Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp Tỉnh

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương hướng học bộ môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa. Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi dưỡng đội tuyển trong các năm học tiếp theo. » Xem thêm

11-11-2021 33 5
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC -------------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ KIẾN THỨC KỸ NĂNG LỰA CHỌN VÀ DẠY BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THAM GIA THI CẤP TỈNH Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Huyền Mã sáng kiến: 04.58.03 Vĩnh Phúc, năm 2020 1
  2. MỤC LỤC Trang Mục lục 2 1. Lời giới thiệu 3 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm 4 3. Tác giả sáng kiến 4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 4 7.1. Về nội dung của sáng kiến 4 7.1.1. Cơ sở lí luận 4 7.1.2. Cơ sở thực tiễn 4 7.1.2.1. Về mục tiêu giáo dục 4 7.1.2.2. Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 5 12 tham gia thi cấp Tỉnh ở trường PT Dân tộc Nội trú Vĩnh Phúc. 7.1.3. Giải pháp thực hiện 5 7.1.3.1. Kỹ năng lựa chọn học sinh vào đội tuyển 5 7.1.3.2. Một số kiến thức kĩ năng cơ bản trong dạy bồi dưỡng đội 7 tuyển học sinh giỏi lớp 12 đi thi cấp Tỉnh môn Địa lí 7.1.4. Kết quả đạt được 26 7.1.4.1. Kết quả định tính 26 7.1.4.2. Kết quả định lượng 27 7.1.5. Kết luận khoa học 27 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 28 8. Những thông tin cần được bảo mật 28 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 28 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được... 28 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc 29 áp dụng sáng kiến lần đầu. Tài liệu tham khảo 30 2
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Kết quả giảng dạy và học tập của thầy và trò được đánh giá qua các kỳ thi, đặc biệt qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Kết quả đó không chỉ đánh giá năng lực của người học và người dạy mà còn khẳng định và củng cố vị trí của mỗi nhà trường. Đồng thời nó còn là cơ sở nền tảng để học sinh tiếp cận với các kỳ thi quôc gia và các em có cơ hội chinh phục các bậc thang tri thức mới. Với mỗi giáo viên khi nhận công tác dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh là mang một trách nhiệm lớn, đôi khi còn cảm thấy áp lực. Bởi kết quả của kỳ thi không chỉ của cá nhân học sinh mà còn khẳng định năng lực và là kết quả của người dạy. Kết quả đó cũng là thành tích của nhà trường. Dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh là một công việc rất khó đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phương pháp giảng dạy và chuyên môn vững vàng. Với học sinh cần phải có năng lực, sự yêu thích, đam mê môn học để nắm chắc cả kỹ năng và kiến thức. Việc dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 đòi hỏi người giáo viên dạy phải chắc chắn cả kỹ năng và kiến thức của toàn cấp học. Đặc biệt là kỹ năng thực hành, kiến thức Địa lí 12. Trường trung học phổ thông tôi đang công tác đa số là con em dân tộc thiểu số sinh sống thuộc những huyện nghèo, nông thôn của tỉnh. Các em còn tự ti, chưa mạnh dạn và cho rằng việc học đội tuyển học sinh giỏi là một việc quá sức tưởng tượng, dẫn đến sự quyết tâm chưa cao cho nên dễ bị chán, làm kết quả học không tốt. Địa lí được xem là một trong các môn học xã hội trong các trường THPT, các đối tượng địa lí tự nhiên hay kinh tế xã hội đều rất gần gũi mà học sinh có thể thấy nó diễn ra hàng ngày xung quang mình, bắt gặp nó ở bất kỳ đâu, khi ở nhà hay khi đi chơi, khi làm việc hay khi đọc báo, nghe đài. Vì vậy, dễ nảy sinh tâm lí chủ quan của người học. Hơn nữa Địa lí không phải là môn học nhiều em chọn học theo khối để đi sâu tìm hiểu mà chỉ học chương trình cơ bản, trong khi đó đề thi học sinh giỏi thường có nhiều câu hỏi và bài tập nâng cao. Do vậy đây là một trong những khó khăn rất lớn cho các thầy, cô giáo ở trường THPT nơi tôi công tác nói riêng và các trường THPT trên toàn tỉnh nói chung khi lựa chọn những hạt giống cho đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí. Từ những lí do trên và kết quả đã đạt được của bản thân tôi chọn đề tài "Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp Tỉnh" trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này. Qua sáng kiến kinh nghiệm tôi mong được chia sẻ với đồng nghiệp những kiến thức, kinh nghiệm đã có từ quá trình giảng dạy của mình, để có thêm ý nghĩa và giá trị nhân rộng. 3
  4. 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kiến thức kỹ nănglựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp Tỉnh 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0982868366 - Email: nguyenhuyen.dtnt@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Huyền 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cho học sinh khối 12 ở trường Trung học phổ thông. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9/2019 đến tháng 12 năm 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Cơ sở lí luận Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo nguyên tắc giáo dục. Đây là qui định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Áp dụng "Một số kiến thức kỹ năng lựa chọn và dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp Tỉnh” là căn cứ vào nguyên tắc giáo dục sau: - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và vừa sức với học sinh. - Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính thực tiễn. - Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh. - Nguyên tắc kế thừa, tích luỹ kiến thức và kỹ năng. 7.1.2. Cơ sở thực tiễn. 7.1.2.1. Về mục tiêu giáo dục Nhằm xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên phải dạy như thế nào để cho học sinh đi thi có giải. Đồng thời khích lệ cổ vũ phong trào học tập của học sinh trong đội tuyển, tạo tiền đề cho bồi dưỡng các đội tuyển 10,11. Xác định được phương hướng ôn tập cho học sinh, tạo điểm nhấn sức vượt cho học sinh khi tham dự đội tuyển HSG môn Địa lí. Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương hướng học bộ môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa. Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi dưỡng đội tuyển trong các năm học tiếp theo. Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp dạy học bộ môn của mình cũng như có bài học thực tiễn. Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của giáo viên đối với các môn xã hội nhất là môn Địa lí. Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng đơn vị. Cũng như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp, góp ý kiến nhằm nâng cao chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời. 4
  5. 7.1.2.2. Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 tham gia thi cấp Tỉnh ở trường PT Dân tộc Nội trú cấp 2-3 Vĩnh Phúc. Trong 5 năm trở lại đây, từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2018 - 2019 đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí được đánh giá rất hay, phù hợp với nội dung chương trình học, song nhiều học sinh ở các trường THPT trong Tỉnh nói chung đạt kết quả không cao. Từ thực tế giảng dạy 20 năm qua và nhiều lần được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh môn Địa lí tôi thấy để đạt được hiệu quả cao trong mỗi bài học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương tiện dạy học và hoàn cảnh học sinh. Để qua mỗi bài học, tiết học học sinh không chỉ nắm được kiến thức mà còn biết cách vận dụng kiến thức linh hoạt, tăng khả năng tư duy sáng tạo. Đối với dạy bồi dưỡng đội tuyến học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh không chỉ cần có vậy mà còn cần đến tất cả các yếu tố tâm lí, năng lực của học sinh, kỹ năng chọn hạt giống, năng lực giảng dạy của giáo viên... Trường THPT nơi tôi công tác mỗi năm có hơn 100 học sinh khối 12, hầu hết các em là người dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế, một số em học khá giỏi các em đã chọn các môn khối A, D để học nâng cao và cũng là khối các em chọn thi đại học, cao đẳng. Còn lại các em có năng lực học tập kém mới chọn học khối C. Vì vậy, các em hầu như không có sự định hướng, mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Có số ít em học tập tốt nhưng lại không muốn vào đội tuyển vì cho rằng tập trung vào đội tuyển mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến học tập các môn khác, ảnh hưởng đến thi đại học. Bởi vậy để chọn được đội tuyển có chất lượng là điều không dễ, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng phát hiện năng lực học tập của học sinh, động viên tâm lí, tạo hứng thú cho các em về môn học. Dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh không chỉ đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn phải có kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp giảng dạy, cách thiết kế cấu trúc nội dung khoa học, lôgic, dễ hiểu, tạo điểm tựa, sức vượt, sự tự tin cho học sinh khi đi thi. Thật không sai nếu lấy kết quả học tập và kết quả các kỳ thi làm thước đo cho cho sự phát triển giáo dục của nhà trường nói chung và năng lực giảng dạy của giáo viên nói riêng. 7.1.3. Giải pháp thực hiện 7.1.3.1. Kỹ năng lựa chọn học sinh vào đội tuyển Do đặc thù các trường THPT trên địa bàn Tỉnh đều chọn ban cơ bản để học, hơn nữa trường của chúng tôi có nhiều học sinh lựa chọn môn Địa lí làm môn học để ôn thi THPT Quốc gia, nhưng phần lớn là các em chỉ dùng môn Địa lí để xét tốt nghiệp chứ không thi Đại học. Mỗi giáo viên lại chỉ dạy một vài lớp trong khối và cũng có thể không dạy liên tục từ lớp 10 đến lớp 12. Do vậy kỹ năng chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 thi cấp tỉnh có thể hiểu qua sơ đồ ngắn gọn sau: 5
  6. KẾ THỪA THEO DÕI THU HÚT PHÁT HIỆN - Lựa chọn qua kế thừa, theo dõi, phát hiện và thu hút: + Kế thừa kết quả thi học sinh giỏi cấp trường lớp 10 và 11, đây là nhân tố thuận lợi nhất, vì hầu hết các em đã có sẵn nền tảng kiến thức và các tố chất cần thiết cho việc học và thi trong đội tuyển. + Theo dõi là yếu tố chắc chắn và an toàn nhất vì giáo viên phải có quá trình giảng dạy trên lớp mới có thể theo dõi được năng lực học tập của học sinh, khả năng lĩnh hội tri thức, kỹ năng làm bài của các em ... + Phát hiện, đây là kỹ năng đòi hỏi giáo viên phải hết sức nhạy bén bởi đây là đối tượng học sinh ở các lớp mình chưa từng giảng dạy. Việc phát hiện này diễn ra rất nhanh, có thể chỉ qua một vài buổi học trước khi thi chọn vào đội tuyển hoặc có thể qua một vài bài kiểm tra nhanh. + Thu hút, giáo viên phải dùng đến biện pháp tâm lí hoặc giá trị và ý nghĩa thực tiễn cho học sinh thấy được sự hấp dẫn của môn học, tạo được niềm tin với học sinh để các em sẵn sàng trao gửi mục tiêu, ước mơ của mình. Hơn nữa cho các em thấy được giá trị thực tiễn khi đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đối với những khuyến khích trong kì thi THPT Quốc gia sau này của các em. Một yếu tố cũng rất quan trọng đối với thu hút là có học sinh có năng lực học tập tốt hơn ở môn Địa lí nhưng lại chọn thi vào môn khác, có thể chỉ là do em muốn thử sức, môn đó cũng là môn sau này thi đại học, em thích một điều gì đó thôi ... nhưng năng lực của em đối với môn học đó là chưa đủ. Vì thế nếu giáo viên phát hiện, định hướng kịp thời để học sinh phát huy được tố chất, năng lực của học sinh ở môn Địa lí thì điều đó không chỉ mang lại kết quả cao cho học sinh mà còn có ý nghĩa lớn đối với giáo viên và nhà trường. - Mỗi đội tuyển chỉ có từ 3 đến 5 em, vì thế sự lựa chọn cần phải chính xác cao và phải đặt quyền lợi của học sinh, thành tích của nhà trường lên trên hết. Học sinh được lựa chọn phải có được các tố chất sau: + Năng lực học tập, năng lực lĩnh hội tri thức nhanh, chắc chắn. 6
  7. + Khả năng khái quát, tổng hợp, liên hệ kiến thức tốt. + Kỹ năng trình bày và làm bài tự luận tốt. + Kết quả đều qua nhiều bài kiểm tra. + Có bản lĩnh phòng thi và ổn định tâm lí. + Đam mê, yêu thích, ham học môn Địa lí - Lựa chọn được những học sinh có đủ năng lực, tố chất cần thiết vào đội tuyển có vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Vì dạy và học là hai yếu tố quan hệ hữu cơ với nhau, trò phải có hứng thú và mong muốn tiếp nhận có tinh thần cầu tiến học hỏi thì thầy mới có điều kiện thực hiện thành công ý tưởng của mình. Học trò có mong muốn học hỏi tích cực sẽ đòi hỏi và thúc đẩy người thầy luôn nỗ lực tìm tòi, sáng tạo, tiếp cận nguồn tri thức mới. 7.1.3.2. Một số kiến thức kĩ năng cơ bản trong dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lí tham gia thi cấp tỉnh Kiến thức cơ bản cho thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh nằm chủ yếu trong chương trình Địa lí lớp 12, bên cạnh đó còn có cả kiến thức ở chương trình lớp 10, 11. Ngoài ra các kỹ năng địa lí như: Dạng bài tập tính giời, kỹ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ, kỹ năng nhận xét và giải thích, kỹ năng khai thác Atlat địa lí là không thể thiếu. Khi tìm hiểu về đề thi cấp tỉnh môn Địa lí trong nhiều năm trở lại đây tôi thấy cấu trúc đề thi có phần bài tập tính giờ của địa lí lớp 10, phần kỹ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ, kỹ năng nhận xét và giải thích, kĩ năng khai thác kiến thức qua Át lát Địa lí Việt Nam... Đây cũng là những kiến thức khó đối với người học và khó cả đối với người dạy. Chính điều đó đã khiến tôi tìm tòi, học hỏi rất nhiều trong các kỳ được giao nhiệm vụ ôn thi học sinh giỏi những năm qua. Vì thế tôi chọn đây là nội dung trọng tâm trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này. 7.1.3.2.1. Dạng bài tập tính giờ Đây là dạng bài tập đòi hỏi phát huy tổng hợp nhiều kiến thức, bởi muốn tính được giờ thì phải tính được múi giờ và phải biết giờ đó thuộc ngày nào. Nếu không rất dễ bị nhầm lẫn giữa múi giờ của bán cầu Tây với bán cầu Đông, giữa ngày này với ngày khác. Do đó đòi hỏi phải nắm được múi giờ đánh theo số thứ tự từ 0 đến 23, múi giờ 24 trùng với múi giờ số 0 và kênh hình các múi giờ trên Trái Đất trong sách giáo khoa lại thể hiện các múi giờ có giờ sớm hơn hoặc muộn hơn múi giờ gốc. Nắm được số ngày của các tháng trong năm, tháng nào có 28 ngày, tháng nào có 30, 31 ngày, năm nào là năm nhuận. Ví dụ: Lễ hội Festivan Huế của Việt Nam năm 2015 khai mạc vào lúc 15 giờ ngày 01/ 4 /2015 được truyền hình trực tiếp. Hãy tính giờ truyền hình trực tiếp lễ khai mạc tại các địa điểm sau: Địa điểm Niu Đêli Thượng Hải Niu Iooc Honolulu Kinh độ 77ºĐ 121ºĐ 71ºT 157ºT Giờ Ngày,tháng *Giải: - Tính múi giờ của các địa điểm: 7
  8. + Cách 1: Theo công thức tính múi giờ: Bán cầu Đông: MĐ = KT : 15 Trong đó: MĐ: múi giờ cần tính thuộc bán cầu Đông KT: kinh tuyến cần tính múi giờ Bán cầu Tây: MT = (360º - KT) : 15 Trong đó: MT: múi giờ cần tính thuộc bán cầu Tây KT: kinh tuyến cần tính múi giờ hoặc: MT = 24 - (KT : 15) Trong đó:MT: múi giờ cần tính thuộc bán cầu Tây KT: kinh tuyến cần tính múi giờ (Kết quả làm tròn theo phương pháp làm tròn toán học: > 5 làm tròn về 1, ≤ 5 làm tròn về 0). Áp dụng công thức trên: Niu Đê li: thuộc múi giờ số 5 Thượng Hải: thuộc múi giờ số 8 Niu Iooc: thuộc múi giờ 19 Honolulu: thuộc múi giờ 14 Giải theo cách này học sinh rất dễ bị nhầm lẫn giữa múi giờ của bán cầu Tây với bán cầu Đông hoặc xác định múi giờ sớm hơn hay muộn hơn. + Cách 2: Tính múi giờ theo công thức sau: Bán cầu Đông: MĐ = KT : 15 = + ? Trong đó: MĐ: múi giờ cần tính thuộc bán cầu Đông KT: kinh tuyến cần tính múi giờ + : giờ sớm hơn múi giờ gốc Bán cầu Tây: MT = KT : 15 = - ? Trong đó: MT: múi giờ cần tính thuộc bán cầu Tây KT: kinh tuyến cần tính múi giờ - : giờ muộn hơn múi giờ gốc (Kết quả làm tròn theo phương pháp làm tròn toán học: > 5 làm tròn về 1, ≤ 5 làm tròn về 0 ). Áp dụng công thức trên: Niu Đê li: thuộc múi giờ số + 5 Thượng Hải: thuộc múi giờ số + 8 Niu Iooc: thuộc múi giờ - 5 Honolulu: thuộc múi giờ - 10 8
  9. Giải theo cách này thì khắc phục được sự nhầm lẫn về tính múi giờ ở các địa điểm cho học sinh. Học sinh dễ dàng kẻ sơ đồ tính múi giờ sớm hơn hay muộn hơn múi giờ gốc như sau: -11 -10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 +1 +2 +3 +4 +5 +6 +7 +8 +9 +10 +11 +12 -Tính giờ của các địa điểm: Thượng Hải có giờ sớm hơn Việt Nam còn lại các địa điểm đều có giờ muộn hơn Việt Nam. Vì vậy khi Việt Nam là 15 giờ thì giờ tại các địa điểm là: Địa điểm Niu Đêli Thượng Hải Niu Iooc Honolulu Kinh độ 77ºĐ 121ºĐ 71ºT 157ºT Giờ 13 16 3 22 Ngày,tháng 01/ 4/ 2015 01/ 4/ 2015 01/ 4/ 2015 31/ 3/ 2015 Ngoài việc tính giờ học sinh còn phải xác định được giờ đó thuộc ngày nào. Song, nhiều em không biết tháng nào có 28 ngày, tháng nào có 30 ngày, tháng nào có 31 ngày hay năm nào là năm nhuận. Vì vậy nhiều em tính giờ đúng nhưng ngày, tháng lại sai. Để khắc phục tình trạng trên giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm được: tháng 2 có 28 ngày; tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày; các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày. Các năm chia hết cho 4 là năm nhuận, năm nhuận tháng 2 có 29 ngày. 7.1.3.2.2. Dạng bài tập vẽ và nhận xét biểu đồ Đây là dạng bài tập luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cấu trúc của đề thi. Nếu học sinh có kiến thức và kỹ năng tốt thì đây là dạng bài tập giúp học sinh gỡ điểm, còn nếu học sinh yếu về kỹ năng biểu đồ đặc biệt là kỹ năng lựa chọn biểu đồ và xử lí đề bài thì đây là dạng bài tập khiến các em mất đi nhiều điểm nhất. Bởi theo qui chế chấm thi môn Địa, nếu các em chọn và vẽ sai loại biểu đồ thì không chỉ phần vẽ biểu đồ không được điểm mà kéo theo toàn bộ phần nhận xét đằng sau cũng không được chấm, như vậy là mất đi toàn bộ số điểm của dạng bài tập này. Vậy làm thế nào để giúp học sinh có kiến thức và kỹ năng về biểu đồ vững chắc nhất, để dạng bài tập này luôn chắc chắn có điểm ở mỗi bài thi, trong khi kỹ năng biểu đồ nhiều, kỹ năng lựa chọn biểu đồ và nhận xét lại rất khó. Sau nhiều năm ôn thi THPT Quốc gia và ôn thi học giỏi, tôi thấy cần phải làm thế nào để giúp học sinh nắm được kỹ năng biểu đồ nhanh nhất với những kiến thức cơ bản, ngắn gọn, chuẩn xác, dễ tiếp thu. a. Vẽ biểu đồ Trước khi vẽ biểu đồ học sinh cần phải lựa chọn biểu đồ thích hợp và xử lí số liệu (nếu cần). * Lựa chọn biểu đồ: Đây là kỹ năng có vai trò quyết định nhất đến kết quả có hay không có điểm của câu hỏi này. 9
  10. Dạng câu hỏi này thường có 3 bộ phận, gồm: lời dẫn , bảng số liệu, lời kết. (Đôi khi lời kết hợp lại với lời dẫn, do đó đề bài chỉ còn 2 bộ phận: lời dẫn và bảng số liệu). Dựa vào từng thành phần để lựa chọn biểu đồ: - Căn cứ vào lời dẫn: Lời dẫn có 3 dạng, gồm: lời dẫn có chỉ định, lời dẫn kín, lời dẫn mở. + Lời dẫn có chỉ định: đưa ra loại biểu đồ phải vẽ, VD: Hãy vẽ biểu đồ cột.... + Lời dẫn kín: Hãy vẽ biểu đồ thích hợp .... + Lời dẫn mở: Là lời dẫn có các từ gợi mở ngầm vẽ một loại biểu đồ nào đó: Biểu đồ đường biểu diễn có các từ gợi mở: "tăng trưởng", "biến động", "gia tăng", "phát triển", ... Biểu đồ cột có các từ gợi mở: "sản lượng", "khối lượng", "diện tích"... Biểu đồ cơ cấu (tròn, miền, cột chồng) có các từ gợi mở: "cơ cấu", "chuyển dịch cơ cấu", "trong đó", "chia ra", "chia theo", "bao gồm", ... Biểu đồ kết hợp có các từ gợi mở: "mối quan hệ", "A và B", ... - Căn cứ vào bảng số liệu: + Biểu đồ đường biểu diễn bảng số liệu có dạng: một chuỗi số liệu diễn biến theo một chuỗi thời gian. + Biểu đồ cột bảng số liệu có dạng: một dãy số liệu diễn biến theo một số thời điểm hoặc một số thời kỳ/giai đoạn. + Biểu đồ cơ cấu bảng số liệu có dạng tổng chia thành phần: Biểu đồ tròn: ≤ 3 năm hoặc ≤ 3 đối tượng. Biểu đồ miền: ≥ 4 năm Biểu đồ cột chồng: từ 1 đến nhiều năm hoặc từ 1 đến nhiều đối tượng. (Song biểu đồ cột chồng luôn đứng ở vị trí lựa chọn sau biểu đồ tròn và miền). + Biểu đồ kết hợp bảng số liệu có từ 2 đối tượng trở lên có mối quan hệ mật thiết với nhau. * Xử lí số liệu thường găp: (phục vụ cho cả vẽ biểu đồ và nhận xét) - Tính cơ cấu (tỉ trọng): Số liệu thành phần Xây dựng công thức tính: % Thành phần = x 100 Tổng - Tính tốc độ tăng trưởng: Gọi năm đầu trong bảng số liệu là năm gốc (năm đối chứng) bằng 100%. Xây dựng công thức tính: Số liệu năm sau % Năm sau = x 100 Số liệu năm đầu - Tính bán kính hình tròn: Lấy giá trị năm đầu hoặc đối tượng thứ nhất là giá trị gốc (giá trị đối chứng) và gọi bán kính hình tròn năm đầu hoặc đối tượng thứ nhất bằng 1 đơn vị: RNđầu = 1 Nsau Xây dựng công thức tính: RNsau = Nđầu - Gia tăng dân số: Công thức tính: Dt = D0 + (D0 x tg)ⁿ = D0 x (1 + tg)ⁿ (Đơn vị: triệu người) 10
  11. Trong đó: Dt : dân số năm cần tính D0 : dân số năm gốc tg: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên n: khoảng cách từ năm gốc đến năm cần tính. - Trong lĩnh vực nông nghiệp: Sản lượng + Năng suất = (đơn vị tính: tạ/ha hoặc tấn/ha) Diện tích + Sản lượng = Năng suất x Diện tích (đơn vị tính: tấn) Sản lượng lương thực + Bình quân lương thực theo đầu người = (đơn vị tính: kg/người) Dân số * Yêu cầu kỹ thuật thể hiện biểu đồ cơ bản: - Trục tọa độ: + Xác định rõ gốc tọa độ bằng 0 hay khác 0. 0 + Trục đứng chia các khoảng cách bước thang bằng nhau, lấy giá trị các bước thang bằng nhau, sao cho bước thang cuối cùng có giá trị lớn hơn hoặc bằng giái trị lớn nhất thể hiện trên biểu đồ, đầu trục phải có mũi tên và ghi đơn vị. % 70 60 50 40 30 20 10 0 + Trục ngang chia theo khoảng cách năm, trường hợp có quá nhiều mốc thời gian hoặc thể hiện các đối tượng địa lí hay các địa điểm thì lấy khoảng cách bằng nhau. Nếu thể hiện theo thời gian hoặc các đối tượng địa lí chưa hết giới hạn thì đầu trục phải có mũi tên. 11
  12. Năm 2008 2009 2011 2014 2015 - Biểu đồ đường biểu diễn : là các đoạn thẳng nối các điểm tọa độ xác định được với nhau, ký hiệu và số liệu được ghi tại các tọa độ đã xác định (yêu cầu kỹ thuật: khi dóng tại mỗi điểm phải thẳng với mốc thời gian ở trục ngang và giá trị đạt được ở trục đứng). % 60 50 * * 58 40 * 52 * 48 30 * 42 37 20 10 0 Năm 2008 2009 2011 2014 2015 - Biểu đồ cột: Yêu cầu độ rộng của các cột phải bằng nhau, số liệu ghi trên đỉnh cột đối với cột đơn và cột ghép, ghi vào trong miền đối với cột chồng % 60 60 50 49 40 39 30 34 20 10 0 Năm 2009 2011 2014 2015 12
  13. % 100 80 40 36 34 60 28 34 40 40 20 30 38 20 0 Năm 2013 2014 2015 Khi vẽ biểu đồ cột có số liệu âm cần chú ý thể hiện cột quay xuống dưới trục ngang. % 6 6,0 5 4 3,9 3 2 1 0 2009 2014 Năm -1 2011 2015 -2 -3 -4 - 3,4 -5 -4,9 % Khi vẽ biểu đồ cột có số liệu chênh lệch lớn cần sử dụng nét đứt chuyển giá trị bậc thang để đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ của biểu đồ. 13
  14. % 300 288 200 186 100 30 29 20 20 10 0 Năm 2008 2010 2014 2015 Khi vẽ biểu đồ cột có giá trị trung bình của các thành phần còn lại thì vẽ các thành phần là cột, giá trị trung bình bằng đường thẳng ngang. % 60 60 50 49 40 45,5 39 30 34 20 10 0 Năm 2009 2011 2014 2015 - Biểu đồ tròn: Khi vẽ biểu đồ tròn phải xác định dây cung chính để vẽ lần lượt các cung góc của các thành phần cơ cấu theo hướng từ trái sang phải. Khi vẽ biểu đồ có 2 hay 3 hình tròn phải đặt chúng nằm bằng tâm hoặc bằng chân trên một đường thẳng ngang. Bằng tâm: 14
  15. Bằng chân: - Biểu đồ miền: Dựng trục tọa độ, xác định giá trị bước thang ở trục đứng, chia khoảng cách năm ở trục ngang, xác định miền của biểu đồ. % 100 80 60 40 20 0 Năm 2010 2011 2013 2014 2015 Lấy giá trị của đối tượng thứ nhất vẽ đường biểu diễn phân chia ranh giới đối tượng thứ nhất với đối tượng thứ hai, lấy giá trị của đối tượng thứ hai vẽ đường biểu diễn phân chia ranh giới đối tượng thứ hai với đối tượng thứ 3. Số liệu của ba đối tượng điền vào 3 miền, đặt vào giữa khoảng của các tọa độ trong mỗi miền theo đường thẳng đứng từ mốc thời gian lên. 15
  16. 100 % 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Năm 1995 1998 2000 2003 2005 2008 - Ký hiệu trong biểu đồ: Dùng các ký hiệu đơn giản như: dấu chấm . , dấu cộng + , dấu trừ - , dấu sao *, gạch chéo ∕ , gạch ngang , hình tròn ●, hình vuông ■, hình tam giác ▲, ... Sử dụng thống nhất ký hiệu của từng đối tượng/ thành phần trong biểu đồ. A B - Chú giải: Mỗi biểu đồ cần có một chú giải. (Trường hợp biểu đồ chỉ có một đối tượng thể hiện bằng biểu đồ, một đường biểu diễn hoặc một dãy cột đơn thì không nhất thiết phải có chú giải.) Nếu đặt chú giải bên phải biểu đồ thi đặt thành một hàng dọc, đặt bên dưới biểu đồ thì đặt thành một hoặc hai hàng ngang. 16
  17. A B C Chú giải: Nông-lâm-ngư Công Côngnghiệp-xây dựng nghiệp-xây dựng dịch vụ dịch vụ - Tên biểu đồ: Tên biểu đồ phải đảm bảo 3 yếu tố: biểu đồ gì, ở đâu, thời gian nào. Tên biểu đồ đặt ở phía trên hoặc phía dưới biểu đồ. Chú giải: Khu vực KT 30,5 33,0 nhà nước TW 59,2 58,5 Khu vực KT nhà 10,0 8,5 nước địa phương Khu vực KT ngoài nhà nước HÀ NỘI CẢ NƯỚC Khu vực có vốn đầu tư nước Biểu đồ cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tếngoài của Hà Nội và cả nước năm 2015 (Đơn vị: %) -Yêu cầu chung: Biểu đồ phải đảm bảo có đầy đủ ba bộ phận: biểu đồ, tên biểu đồ, chú giải. Biểu đồ phải đảm bảo bốn tính chất: tính chính xác, tính khoa học, tính trực quan, tính thẩm mĩ. b. Nhận xét biểu đồ - Cơ sở nhận xét: Dựa vào đường nét biểu đồ và số liệu ghi trên biểu đồ hoặc bảng số liệu. - Nguyên tắc nhận xét: Nhận xét từ khái quát/ tổng thể/ cái chung, rồi mới đến chi tiết/ thành phần/ cái riêng. Nếu có từ 2 đối tượng trở lên phải có so sánh. - Ngôn ngữ sử dụng trong nhận xét: + Trong biểu đồ cơ cấu: khi số liệu qui thành cơ cấu (%) phải sử dụng từ "tỉ trọng" trong cơ cấu để nhận xét, so sánh (có số liệu dẫn chứng). 17
  18. + Trạng thái tăng, nhận xét theo từng cấp độ: tăng, tăng mạnh, tăng nhanh, tăng đột biến, tăng liên tục... kèm theo là số liệu dẫn chứng (như: tăng gấp 2 lần, tăng lên 1 tỉ USD, tăng lên 50%...) + Trạng thái giảm, nhận xét theo từng cấp độ: giảm nhanh, giảm mạnh, giảm chậm, giảm sâu, giảm nhẹ.... kèm theo là số liệu dẫn chứng (như: giảm 1 tỉ USD, giảm 50%...) + Nhận xét tổng quát: phát triển nhanh, phát triển chậm, phát triển ổn định, phát triển không ổn định, có sự chênh lệch... c. Một số bài tập áp dụng: Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2010 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1990 6.042,8 19.225,1 1995 6.765,6 24.963,7 2000 7.666,3 32.529,5 2005 7.329,2 35.832,9 2010 7.489,4 40.005,6 a.Tính năng suất lúa cả năm của nước ta trong giai đoạn trên. b.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2010. Rút ra nhận xét. Hướng dẫn trả lời a.Tính năng suất: Áp dụng công thức: Sản lượng Năng suất = (đơn vị tính: tạ/ha) Diện tích Kết quả: Năng suất lúa cả năm của nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (đơn vị: tạ/ha) Năm 1990 1995 2000 2005 2010 Năng suất 31,8 36,9 42,4 48,9 53,4 b.Vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét. Căn cứ vào lời dẫn với từ gợi mở, vẽ biểu đồ thể hiện "tốc độ tăng trưởng" của 3 đối tượng có đơn vị khác nhau. Vì vậy biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường. * Xử lí số liệu: - Tính tốc độ tăng trưởng: Gọi số liệu năm đầu là năm gốc (năm đối chứng) bằng 100%. Số liệu năm sau % Năm sau = x 100 Số liệu năm đầu - Kết quả: 18
  19. Tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2010 (đơn vị: %) Năm Diện tích Sản lượng Năng suất 1990 100,0 100,0 100,0 1995 111,9 129,8 116,0 2000 126,9 169,2 133,3 2005 121,3 186,4 153,8 2010 123,9 208,1 176,7 *Vẽ biểu đồ % 250 - 208,1 ■ 200 - 186,4 176,7 169,2 ■ ♦ ■ 153,8 150 - 129,8 133,3 ♦ ■ ♦ ♦ 116,0 ● ● ● ● 126,9 121,3 123,9 100 -■ 111,9 50 - 0 Năm 1990 1995 2000 2005 2010 990 ● Diện tích ■ Sản lượng ♦ Năng suất Biểu đồ tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2010 * Nhận xét: (Cấu trúc: Chung / riêng / so sánh) - Nhìn chung tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2010 tăng, nhưng có sự khác nhau. - Diện tích tăng không ổn định, có sự biến động, từ 100% (1990) tăng lên 126,9% (2000), giảm nhẹ xuống 123,9% (2010). - Sản lượng và năng suất tăng liên tục từ 1990 - 2010. Sản lượng tăng từ 100% lên 208,1%, năng suất tăng từ 100% lên 176,7%. - Sản lượng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (108,1%), tiếp đến là năng suất tăng (76,7%), diện tích tăng chậm nhất (23,9%). Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của cả nước và Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995 - 2010 (đơn vị: kg/người) Năm 1995 2000 2005 2010 19
  20. Cả nước 363,1 444,9 480,9 513,4 Bắc Trung 235,2 304,0 366,5 485,0 Bộ Vẽ biểu đồ thể hiện nội dung bảng số liệu trên và rút ra nhận xét. Hướng dẫn trả lời *Vẽ biểu đồ Căn cứ vào bảng số liệu thấy có các dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ cột nhóm: "sản lượng" lương thực có hạt của hai đối tượng, số liệu cho ở "4 thời điểm". kg/người 600 513,4 480,9 500 444,9 385,0 400 363,1 366,5 300 304,0 235,2 200 100 0 1995 2000 2005 2010 Năm Cả nước Bắc Trung Bộ Biểu đồ sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của cả nước và Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995 - 2010 * Nhận xét: (Cấu trúc: khái quát / cụ thể / so sánh) - Bình quân sản lượng lương thực có hạt theo đầu người của cả nước và Bắc Trung Bộ đều tăng lên liên tục trong giai đoạn 1995 - 2010. Cả nước tăng từ 363,1 kg/người (1995) lên 513,4 kg/người (2010), Bắc Trung Bộ tăng từ 235,2 kg/người (1995) lên 385,0 kg/người (2010). - Giai đoạn 1995 - 2010, bình quân sản lượng lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ luôn thấp hơn cả nước, 235,2/363,1 kg/người (1995), 385,0/513,4 kg/người (2010). - Tốc độ tăng bình quân sản lượng lương thực có hạt theo đầu người Bắc Trung Bộ cao hơn cả nước. Bắc Trung Bộ tăng 1,6 lần, cả nước tăng 1,4 lần. Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau: Dân số nước ta giai đoạn 1995 - 2010 ( đơn vị: nghìn người) Chia ra Năm Tổng số Nam Nữ 1995 71.995 35.237 36.758 20

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )