Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh qua Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Địa lí 12 THPT

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến nhằm nghiên cứu về hậu quả của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Nghiên cứu về các biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. » Xem thêm

18-01-2022 45 6
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết 29-BCHTW. Theo đó cùng với việc dạy lí thuyết thì việc giáo dục kỉ năng cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Một trong số các kỉ năng cần trang bị cho học sinh trong môn địa lí là kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai không chỉ một quốc gia hay một số quốc gia mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến những vấn đề này. Tại sao lại như vậy? Bởi vì biến đổi khí hậu đã có những tác động xấu đến môi trường và gia tăng các loại thiên tai. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước. Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết… Dự báo của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu) chỉ ra, thế giới sẽ còn phải đón nhận những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp hơn vào mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt hơn… Mặc dù chúng ta thường xuyên cập nhật những thông tin về biểu hiện của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và các thiên tai qua các bản tin thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta cũng đã và đang có những kế hoạch ứng phó thế với những tác động xấu do biến đổi khí hậu, do ô nhiễm môi trường và thiên tai gây ra ,nhưng hậu quả để lại vẫn còn nặng nề.Vậy câu hỏi đặt ra là : Tại sao trong thời gian qua, chương trình truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai hoạt động rất tốt và có hiệu quả , thế nhưng số người chết do hoạt động thiên tai vẫn còn nhiều, điển hình như năm 2020 ở các tỉnh miền trung? Phải chăng chúng ta còn thiếu các biện pháp giáo dục mang tính thiết thực hơn ( như giáo dục trong cộng đồng, giáo dục trong trường học …). Đặc biệt chúng ta chưa phát huy hết vai trò của giáo dục phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường trong trường học. Vì đối tượng giáo dục ở đây là học sinh- đối tượng dễ bắt chước và hết sức nhạy bén. Khi các em học sinh được học cách ngăn ngừa rủi ro do thiên tai gây ra thì đối tượng ấy không chỉ biết được cách bảo vệ bản thân mà còn có thể truyền tải kiến thức đó tới các thành viên trong gia đình và cộng đồng bằng nhiều cách rất có hiệu quả. Xét thấy tầm quan trọng của học sinh trong việc ứng phó với biến đổi khi hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, ngày 25 tháng 1 năm 2014 Bộ giáo dục và đào tạo đã ra Quyết Định số 329/QĐ-BGDĐT “Về việc phê duyệt đề án thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biển đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường học giai đoạn 2013-2020”. Qua đó có thể thấy được việc giáo dục kỉ năng cho học sinh là hết sức cần thiết. 1
  2. Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh qua Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Địa lí 12 THPT” làm đối tượng nghiên cứu của mình. II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu phương pháp dạy học giáo dục kỹ năng ứng phó với biển đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh khối 12 THPT trong quá trình dạy học môn Địa lí 2. Phạm vi nghiên cứu . - Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh qua Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Địa lí 12 THPT. - Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai – Nghệ An. III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 1. Mục đích: - Nghiên cứu về hậu quả của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người. - Nghiên cứu về các biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. - Nghiên cứu về các phương pháp giáo dục các kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường và thiên tai. - Tìm hiểu về các phương pháp giáo dục các kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. - Tìm hiểu về kiến thức sách giáo khoa Địa lí 12 bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. IV. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lý luận + Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. + Các năng lực học sinh đạt được thông qua quá trình dạy học. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2
  3. + Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh. + Điều tra, khảo sát tình hình dạy học theo hướng giáo dục kỹ năng sống. + Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. V. Những đóng góp mới của đề tài 1. Về lý luận : Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh qua môn Địa lí ở trường THPT ban cơ bản. 2 Về thực tiễn : Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa giáo án dạy học cung cấp các kỹ năng vào thực tiễn giảng dạy môn Địa lí 12 - bài 15 ở trường THPT. 3
  4. PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Giáo dục kỹ năng sống (KNS) là gì? Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày… 2. Vai trò của giáo dục kỉ năng sống trong dạy học địa lí THPT Địa lí THPT là môn học cung cấp cho học sinh (HS) những hiểu biết về tự nhiên và xã hội, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, việc giáo dục KNS trong môn Địa lí là hết sức cần thiết, nhằm giúp HS có những kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, có khả năng ứng phó và giải quyết một số vấn đề thường gặp trong cuộc sống do điều kiện tự nhiên cũng như xã hội mang lại. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và bối cảnh toàn cầu hóa thì chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng sống để ứng phó với những thay đổi , biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh đã góp phần quan trọng cho việc giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. 3. Sự cần thiết phải giáo dục kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh ở trường học phổ thông. Thực tế cho thấy, thiên tai là khó tránh khỏi, nhưng phòng, chống để nó không trở thành thảm họa là điều chúng ta có thể làm được. Xuất phát từ đó, chúng ta cần tăng cường giáo dục tới các em học sinh những kỹ năng tự bảo vệ mình, kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hâu,ô nhiễm môi trường và khi thiên tai xảy ra, cũng như giúp các em trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Để làm được điều đó trước hết cần trang bị cho các em những kiến thức cần thiết về: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và kiến thức về thiên tai. 4
  5. 3. 1. Các khái niệm liên quan . 3.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu: Có nhiều quan niệm về khái niệm biến đổi khí hậu được đưa ra, tuy nhiên ở một phạm vi nhất định có thể hiểu “Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, đến hoạt động kinh tế, sức khỏe và đời sống xã hội của con người” 3.1.2 Môi trường là gì? Môi trường được định nghĩa là một tổ hợp không gian bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo liên quan đến nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của con người. Có thể hiểu đơn giản, môi trường là tất cả những thứ tồn tại xung quanh chúng ta, chúng bao gồm cả những vật đang sống hoặc vật không sống. Nếu hiểu một nghĩa hẹp hơn thì môi trường không bao gồm tài nguyên thiên nhiên mà chỉ có các nhân tố xã hội. Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu mà môi trường được dùng theo từng nghĩa khác nhau. 3.1.3 Thế nào là thiên Tai? Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. 3.2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai. 3. 2.1. Nguyên nhân biến đổi khí hậu Hiện nay thì nguyên dân dẫn tới biến đổi khí hậu gồm 2 nguyên nhân chính: * Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân này phần lớn là do sự tác động của con người vào. Do việc thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng khí thải và một số loại khí nhà kính khác từ các hoạt động kinh tế của con người. Những tác động này sẽ là biến đổi bầu khí quyển của trái đất. Khi mật độ khí nhà kính vượt mức báo động sẽ làm cho nhiệt độ của trái đất cũng tăng dần lên. Điều này sẽ làm thay đổi thời tiết ở nhiều vùng trên trái đất. * Nguyên nhân khách quan: Đây là nguyên nhân do sự biến đổi của tự nhiên như: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, trái đất thay đổi quỹ đạo, quá trình kiến tạo núi và kiến tạo các thềm lục địa, sự biến đổi của nhiều dòng hải lưu và sự lưu chuyển bên trong của hệ thống khí quyển. Như vậy nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính hay còn được gọi là sự nóng lên 5
  6. của trái đất và nhiều nguyên nhân từ tự nhiên khác. Hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được mối quan hệ giữa sự tăng nhiệt độ của trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển. Hiện nay thì hàm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng cao với một tốc độ nhanh. Chính vì hàm lượng khí CO2 tăng lên sẽ làm cho nhiệt độ của trái đất tăng dần lên. 3.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường và sự gia tăng thiên tai. - Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh học. - Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. - Do các tác nhân phóng xạ. - Do các chất thải rắn. - Do tiếng ồn, bụi, khói… - Do sinh vật gây bệnh… - Và nhiều nguyên nhân khác. - Cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng thiên tai trên toàn thế giới hiện nay. 3.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai. 3.3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu. - Nhiệt độ trung bình tăng cao Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng có chuyển biến xấu. Điển hình là sự nóng lên của Trái Đất, nhiệt độ trung bình ngày càng tăng cao do sự nóng lên của bầu khí quyển. - Nước biển dâng cao, a xít hóa đại dương Biểu hiện tiếp theo đó là sự dâng cao của mực nước biển do băng tan. Theo NASA, đến năm 2100 thì mực nước biển có thể dâng cao hơn 0,3 – 1,2m. Ngoài ra, con người phát thải khí CO2 vào tầng khí quyển dẫn đến hiện tượng axit hóa đại dương. Mỗi năm đại dương hấp thụ 2 tỷ tấn CO2. - Lượng mưa tăng giảm thất thường Không chỉ hạn hán mà biến đổi khí hậu cũng làm lượng mưa tăng giảm thất thường. Thay vì chỉ mưa vào một số mùa nhất định trong năm thì các cơn mưa trái mùa lại thường xuyên xuất hiện gây lũ lụt gây hại đến con người và môi trường sống. - Hạn hán xuất hiện nhiều nơi Biến đổi khí hậu kéo theo tình trạng hạn hán ở rất nhiều nơi và có xu hướng gia tăng, đe dọa sự sống của con người và sinh vật. Biểu hiện này của biến đổi khí 6
  7. hậu rất dễ dàng nhận thấy ở các nước khu vực châu Âu, châu Úc và phía tây của Hoa Kỳ. - Xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan Biến đổi khí hậu kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa bão, lốc xoáy, mưa đá, hiện tượng EL NINO,… Khu vực Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Tây Bắc Thái Bình Dương là nơi ảnh hưởng rõ rệt nhất. 3.3.2. Biểu hiện của ô nhiễm môi trường. - Trái đất đang dần nóng lên. - Chất lượng nguồn nước ngày càng giảm, nguồn nước ngày càng mất dần. - Băng tan ở hai cực ngày 1 nhiều hơn. - Nước biên dâng cao. - Tình trạng cháy rừng, lũ lụt diễn ra liên miên. - Đất liền bị xâm nhập, nhiễm mặn. - Tình trạng sạt lỡ đất diễn ra nhiều hơn ở ven sông ven suối. - Khí hậu thay đổi thất thường, khi quá nóng, khi quá lạnh, hiện tượng tuyết rơi, mưa đá xuất hiện. - Sâu bệnh hại rau mùa ngày càng khó điều trị. - Con người ngày càng nhiều bệnh tật hơn. 3.3.3. Biểu hiện của gia tăng thiên tai. - Số lượng, tần suất thiên tai ngày càng tăng lên. - Hậu quả ngày càng nặng nề ảnh hưởng rất lớn môi trường, hoạt động sản xuất sinh hoạt của con người. 3.4. Hậu quả của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai. - Ảnh hưởng đến con người Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là những nhóm người như người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, những người có cơ địa yếu, bệnh hô hấp, tim mạch. - Ảnh hưởng đến kinh tế + Lũ lụt phá hủy nhiều công trình, hòa màu, làm nước và đất bị biển đổi thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm. + Chi phí khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu khiến nền kinh tế bị hao hụt. 7
  8. + Giá cả leo thang, hàng hóa khan hiếm, mất đi nguồn thu từ du lịch và công nghiệp. - Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp + Lũ lụt làm mất hoa màu, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặt giảm năng suất. Nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long. + Hạn hán kéo dài gây mất mùa. - Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng + Hiện tượng cháy rừng tăng cao do sự nóng lên của trái đất. + Nạn chặt phá rừng khiến đất bị xâm lấn, thu hẹp diện tích canh tách. + Đe dọa đời sống, tính mạng của các sinh vật tự nhiên và các động thực vật quý hiếm. - Ảnh hưởng đến nguồn nước + Gây ô nhiễm nguồn nước, nước sạch trở nên khan hiếm, nước ngầm suy giảm, nước bị nhiễm mặn, phèn. + Tài nguyên nước cạn kiệt, biến đổi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. - Ảnh hưởng đến mối quan hệ dân tộc, an ninh quốc gia Sự biến đổi khí hậu kéo theo muôn vàn khó khăn: lương thực khan hiếm, giá cả leo thang dẫn đến nhiều xung đột, tranh chấp giữa các vùng lãnh thổ. - Ảnh hưởng đến ngư nghiệp Môi trường nước bị ô nhiễm, nước biển dâng lên, bão lụt, sóng thần, triền cường, hải lưu… ngày càng biến đổi thất thường. Dẫn đến môi trường sinh thái biến thay đổi, tình trạng nuôi trồng thủy sản giảm, một số loại sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tại Việt Nam có khoảng 460 nghìn ngư dân, 100 nghìn người làm việc trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, hơn 2 triệu người tham gia vào các dịch vụ nghề cá. Vì thế, biến đổi khí hậu xảy ra thì ngành ngư nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 4. Các phương pháp giáo dục kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai cho học sinh trong môn địa lí 12 THPT 4.1. Kết hợp sự dụng công nghệ thông tin để nghiên cứu qua các hình ảnh liên quan. 4.2. Phương pháp phân tích tình huống và xử lí trường hợp. 8
  9. 4.3. Phương pháp đóng vai. 4.4. Phương pháp làm việc nhóm nhỏ. 4.5. Tổ chức ngoại khóa ( Thi trả lời câu hỏi và thử làm truyên truyền viên) II. CƠ SỬ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 1. Thực trạng về hậu quả của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai trên thế giới và tại việt nam. 1.1. Trên thế giới. Theo các nghiên cứu khoa học, “Thủ phạm” làm tăng nhiệt trên Trái Đất gây ra hiện tượng băng tan và làm nóng các đại dương chính là hiệu ứng nhà kính .Từ năm 1990, lượng khí nhà kính đã làm gia tăng 41% tổng bức xạ, nhân tố gây ra quá trình nóng lên toàn cầu. Trong đó, khí carbon dioxide (CO2) chiếm 82% lượng bức xạ gia tăng trong thập niên vừa qua. Tình trạng thải khí CO2 đã đạt đến những kỷ lục vào năm 2017 và 2018. Riêng trong năm 2017, nồng độ CO2 trong khí quyển đã lên mức trung bình toàn cầu 405,5 phần triệu (ppm), cao hơn gần 50% so với giai đoạn trước khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, và đang tiếp tục tăng cao hơn nữa. Thực tế cho thấy, các hoạt động sinh sống và sản xuất không kiểm soát của con người hiện nay là nguồn phát thải chính các khí gây hiệu ứng nhà kính. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu con người tiếp tục khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phục vụ các lĩnh vực như giao thông, năng lượng và công nghiệp, với tốc độ hiện tại thì đến năm 2250, nồng độ CO2 trong không khí sẽ tăng lên mức cao chưa từng thấy trong 200 triệu năm qua kể từ kỷ Trias - thời kỳ nóng nhất trong lịch sử Trái Đất với hai cực địa cầu không hề có băng tuyết. Trong những năm gần đây, con người đã chứng kiến các đợt nắng nóng đỉnh điểm đến gần 50 độ C ở Australia, Ấn Độ hay lên tới 41 độ C ở những xứ lạnh như châu Âu, Canada và Mỹ làm nhiều người tử vong. Cụ thể, đợt nắng nóng kỷ lục năm 2003 đã làm thiệt mạng 70.000 người trên toàn Châu Âu, trong đó nước Pháp chiếm 13.000 người. Năm 2018 tại nước Đức cũng có 1000 người thiệt mạng. Gần đây hơn là vào tháng 7 năm 2019, gần 3.000 người Hà Lan mất vì nắng nóng. Sự nóng lên toàn cầu cũng kéo theo rủi ro ngày càng gia tăng liên quan đến khí hậu đối với sức khỏe, sinh kế, an ninh lương thực, cấp nước, an ninh con người và tăng trưởng kinh tế. Không chỉ đối mặt với các đợt nắng nóng đỉnh điểm gây thiệt hại về người, thế giới cũng xảy ra các vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề, hay những trận siêu bão có sức tàn phá lớn biến mọi thứ trở thành hoang tàn ở Philippines, Indonesia... hoặc những đợt cháy rừng khủng khiếp tàn phá Mỹ, Hy Lạp, Thụy Điển, Italy…, và cả những đợt núi lửa phun trào, động đất, sóng thần ở nhiều nước châu Á… Năm 2018, lần đầu tiên khối băng dày vĩnh cửu tại miền Bắc 9
  10. Greenland bắt đầu rạn nứt. Dự báo đến năm 2100, những trận siêu bão như Sandy ở Mỹ sẽ lặp lại với tần suất thường xuyên hơn, có thể tới 17 lần/năm. Cùng vơi đó môi trường đã và đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia cũng như hầu hết mọi người sống trên trái đất của chúng ta quan tâm. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành khắp nơi trên hành tinh xanh. Sau công cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn đề đều luôn có mặt trái của nó là con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất. Trên hành tinh Xanh của chúng ta, ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: từ những biến đổi của khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tím… Thông qua những con số biết nói sau đây, ta có thể thấy được phần nào hậu quả của sự ô nhiễm: 1.000000 chim biển, 100.000 thú biển và rựa biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại rác plastic. 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. 60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm. 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói mòn với tốc độ 1m/ năm. Nếu con người cũng xem biển cả là một bãi rác khổng lồ có thể chứa đủ thứ chất thải, môi trường đại dương sẽ còn bị hủy hoại trầm trọng hơn nữa chứ không chỉ như tình trạng hiện nay. 1.2. Ở Việt Nam và địa phương. Trong những năm gần đây, nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần phải lưu tâm, chẳng hạn năm 2017 là năm có số lượng các cơn bão ảnh hưởng tới nước ta nhiều bất thường (16 cơn bão), theo tính toán của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tổng cục thống kê thiệt hại khoảng 38,7 nghìn tỷ đồng tương đương 2,7 tỷ USD. Điển hình nhất là năm 2020 lũ lụt xảy ra ở miền Trung (hay còn được gọi là Lũ chồng lũ, Lũ lịch sử) là một đợt bão, lũ lụt khắp miền Trung Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bắc Tây Nguyên và cả Nghệ An chúng ta. Lũ lụt miền Trung 2020 được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, được đặt mức báo động IV thuộc về cấp bậc thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn của Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực, phá hủy, trì hoãn và đẩy ngược nền kinh tế – xã hội của miền Trung Việt Nam. 10
  11. Về người: Tính ở tuần lũ đầu tiên có 09 người chết. Trong đó tỉnh Quảng Trị có 03 người, Huế có 02 người, Quảng Ngãi có 01 người, Gia Lai có 01 người, Đắk Lắk có 01 người, Quảng Nam có 01 người và 11 người mất tích (Quảng Trị 07 người, Đà Nẵng 03 người, Gia Lai 01 người), bị thương 07 người. Các tuần tiếp theo, số thương vong không ngừng gia tăng. Ngày 12, có 23 người chết, 18 người mất tích vì lũ lụt, ngày 17 có 60 người chết, bốn người mất tích, tiếp tục tăng lên trong đợt lũ thứ hai ngày 19 với 84 người chết, 38 người mất tích. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, số người chết tăng thành 105 người, tính đến sáng ngày 20. Tình hình thiệt tính mạng tăng mạnh vì tác động to lớn của đợt thiên tai bão, lũ lụt thứ ba, chạm ngưỡng 229 người chết và mất tích vào ngày 31, ngày cuối cùng của tháng 10. Đi kèm với thiệt hại tính mạng là thiệt hại vật chất. Các vùng từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam bắt đầu với ngập lụt ở 206 xã, phường, độ ngập sâu từ 0,3 – 3 m, nặng nhất là Quảng Trị 81 xã, Thừa Thiên Huế 54 xã, phường với tổng số hộ bị ngập là 109.034 hộ; thời điểm cao nhất trong đợt lũ thứ nhất ngày 13 với 212 xã, phường, 135.329 hộ bị ngập lụt. Các tuyến quốc lộ có 93 điểm bị sạt lở và 19 điểm bị ngập. Sạt lở kèm nước sông dâng cao gây tắc giao thông. Hư hỏng nhà cửa, hoa maù và các loại tài sản khác: Có hơn 56.000 căn nhà tốc mái, chủ yếu ở Quảng Ngãi với hơn 53.000 nhà. Gần 150.000 ngôi nhà bị ngập, sập đổ, hư hỏng. Gần 4.500 ha lúa, hoa màu bị ngập, vùi lấp, hơn 2.100 ha thủy sản bị thiệt hại, hơn 151.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi, nhiều nơi bị chia cắt, nhiều khu vực dân cư bị cô lập trong đợt lũ thứ nhất. Mất điện: Bão cùng mưa lớn gây lũ lụt tại bảy tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên khiến hơn 913.000 gia đình của 369 xã, phường trong khu vực bị mất điện. Sạt lở đất/đá: Phía Tây thành phố Huế tập trung các vị trí thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2, Trạm quản lý bảo vệ rừng 67. Tổng số người chết và mất tích trong các vụ sạt lở đất ở miền trung do sạt lở lên đến 33 người. Bên cảnh những hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của thiên tai thì ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề gây nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến sản xuất và sự phát triển kinh tế của đất nước. Những hậu quả xấu đến sức khỏe con người Theo một số nghiên cứu, trẻ em chiếm tỷ lệ cao bị mắc bệnh hen suyễn khi sống gần những khu vực bị ô nhiễm cao, đặc biệt là ô nhiễm khói bụi. Khằng định thêm tác động ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người 1 trạm trưởng y tế tại 1 xã trong nước đã đưa ra những con số đáng giật mình với 297 ca tử vong trên địa bàn xã chỉ tính từ năm 2015 đến tháng 5 năm 2020. Đáng quan ngại trong số tử 11
  12. vong này là, số ca ung thư đã lên tới 28% với 39/83 ca về đường hô hấp (chiếm gần 50%). Ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, ung thư phát sinh có đến 75- 80% nguyên nhân là có liên quan đến môi trường. Ô nhiễm môi trường cũng gây hậu quả lớn đối với hệ sinh thái Việc hủy hoại môi trường sống của các sinh vật thủy sinh do thải các chất thải từ các nhà máy ra biển hay việc làm chết các sinh vật đất do sử dụng thuốc trừ sâu, hay sinh vật sống trong rừng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng đang là vấn đề đáng báo động. Một vài con số minh chứng : Đến năm 2017, Việt Nam đã xác định 1.211 loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa và đề xuất đưa vào Sách đỏ Việt Nam thời gian tới, gồm 600 loài thực vật và 611 loài động vật (tăng 329 loài so với Sách đỏ Việt Nam 2007, gồm 136 loài thực vật và 193 loài động vật); khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Nghiêm trọng hơn ô nhiễm môi trường còn làm gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn và ảnh hưởng của thiên tai Thống kê của Tổng cục Phòng chống Thiên tai trong 10 năm qua, Việt Nam có hơn 3.600 người chết và mất tích do thiên tai, gây thiệt hại khoảng 288.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm, thiên tai làm cho Việt Nam mất đi từ 1,0 - 1,5% GDP. Dưới đây là một số hình ảnh về của ô nhiễm môi trường tại việt nam 12
  13. 13
  14. 2. Thực trạng dạy học giáo dục kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai trong trường học phổ thông. Nhận thấy những thiệt hại lớn về người, tài sản và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xà hội ở nước ta do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai gây ra, đòi hỏi công tác chủ động phòng, chống và ứng phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai phải luôn được quan tâm đặc biệt. Ngoài ra chúng ta cũng cần rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong các hoạt động phòng, chống trong mọi tình huống, với mục đích để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Để làm được điều đó hơn ai hết học sinh THPT là đối tượng nòng cốt của đất nước ,các em vừa có sức trẻ vừa có tri thức, vừa nhanh nhẹn vừa nhiệt huyết … Vì thế nếu các em được trang bị đầy đủ các kiến thức về kĩ năng chủ động phòng, chống và ứng phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai thì chắc chắn chúng ta có quyền hi vọng rằng trong tương lai những hậu quả do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và gia tăng thiên tai gây ra sẽ được giảm bớt và chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. 2.1. Khảo sát thực trạng. Để tìm hiểu về thực trạng dạy học giáo dục kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai trong môn địa lí hiện nay ở các trường THPT, tôi đã tiến hành khảo sát 5 giáo viên địa lí được phân công giảng dạy địa lí 12 và 100 học sinh ở 3 trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu vào đầu năm học 2020 - 2021. Kết quả thu được như sau:  Về mức độ giáo dục học sinh trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai của giáo viên. Thông qua trao đổi với 5 giáo viên tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1.Mức độ giáo dục học sinh về kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai trong quá trình giảng dạy. Mức độ đề cập/ hướng dẫn Số lượng Tỷ lệ (%) Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 3 60 Ít khi 2 40 Không bao giờ 0 0  Về hiểu biết và thái độ của học sinh .Khảo sát vấn đề này ở 100 học sinh bằng phiếu điều tra. Kết quả tôi thu được như sau: 14
  15. Bảng 2. Mức độ học sinh hiểu biết về kỉ năng ứng phó ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai . .Mức độ hiểu biết. Số lượng Tỷ lệ(%) Nắm vững 3 3 Có hiểu biết 20 20 Hiểu biết ít 60 60 Hiểu biết rất hạn chế 17 17 Bảng 3. Thái độ của học sinh về việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai . Mức độ biểu hiện . Số lượng Tỷ lệ(%) Quan tâm lo lắng 20 20,0 Quan tâm nhưng không lo lắng 32 32,0 Ít quan tâm 43 43,0 Không quan tâm, thờ ơ 5 5,0 Qua số liệu trên cho thấy trong quá trình dạy học việc giáo dục kỉ năng ứng phó ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai chưa được các GV thực sự quan tâm, còn đối với các em học sinh vì các em chưa được giáo viên thường xuyên hướng dẫn các kỉ năng này nên ngoài việc các em bị hạn chế về kỉ năng thì thái độ của các em cũng thể hiện chưa có trách nhiệm và có phần thờ ơ với các hậu quả mà thiên tai, ô nhiễm môi trường gây ra. Điều đó sẽ rất nguy hiểm nếu tương lai các em sẽ trở thành những người vô cảm trước nổi đau của nhân loại. 2.2. Những khó khăn trong việc giáo dục kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai trong trường học. Mặc dù biết rằng việc giáo dục cho học sinh về kỉ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai là hết sức quan trọng. Tuy nhiên kiến thức này lại thuộc chương trình THPT, trong khi các em phải học rất nhiều môn, áp lực thi cử lại lớn và kiến thức mà các em phải thi lại rất nhiều đòi hỏi các em phải dành nhiều thời gian cho việc ôn thi . Chính vì vậy việc giáo viên muốn triển khai các hoạt động giáo dục kĩ năng cho các em là hết sức khó khăn, chưa kể đến việc một số em chỉ tập trung học các môn mà mình thi khối đại học còn những môn khác thì không quan tâm nên dù giáo viên có muốn triển khai cũng không hề dễ dàng. 15
  16. CHƯƠNG II : GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN 1. Nhận diện về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai qua các tài liệu và phương tiện thông tin. . A. MỤC TIÊU. - Về kiến thức + Học sinh nắm được các kiến thức về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. + Học sinh phân biệt được các loại thiên tai + Học sinh biết được hậu quả do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và các loại thiên tai gây ra. - Về kĩ năng + Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác và kĩ năng sự dụng internet... + Rèn luyện kĩ năng ứng phó với thiên tai khi thiên tai xảy ra tại địa phương. - Về thái độ. + Yêu thích môn học và thích khám phá những điều kì diệu từ kiến thức môn địa lí. + Xây dựng được các thói quen tốt trong học tập và trong đời sống. - Về năng lực + Năng lực vận dụng kiến thức công nghệ vào thực tiễn cuộc sống. + Năng lực giải quyết vấn đề. + Năng lực sáng tạo. + Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động trong tập thể. + Năng lực định hướng nghề nghiệp. B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH. * Giao nhiệm vụ Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm với 3 nhiệm vụ: + Nhóm 1: thu thập thông tin về biến đổi khí hậu ( Diễn biến, ảnh hưởng, giải pháp ứng phó…) + Nhóm 2: Thu thập thông tin về ô nhiễm môi trường ( Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp hạn chế). 16
  17. + Nhóm 3: Thu thập thông tin về các loại thiên tai ( thời gian diễn ra, khu vực diễn ra, hậu quả, giải pháp ứng phó ) *Yêu cầu: + Các nhóm tìm hiểu kiến thức liên quan, quay video, chụp ảnh và làm báo cáo. + Thời gian báo cáo: Các nhóm báo cáo sản phẩm sau 1 tuần thực hiện. * Kế hoạch thực hiện Sau khi nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, nhóm trưởng họp các thành viên và phân công nhiệm vụ. Giáo viên hướng dẫn học sinh. - Tìm kiếm thông tin hướng dẫn: Trên mạng Internet, các tài liệu liên quan (Yêu cầu các em ghi lại nguồn tài liệu tham khảo) * Xử lí thông tin Chọn lọc những thông tin có tính xác thực, cập hật số liệu mới nhất.. * Công cụ đánh giá - Giáo viên phát cho mỗi nhóm học sinh một Phiếu đánh giá hoạt động nhóm - Điểm của mỗi học sinh là trung bình cộng của phiếu đánh giá chéo hoạt động nhóm và điểm của giáo viên đánh giá. * Báo cáo sản phẩm C.TIẾN HÀNH TRIỂN KHAI Trong hoạt động nhận diện về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai qua các tài liệu và phương tiện thông tin được thiết kế 2 tiết trên lớp và 1 tuần ở nhà. - Quy trình được thực hiện gồm những bước 17
  18. Tiết 1 Hoạt động 1: Giới thiệu dự án học tập, xây dựng nhóm học tập, phân công nhiệm vụ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm: - Mỗi nhóm khoảng 10 - 11 học sinh + Nhóm 1: thu thập thông tin về biến - Học sinh cử nhóm trưởng, thư kí để đổi khí hậu ( Diễn biến, ảnh hưởng , phân công nhiệm vụ và thực hiện nhiệm giải pháp ứng phó…) vụ được giao. + Nhóm 2: Thu thập thông tin về ô - Học sinh nghiên cứu bài 15 sách giáo nhiễm môi trường ( Thực trạng , khoa địa lí 12 trang 62 kết hợp với tìm nguyên nhân, giải pháp hạn chế). thêm sách, báo cũng như mạng internet + Nhóm 3: Thu thập thông tin về các về những nội dung được phân công để loại thiên tai ( thời gian diễn ra , khu hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên yêu vực diễn ra, hậu quả, giải pháp ứng cầu. phó ) -Yêu cầu nhóm sau khi tìm hiểu thông tin phải trình bày kiến thức dưới dạng powerpoit hoặc dạng video trình chiếu. - Biết liên hệ kiến thức với địa phương mình. Lưu ý:Thời gian để học sinh các nhóm thực hiện nội dung là 1 tuần Hoạt động 2:Thảo luận , trao đổi , xây dựng kế hoạch Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Kiểm tra theo dõi hoạt động của học Sau khi phân chia nhóm: sinh, giúp đỡ, gợi ý để các em hoàn - Các nhóm thao luận, vạch kế hoạch để thành kế hoạch. triển khai nhiệm vụ : + Nhóm 1: thu thập thông tin về biến đổi khí hậu ( Diễn biến, ảnh hưởng , giải pháp ứng phó…)  Phân tích nôi dung  Tìm kiếm hình ảnh 18
  19.  Xác định thời gian tiến hành.  Đặt câu hỏi + Thông tin thu thập được nên trình bày ngắn gọn hay cụ thể? + Khi làm video có nên lồng tiếng thuyết trình không? + Ai sẽ là người báo cáo… + Nhóm 2: Thu thập thông tin về ô nhiễm môi trường ( Thực trạng , nguyên nhân, giải pháp hạn chế).  Phân công công việc  Phân tích nôi dung  Xác định thời gian tiến hành.  Tìm kiếm hình ảnh  Ghi chép kế hoạch  Cử người báo cáo… + Nhóm 3: Thu thập thông tin về các loại thiên tai ( thời gian diễn ra , khu vực diễn ra, hậu quả, giải pháp ứng phó )  Phân công nhiệm vụ  Phân tích nôi dung  Xác định thời gian tiến hành.  Tìm kiếm hình ảnh  Xây dựng video  Ghi chép kế hoạch  Cử người báo cáo… 19
  20. Hoạt động 3: Báo cáo,tổng kết + Phiếu đánh giá hoạt động nhóm Tiêu chí điểm của nhóm Tên nhóm:…………. Nội dung Yêu cầu Điểm tối đa Điểm đạt được Mức độ hợp tác - Đoàn kết, phân 0 - 3 điểm công nhiệm vụ hợp lí để cùng thực hiện công việc Chất lượng về nội Đầy đủ(theo yêu 0 - 3 điểm dung của sản cầu), chính xác, rõ phẩm(video, bài ràng. giảng…) Hình thức trình Rõ ràng, đẹp, thu 0 - 2 điểm bày, phong cách hút được người báo cáo nghe, làm rõ được các nội dung chính. Khả năng trả lời Trả lời đúng câu 0 - 2 điểm các câu hỏi phản hỏi biện từ các học sinh và giáo viên. Tiết 2: Báo cáo sản phẩm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv: Bố trí chỗ ngồi phù hợp cho việc - Ổn định chỗ ngồi,phân công nhiệm vụ báo cáo và thảo luận giữa các nhóm. cho các thành viên tổ mình. - Thời gian tiến hành:1 tiết - Ghi chép nội dung đầy đủ. - Nội dung: Đã được Gv phân công về - Thảo luận và góp ý bổ sung kiến thức nhà tự nghiên cứu trong thời gian 1 cho các nhóm còn lại. tuần. - Hình thức: Thuyết trình qua video, powerpoit, tranh ảnh… 20

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )