Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Âm Nhạc lớp 5

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là mục tiêu của năm học này và nhiệm vụ được giao giảng dạy Âm nhạc khối 5 với sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân nên tôi với mong muốn mang đến cho học sinh những giờ học Âm nhạc hết sức bổ ích và lý thú. » Xem thêm

18-01-2022 43 5
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1.     PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ O VĨNH TƯỜNG  TRƯỜNG TIỂU HỌC CHẤN HƯNG  ­­­­­0O0­­­­­            BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN                                                                             Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm áp dụng công `     thông  tin vào giảng dạy môn Âm Nhạc lớp 5 ”  Tác giả sáng kiến: Đặng Thị Lệ Hải  Mã sáng kiến: 12                Tháng 02 năm 2019` 
  2. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CHẤN HƯNG =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN        Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm áp dụng công nghệ thông tin vào  giảng dạy môn Âm Nhạc lớp 5 * Tác giả sáng kiến: Đặng Thị Lệ Hải        Giáo viên trường tiểu học Chấn Hưng­ Vĩnh Tường­ Vĩnh Phúc  * Mã sáng kiến: 12 Vĩnh Tường , năm 2019 2
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu  Như  chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến   những khoái cảm thẫm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể  thiếu trong cuộc   sống con người.Học sinh Tiểu học  ở  lứa tuổi từ  6 đến 11, đây là lứa tuổi rất   nhạy cảm với âm nhạc. Cuộc sống của các em không thể thiếu được loại nghệ  thuật này. Môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các  em trở thành những người có đạo đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn   phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng. Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi phải có   sự hứng thú cao trong học tập.Từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát   huy tính tích cực của học sinh. Từ  tâm lí học sinh là lứa tuổi nhạy cảm hiếu   động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được tính tích cực hứng thú trong bài  dạy sẽ  tạo cho học sinh sự  phấn chấn, hào hứng để  tiếp thu bài học một cách  hiệu quả. Từ thực tiễn giảng dạy cũng như  thực tiễn của học sinh nông thôn ít  có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được sự  hứng   thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập. Ngày nay,  khi công nghệ thông thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ  thông  tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. trong lĩnh vực giáo dục đào tạo,   công nghệ  thông tin bước đầu đã được trong công tác quản lí, vào giảng dạy,  học tập. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc  ứng dụng công nghệ  thông tin trong giáo dục  ở  các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần   phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lí,   chúng ta không nên từ  chối những gì có sẵn ,mà lĩnh vực công nghệ  thông tin   mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó,biến nó thành công cụ  hiệu quả  cho công việc của mình, mục đích của mình.     Trong những năm gần đây, sự bùng nổ việc ứng dụng công nghệ thông tin trên   toàn cầu trong mọi phương diện đã trở nên rất phổ biến và không thể thiếu trên  mọi lĩnh vực công việc.      Ở  Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng việc sử  dụng công  nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tinh th ́ ường nhật. Với việc giáo dục   3
  4. bộ  môn Âm nhạc trong nhà trường phổ  thông cũng vậy, trong mỗi tiết học Âm   nhạc giờ đây để thoát khỏi cách dạy chay hoặc có chăng là với vài thứ đồ  dùng  lạc hậu, tính trực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể  khai thác và sử  dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm nhạc   trở  nên hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ  trợ  cho công việc giảng dạy Âm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các  bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính...để  trong giờ  dạy người giáo viên sẽ  không còn phải đưa những giáo cụ  cũ hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng   với tính minh họa không cao, hay những bản nhạc với chất lượng thu thanh kém  cho học sinh nghe...       Vì vậy nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong việc giảng  dạy môn Âm nhạc, đặc biệt là trong các tiết học Âm nhạc thường thức như:   Giới thiệu nhạc sĩ nổi tiếng thế  giới; Nghe nhạc; Giới thiệu nhạc cụ dân tộc;  Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài; Tập đọc nhạc... người giáo viên có thể thiết kế  bài giảng với các phần mềm hỗ  trợ  trên máy tính như: PowerPoint (Phần mềm   thiết   kế   các   dạng   trình   chiếu),  Encore   4.5  (Phần   mềm   chép   và   soạn   nhạc),  Internet (Mạng toàn cầu khai thác tất cả các thông tin cần có)...      Qua việc giảng dạy môn Âm nhạc nhiều năm, thực tế đã chứng minh là chất  lượng các giờ  học Âm nhạc có sử  dụng công nghệ  thông tin đều đem lại hiệu  quả  rất cao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người   giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp   cho học sinh...Các dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, cuối tiết học  bên cạnh việc dạy và học môn Âm nhạc thì một việc quan trọng hơn đó là học  sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về  thẩm mỹ, thái độ  cảm thụ  và   thưởng thức âm nhạc.  Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá  trình học tập của học sinh. Để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về  phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên cần phải   nghiên cứu sử  dụng các thiết bị  công nghệ  các phần mềm hổ  trợ  dạy học để  ứng dụng. Công nghệ  thông tin trong trường học được đẩy mạnh  ứng dụng   trong nhiều năm qua và từng bước nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực  hiện đổi mới phương pháp giáo dục.       Từ mục tiêu của bộ môn, mục tiêu của năm học này và nhiệm vụ được giao   giảng dạy Âm nhạc khối 5 với sự  tìm tòi nghiên cứu của bản thân nên tôi với  mong muốn mang đến cho học sinh những giờ học Âm nhạc hết sức bổ ích và lý   thú. Đó là lý do thúc đẩy bản thân tôi nghiên cứu đề tài này. 4
  5.  2. Tên sáng kiến:        “ Một số kinh nghiệm áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn  Âm Nhạc lớp 5” . 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Đặng Thị Lệ Hải ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Chấn Hưng­ Vĩnh Tường –  Vĩnh Phúc  ­ Số điện thoại: 0968 975 688 E_mail: dangthilehai.c1chanhung@vinhphuc.edu.vn  4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến            Đặng Thị Lệ Hải 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:            Hoạt động giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học   6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào  sớm hơn)   :  06/9/2019.  7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1.Cơ  sở  lý luận và thực tiễn định hướng cho việc nghiên cứu tìm giải pháp   của đề tài.  CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tri giác: ­ Tri giác trẻ  em lứa tuổi học sinh tiểu học thường gắn với hoạt động cụ  thể  như: cầm, nắm, sờ, mó,… "Trăm nghe không bằng  một thấy, trăm thấy không  bằng một làm". Vì thế trực quan sinh động giúp các em có tri giác tốt hơn. 2. Trí nhớ: 5
  6.  ­ Trí nhớ  của học sinh tiểu học là trí nhớ  trực quan hình tượng, sở  dĩ học sinh  nhớ được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn);  Xúc giác (sờ, mó); Vị  giác (nếm); Khứu giác (ngửi); Thính giác (nghe). Do đó  những hình ảnh và âm thanh  trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học  nhanh nhất và lâu nhất.      Tóm  lại:  Quá  trình  nhận thức  của học  sinh tiểu  học rất cần  đến những  phương tiện trực quan sinh động, chính vì đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy  học thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học là rất thích hợp và  cần thiết. CƠ SỞ THỰC TIỄN * Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin  vào giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học Chấn Hưng: 1. Thuận lợi: * Nhà trường: ­ Với phương châm đi trước đón đầu trong phương hướng, nhiệm vụ giáo dục,   trường tiêu hoc Ch ̉ ̣ ấn Hưng đã sớm triển khai việc  ứng dụng công nghệ  thông  tin vào đổi mới  phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của   nhà trường và là tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên. ­ Được sự   ủng hộ  của các cấp, ban ngành, phụ  huynh toàn trường… hỗ  trợ  cơ  sở  vật chất cho nhà trường và đặc biệt là sự  quan tâm đầu tư  các trang thiết bị  hiện đại của Ban giam hiêu nhà tr ́ ̣ ường trong những năm học vừa qua . ­ Có máy chiếu, máy ảnh, hệ thống máy vi tính được nối mạng Internet… * Giáo viên:  ­ Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành môn Âm nhạc của trường ĐHSP  Hà Nội. ­ Có nhiều năm liên tục dạy các khối lớp ­ Được tham gia các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin .  ­ Có chuyên môn vững vàng trong giảng dạy ­ Nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới  phương pháp dạy học. * Học sinh:  ­ Đối tượng học sinh đều là các em ngoan ­ Học sinh thường rất say mê và hứng thú học tập môn âm nhạc, đặc biệt là  những tiết học có sử dụng công nghệ thông tin.  6
  7. 2. Khó khăn: ­ Chưa có sự  hướng dẫn cụ  thể nội dung tiết dạy âm nhạc tự  chọn cho  nên người giáo viên phải tự nghiên cứu tổ chức hoạt động cho tiết dạy đó ­ Việc xây dựng và thiết kế 1 bài giảng có sử  dụng công nghệ thông tin đòi hỏi  người giáo viên phải đầu tư  nhiều hơn về  thời gian và các điều kiện phục vụ  tiết dạy, trước giờ  dạy phải chuẩn bị  lâu hơn về  mọi điều kiện để  tiến trình  tiết học diễn ra theo dự kiến về mặt thời gian, nội dung kiến thức ­ Giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: Phòng học, nguồn  điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác 7.1.2. MỘT SỐ PHẦN MỀM HỮU ÍCH ĐỂ ỨNG DỤNG VÀO VIỆC THIẾT  KẾ BÀI GIẢNG MÔN ÂM NHẠC:      Dựa vào các tính năng sẵn có trên máy tính giáo viên có thể  thiết kế  được  nhiều dạng bài để phục vụ việc giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường phổ  thông như: 1. DẠY HÁT:     Sử  dụng phần mềm PowerPoint và Encore 4.5 để  thiết kế  dạng bài dạy hát   (Bao gồm cả nhạc và lời). Có thể chèn những hình ảnh tĩnh hoặc động phù hợp  với nội dung bài hát như  là một giáo cụ  trực quan sinh động với tính thẩm mỹ  rất cao. 2. DẠY TẬP ĐỌC NHẠC:    Sử dụng phần mềm Encore 4.5, Final 2.0 để chép lại các tiến trình như: Luyện  tập tiết tấu, luyện tập cao độ, bài tập đọc nhạc, lời ca rồi trình chiếu trên phần  mềm PowerPoint theo ý đồ của giáo viên.          3. DẠY BÀI GIỚI THIỆU NHẠC CỤ:     Sử  dụng mạng Internet khai thác hình  ảnh, lịch sử  ra đời, tính năng, cách sử  dụng của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng như  các nhạc cụ  nước ngoài với   âm thanh thực minh họa. 4. DẠY KỂ  CHUYỆN  ÂM NHẠC, GIỚI  THIỆU NHẠC  SĨ, NGHE  NHẠC    Sử dụng mạng Internet để khai thác chân dung một số nhạc sĩ nổi tiếng như:   Nhạc sĩ Hoàng Lân – Hoàng Long, Phong Nhã, Lưu Hữu Phước, Phạm Tuyên  ...và các tác phẩm Âm nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với  chất lượng cao nhằm minh họa bằng âm thanh chuẩn của các tác phẩm này. 7.1.3 BIỆN PHÁP CỤ THỂ:  7
  8. 1.  PHÂN MÔN DẠY HÁT:      Thông thường trong một tiết học dạy hát người giáo viên thường sử  dụng  tranh ảnh để minh họa cho nội dung và phần nhạc và lời của bài hát được photo  to ra rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở  nên nhàm chán đối với học   sinh. Thực tế  với cách giới thiệu bài vẫn là tranh  ảnh minh họa nhưng chất  lượng những bức  ảnh rất cao có thể  là  ảnh động thì tác dụng của nó đã vượt   trội so với cách làm cũ, ví dụ: Giới thiệu học hát bài: Tre ngà bên lăng Bác Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích (Môn âm nhạc lớp 5 )    8
  9. 9
  10. Thông qua các hiệu ứng  trình chiếu của phần mềm Powerpoint, các bức ảnh này  có thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài hát được   lồng ghép trực tiếp có thể  phát đồng thời trong quá trình người giáo viên giới  thiệu bài.    Với phần dạy hát, giáo viên có thể đưa toàn bộ phần nhạc và lời bài hát hoặc  đưa riêng phần lời ca để hướng dẫn học sinh các cách gõ đệm: - Gõ đệm theo nhịp. - Gõ đệm theo phách. - Gõ đệm theo tiết tấu lời ca.  ( Dạy bài hát : “ Tre ngà bên lăng Bác”                              Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích                  ( Môn Âm nhạc Lớp 5) 10
  11. ` 11
  12. 12
  13. ( Dạy hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca  bài hát: “ Tre ngà bên   lăng Bác ”  Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích) ( Môn Âm nhạc lớp 5)  Với phần rèn luyện các kỹ năng như vận động phụ họa hoặc tập biểu diễn, tùy  thuộc vào nội dung từng bài hát cụ thể mà người giáo viên có thể lồng ghép các   Video clip vào cho học sinh xem và tự tìm cách vận động phụ họa hay biểu diễn   một cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo.     Ngoài ra việc xây dựng các kỹ  năng hát nâng cao cũng rất dễ  xây dựng trên  một sơ đồ trực quan, thay cho việc giáo viên phải giải thích, dẫn giải:  Hát đệm: Nhóm1: Gió vờn cánh hoa bay dư ới trời, đàn bướm xinh dạo chơi... Nhóm 2: ( Nhắc lại ) Đàn bướm xinh dạo chơi Nhóm1: ( Hát tiếp ) Trên cành cây chim ca líu lo, như hát lên bao lời mong chờ... Nhóm 2: ( Nhắc lại ) Như hát lên bao lời mong chờ ....     Học sinh chỉ cần quan sát sơ đồ trên và nghe giáo viên gợi ý là đã tự biết nhiệm  vụ của nhóm mình 2. PHÂN MÔN DẠY TẬP ĐỌC NHẠC:      Ở lớp 5 hương trình dạy tập đọc nhạc đòi hỏi giáo viên phải lần lượt rèn cho   học sinh các kỹ  năng cần thiết như: Luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu, tập  13
  14. đọc nhạc, ghép lời ca. Nếu chỉ  đơn thuần treo tranh bài tập đọc nhạc lên bảng   rồi với một cây đàn và giáo viên lần lượt thực hiện các thao tác trên thì học sinh  sẽ  tiếp thu bài một cách mơ  hồ, thậm chí dẫn đến tình trạng học sinh học vẹt  (Nghe bạn đọc rồi bắt chước đọc theo). Vậy thì với phần thiết kế bài giảng trên  máy vi tính một cách trực quan, cụ thể các kỹ năng cần thực hiện học sinh sẽ dễ  dàng tiếp thu bài một cách chủ  động tích cực bởi nếu bài giảng giáo viên thiết   kế tốt đã gây sự tò mò của học sinh ngay từ đầu tiết học. Ví dụ: Dạy Tập đọc nhạc bài TĐN số 6: Chú bộ Đội  Nhạc và lời: Hoàng Hà     ( Môn Âm nhạc lớp 5) Với các hiệu ứng của phần mềm, các nốt nhạc trong phần luyện tập cao độ  có  thể đưa ra lần lượt khi luyện tập kèm cao độ  chuẩn của nốt ấy khiến học sinh  dễ dàng thẩm âm một cách chuẩn xác. ở phần luyện tập cũng vậy, giáo viên có  thể  tạo trường độ  của các nốt bằng cách dùng các âm sắc của bộ  gõ điện tử  minh họa cho hình tiết tấu cần thực hiện.    Trong phần tập đọc nhạc và ghép lời ca, phần nhạc và lời có thể  xuất hiện  theo chủ ý của giáo viên, kết hợp với hệ thống câu hỏi cùng các hiệu ứng về âm  14
  15. thanh cũng như  hình  ảnh, tạo hiệu quả  rất đặc biệt hỗ  trợ  tốt cho việc truyền   đạt kiến thức cho học sinh:   Sau khi học sinh tự quan sát và nghe cao độ, trường độ của các âm có trong bài  Tập đọc nhạc , lúc này tự bản thân mỗi học sinh đã bắt đầu nắm được  các kỹ năng cơ bản và các yêu cầu của bài tập đọc nhạc. Và  học sinh đã  có thể tự vỡ bài thông qua sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên:  Ví dụ: Bài Tập đọc nhạc số 8: “Cùng vui chơi” ( Âm nhạc lớp 5) Giúp HS có khái niệm về nhịp 2/4  hiểu được sự khác nhau giữa nhịp 2/4 và ¾ ­  Biết thể hiện phách mạnh, phách nhẹ trong nhịp ¾ bằng gõ phách và  đánh nhịp 15
  16. 16
  17. 17
  18. Khi hoàn thành các yêu cầu của bài học giáo viên có thể cho học sinh ôn bài bằng  cách chơi trò chơi:  18
  19.   Trên màn hình sẽ là các hình nốt nhạc chuyển động, trên bảng giáo viên để sẵn   khuông nhạc và học sinh sẽ  xung phong lên gắn các nốt nhạc theo bài tập đọc   nhạc mình vừa học. 3. PHÂN MÔN DẠY ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:     Trong chương trình âm nhạc lớp 4 và 5 ngoài việc học hát, tập đọc nhạc học   sinh còn được giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài,  được nghe kể  chuyện về  một số  nhạc sĩ nổi tiếng trên thế  giới. Với dạng bài  dạy này nếu giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu quả của  tiết học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn tượng  mờ nhạt sau tiết học. Ngược lại   nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò,   muốn tìm hiểu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi. Thực tế đã chứng   minh rằng trong các tiết học mà mọi thông tin cũng như  các kiến thức liên quan  mà gíao viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao trong  việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú cao trong học tập của học sinh Ví dụ: Bài giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài 19
  20. 20

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )