỗi người dân góp phần vào giảm thiểu biến đổi khí hậu Giáo viên nhận xét và có thể bổ sung thêm kiến thức về những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở vùng và biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu( giáo viên có thể minh họa bằng hình ảnh hoặc video) 16
  19. Biến đổi khí hậu đ hiện diện thực tế. Đồng bằng sông Cửu Long đang bị nước mặn xâm nhập, đất đai bị mặn hóa. Thảm họa này ngày càng gia tăng bởi tác động kép của biến đổi khí hậu do nước biển dâng cao và do việc tích nước hàng loạt tại các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia lân cận ở thượng nguồn, làm giảm cao độ mực nước hệ thống sông Cửu Long vào mùa khô. Hệ thống kênh rạch này bị nước biển xâm nhập đang lan t a xâm nhập mặn hầu hết khắp khu vực, đang biến đất đai tại đây thành đất bị thấm mặn.Các dòng sông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long đang bị xâm nhập mặn vào nội địa trên 70 km, và có chiều hướng tăng nhanh. Hiện một số địa phuơng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đ xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng. Nếu tình trạng hạn - mặn tiếp tục diễn ra như năm 2016 thì diện tích các vùng trồng lúa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, làm giảm năng suất và sản lượng. Hình13-16 : Hiện tượng xâm lấn mặn và hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long Từ nội dung trên học sinh thấy được vấn đề biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết. từ đó các em cũng thấy được cần phải có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu biến đổi khí hậu ở địa phương. 17
  20. *Biện pháp: - Nâng cao độ mực nước an toàn tối thiểu để ngăn xâm nhập mặn cả về nước mặt và thấm mặn toàn vùng, trữ được lượng nước ngọt lớn, sử dụng được phần lớn lượng nước ngọt do thượng nguồn đổ về, tạo dòng chảy một chiều của các cửa sông hệ thống sông Cửu Long đồng loạt, biến Đồng bằng sông Cửu Long thành đồng bằng vùng nước ngọt ở phía trên và vùng mặn ở phía dưới gần biển. Đó là biện pháp giải quyết phù hợp và triệt để vấn đề xâm nhập mặn đồng thời cải thiện rất tốt việc thoát lũ cho mùa lũ. -Sống chung với lũ, khai thác những lợi thế kinh tế chính do lũ đem lại -Dự án thoát nước ra biển trong mùa lũ - Trồng rừng và bảo vệ vùng rừng ngập mặn ven biển, giảm thiểu BĐKH Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Mục III: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo Nội dung tích hợp GDBĐKH: Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp ứng phó với BĐKH. Phần 1: Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo Phương pháp: đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích về sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo hiện nay ở Việt Nam. Ngoài việc cho học sinh thấy được thực trạng giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta, giáo viên cần gợi ý để học sinh nêu được các nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó, bằng cách nên ra một số câu h i: - Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo nước ta. - Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì? - Tìm hiểu về vấn đề môi trường biển nơi khai thác dầu mỏ, khí đốt. Hiện tượng cá chết hàng loạt vào tháng 4 năm 2016 ở các tỉnh miền Trung bắt đầu từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế là do đâu? - Hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra trên vùng biển nước ta như thế nào? Qua đó học sinh thấy được một trong những nguyên nhân làm cho tài nguyên biển giảm sút, đặc biệt là thủy sản là do thiên tai thường xuyên xảy ra như b o, triều cường với cường độ ngày càng cao. Qua những video và các bài báo trên Internet về hiện tượng cá chết hàng loạt, các em đ thấy được hoạt động công nghiệp là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu nếu không có ý thức, biện pháp xử lý rác thải, chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Phần 2: Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - Nội dung tích hợp GDBĐKH: Biểu hiện, 1 số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm- cặp, dạy học theo dự án. GV có thể chia lớp thành các nhóm thảo luận: 18

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )