Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7

Đề tài đưa ra là một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn Tập làm văn - Ngữ văn 7 để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và kết quả học tập của các em nói chung. Từ đó các em yêu thích hơn và có hứng thú hơn với môn học. » Xem thêm

04-04-2018 330 36
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> PHÒNG  GD&ĐT KRÔNG ANA<br /> TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> TÊN ĐỀ TÀI:<br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP DẠY VÀ HỌC TỐT VĂN BIỂU <br /> CẢM TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN ­ NGỮ VĂN 7<br /> <br /> <br />                Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hảo<br />                      Đơn vị: Trường THCS Lê Văn Tám <br />                                     Trình độ chuyên môn: ĐHSP <br />                                     Môn đào tạo: Ngữ văn<br />                                                             <br />                        <br /> <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        1 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> MỤC LỤC<br /> NỘI DUNG TRANG<br /> I. Phần mở đầu:<br /> 1. Lý do chọn đề tài. 3<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 4<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu. 4<br /> 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 4<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu. 4<br /> II. Phần nội dung:<br /> 1.Cơ sở lý luận. 5<br /> 2.Thực trang 5<br /> 2.1 Thuận lợi ­ khó khăn 5<br /> 2.2 Thành công ­ hạn chế 6<br /> 2.3 Mặt mạnh ­ mặt yếu 6<br /> 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6<br /> 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã  7<br /> đặt ra<br /> 3. Giải pháp, biện pháp: 8<br /> 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8<br /> 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8<br /> 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 16<br /> 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16<br /> 3.5   Kết   quả   khảo   nghiệm,   giá   trị   khoa   học   của   vấn   đề  16<br /> nghiên cứu<br /> 4. Kết quả  thu được qua khảo nghiệm, giá trị  khoa học của  17<br /> vấn đề nghiên cứu <br /> III. Phần kết luận, kiến nghị: 17<br /> 1. Kết luận 17<br /> 2. Kiến nghị 18<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        2 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> I. Phần mở đầu:<br /> 1. Lí do chọn đề tài: <br /> Cách   đây   hàng   nghìn   năm   A­Rit­Tôt   đã   từng   nói   đến   tác   dụng   của   văn <br /> chương, ông thừa nhận “Văn học giúp người đọc hiểu được bản thân mình, nâng <br /> cao niềm tin vào bản thân mình, làm nảy nở ở họ những khát vọng hướng tới chân <br /> lí”.Văn học thông qua hình  tượng có thể  tác động sâu sắc đến bạn đọc, làm cho <br /> tâm hồn họ  trở  nên sâu sắc hơn, tinh tế  hơn, mẫn cảm hơn bởi vì văn học có  <br /> những năng lực đặc biệt trong việc khám phá, diễn tả  những kì diệu trong thiên <br /> nhiên và cuộc sống con người. Cho nên khi bước vào thế  giới văn học con người  <br /> có những phát hiện mới mẻ thế giới xung quanh ta về những điều bình dị gần gũi  <br /> mà ta thường gặp hàng ngày. Trong văn học nói chung thì văn biểu cảm   là một <br /> thể loại biểu đạt sâu săc nhất  tình cảm của con người<br /> Trong nhà trường bậc THCS  văn biểu cảm bắt đầu được đưa vào giảng dạy  <br /> ở chương trình Ngữ văn 7 trong phân môn Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học <br /> phân môn Tập làm văn là phân môn không dễ. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trong <br /> cuốn “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” ( Nghiên cứu giáo dục, số 28 ,<br /> 11/1973) đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cài gì <br /> mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ  một cách trung thành, sáng tỏ  chính xác, làm nỗi  <br /> bật điều mình muốn nói”. Có như  thế  mới đem đến cho người học cái thú phát <br /> hiện cũng như làm giàu thêm cho tâm hồn người học. <br /> Năm học 2014 – 2015, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ  văn 7. Tôi <br /> nhận thấy mặc dù biểu lộ  tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con <br /> người và học sinh đã được học văn biểu cảm nhưng các em chưa biết cách bộc lộ <br /> cảm  xúc  của  mình   để  “khơi  gợi   lòng  đồng  cảm  nơi   người   đọc”(Văn  7  –  tập <br /> 1).Trong quá trình làm bài văn biểu cảm, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ  <br /> ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế, điểm các <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        3 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> bài kiểm tra và điểm trung bình môn Ngữ  văn của các em còn thấp. Thực tế  đó <br /> khiến cho tôi ­ giáo viên trực tiếp giảng dạy các em rất buồn và lo ngại. Thực <br /> trạng vấn đề  này ra sao ? Vì sao các em gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn  <br /> biểu cảm? Cần phải làm gì để dạy tốt và học văn biểu cảm cho học sinh khối lớp  <br /> 7? Đó là những vấn đề khiến tôi trăn trở, day dứt, muốn cùng được chia sẻ với các  <br /> đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. <br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br /> Đề  tài đưa ra là một số  biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong  <br /> phân môn Tập làm văn ­ Ngữ văn 7 để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng <br /> và kết quả học tập của các em nói chung. Từ đó các em yêu thích hơn và có hứng  <br /> thú hơn với môn học.<br /> Khi đặt ra vấn đề: dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn Tập làm văn  <br /> ­  Ngữ văn 7, tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm giảng  <br /> dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt  <br /> để  tình trạng học sinh bộc lộ  tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế   bởi vì trong <br /> phương thức biểu cảm, sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc với con người, cảnh vật, sự <br /> việc…mà người viết hướng tới phải trở thành nội dung chính của bài. <br /> 3. Đối tượng nghiên cứu: <br /> Một số  biện pháp giúp việc dạy và học văn biểu cảm trong phân môn Tập <br /> làm văn 7.<br /> 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br /> Chương trình Trung học cơ sở ban hành năm 2002 lần đầu tiên đưa văn biểu <br /> cảm thành một nội dung học tập. Phần nội dung chương trình quy định văn biểu <br /> cảm chỉ được học 14 tiết ở lớp 7. Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi <br /> chỉ đề cập đến nội dung văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ văn 7 tập <br /> 1 .<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        4 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> Do   điều   kiện   và   thời   gian   nên   phạm   vi   nghiên   cứu   của   sáng   kiến   kinh <br /> nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học khảo sát sinh khối 7 của trường THCS Lê Văn  <br /> Tám năm học 2014­2015<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu:<br /> ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br /> ­ Phương pháp điều tra.<br /> ­ Phương pháp thống kê.<br /> ­ Phương pháp kiểm tra, đánh giá. <br /> ­ Tìm hiểu thực tế.<br /> II. Phần nội dung<br /> 1. Cơ sở lí luận:<br /> Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết rằng: Văn biểu cảm là loại văn thể <br /> hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống  <br /> rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung không rõ ý nghĩ gì thì người viết không thể <br /> có được một bài văn biểu cảm có hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo <br /> hoặc ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay tình mượn ý. Người giáo viên, khi dạy văn nói <br /> chung, dạy văn biểu cảm nói riêng, ngoài nắm kiến thức, phương pháp lên lớp còn <br /> cần có một tâm hồn, một trái tim sống cùng tác giả, tác phẩm và hơn hết là phải <br /> biết truyền tâm hồn đó, trái tim đó đến với học sinh thân yêu của mình.<br />  Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở phân môn Tập làm văn ­  Ngữ văn 7 tập <br /> 1 thì cả  giáo viên và học sinh cần nắm vững hệ thống 6 bài học và luyện tập về <br /> văn biểu cảm (trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm : <br />     ­ Tìm hiểu chung về văn biểu cảm <br />     ­ Đặc điểm của văn biểu cảm <br />     ­ Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm <br />     ­ Cách lập ý của bài văn biểu cảm <br />     ­ Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        5 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br />     ­ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.<br />      2. Thực trạng:<br /> 2.1. Thuận lợi ­ khó khăn:<br />   * Thuận lợi: <br />  ­ Khi tôi thực hiện SKKN này đã được sự  quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ <br /> và khuyến khích, động viên của nhà trường và đồng nghiệp.<br />   ­ Bản thân đã có kinh nghiệm trong công tác dạy học trong nhiều năm.<br />           ­ Trong lớp tôi dạy có một số em học sinh yêu thích môn học và có kĩ năng <br /> làm văn biểu cảm.<br /> * Khó khăn: <br />         Mặc dù tôi đã có nhiều biện pháp giúp các em học văn biểu cảm nói riêng  <br /> và môn Ngữ văn nói chung nhưngmột số học sinh chưa nắm được kiến thức, chưa  <br /> biết biểu lộ cảm xúc trong bài làm của mình.<br /> 2.2 Thành công, hạn chế.<br />  * Thành công: <br /> Các em có thói quen rèn luyện cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt hay hơn, <br /> biểu cảm hơn trong quá trình làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm. Nhiều em điểm  <br /> số môn Ngữ văn sau năm học đã được cải thiện rõ rệt<br />   * Hạn chế: <br />  ­ Khi thực hiện đề tài này, GV tốn nhiều thời gian, công sức.<br />  ­ Một số học sinh vẫn nhầm lẫn giữa văn biểu cảm với kể chuyện hay miêu  <br /> tả trong quá trình làm bài nên kết quả vẫn không cao.<br /> 2.3 . Mặt mạnh, mặt yếu: <br /> * Mặt mạnh:<br />       Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy nhiều  <br /> năm, mặt khác tôi tự thấy mình là một GV nhiệt tình, năng nổ nên phần nào thuận  <br /> lợi trong công tác dạy học nói chung và tìm các biện pháp giúp dạy và học văn biểu <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        6 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> cảm nói riêng. Sau khi các em được hướng dẫn sẽ  trở  thành những học sinh biết <br /> cách làm văn biểu cảm, biết vươn lên trong học tập. Bản thân những em đó cảm <br /> thấy mình yêu thích môn học hơn.<br /> * Mặt yếu: <br /> Khi thực hiện đề  tài này, nếu GV dành nhiều thời gian cho các em học sinh <br /> học yếu văn biểu cảm  thì những em học sinh khá trong lớp sẽ nhàm chán.<br /> 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến thực trạng:<br /> * Đối với người dạy: <br /> Đa số  giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến  <br /> học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :<br />   ­ Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ <br /> học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .<br />   ­ Việc sử  dụng đồ  dùng dạy học, phương pháp trực quan của giáo viên vào <br /> tiết học còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của các em.<br />   ­ Bên cạnh những giáo viên thực sự yêu nghề, yêu học sinh thì vẫn còn một <br /> số  giáo viên chưa thực sự  tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn <br /> cảm xúc trong trái tim của các em sau mỗi bài học. <br /> ­ Do sĩ số lớp đông (39 em/1 lớp) nên rất khó cho giáo viên theo sát, kèm cặp  <br /> từng học sinh trong một tiết dạy .<br /> *Đối với học sinh: <br /> ­ Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế  cho  <br /> giờ học văn, các em không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, trong giờ học không chú <br /> ý.<br /> ­ Trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết cha mẹ các <br /> em đều làm thuê hoặc làm rẫy nên các em không có thời gian học  ở nhà hoặc thơi  <br /> gian học rất ít vì phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp .<br /> <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        7 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> ­ Các em  chưa hứng thú hoặc không bao giờ đọc sách tham khảo, kể cả văn  <br /> bản  qui định học trong SGK<br /> ­ Xã hội ngày càng phát triển, đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao  <br /> làm cho một số em thiếu ý thức học sao nhãng việc học, bị lôi cuốn vào một số nhu <br /> cầu giải trí như xem ti vi, chơi game ngày càng nhiều.<br /> 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:<br /> Năm học 2014 ­ 2015 được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ  văn  <br /> lớp 7A2, thời gian đầu tôi nhận thấy kĩ năng nhận diện các phương thức biểu đạt  <br /> trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn về văn biểu cảm  <br /> của một số  học sinh còn yếu. Các em viết bài tập làm văn số  2 với đề  bài “Loài  <br /> cây em yêu”. Dù mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm xong  <br /> nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên trong  <br /> bài viết của nhiều em không phải viết về  thái độ  và tình cảm của mình đối với <br /> một loài cây cụ  thể  mà các em đi vào tả   hoặc kể  về  loài cây đó. Trong tiết học  <br /> phụ đạo tôi yêu cầu các em làm đề: “Cảm nghĩ về người thân”. Có em đã viết “Bố <br /> em là người chịu thương, chịu khó. Bố rất hay thức khuya dậy sớm để làm  những  <br /> việc mà tối  hôm trước bố chưa làm xong. Bố vất vả  đi làm thuê tất cả mọi việc  <br /> mà người ta thuê để  kiếm tiền nuôi  em. Em thấy vậy bảo bố là bố  đừng đi làm <br /> thuê nữa, bố hãy chuyển sang sửa xe đạp ở nhà đi. Bố em suy nghĩ một  lúc khá lâu  <br /> rồi nói: đó cũng là một ý kiến hay đấy ”. Bạn nghĩ sao khi đọc đoạn văn trên  của  <br /> em học sinh đó? Không biết các đồng nghiệp của tôi khi đọc có cho rằng đó là một <br /> đoạn văn biểu cảm không? Toàn bài viết của em đó đều là những lời văn và đoạn <br /> văn tương tự như thế. Cũng với đề văn như trên, một em khác viết “Cảm nghĩ của <br /> em về  bà là một người bà yêu mến con cháu”. Dường như  các em cảm nhận và  <br /> viết văn như một nghĩa vụ bắt buộc phải làm nên các em làm qua loa cho xong rồi <br /> đem nộp. Kể cả học sinh khá, dù cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác định đúng  <br /> hướng làm bài nhưng kể và tả vẫn nhiều hơn biểu cảm .<br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        8 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> Dưới đây là bảng số liệu thống kê điểm trung bài viết số 2  học kì I lớp 7A2 <br /> trường THCS Lê Văn Tám năm học 2014 – 2015  mà  tôi giảng dạy:<br /> <br /> <br /> Tỉ  lệ  học sinh  Tỉ   lệ   học   sinh  Tỉ   lệ   học   sinh  Tỉ  lệ  học sinh <br /> giỏi khá trung bình  yếu <br /> <br /> <br />     2,56%     15,4%        74,3%      7,7%<br /> <br /> <br /> <br /> 3. Giải pháp, biện pháp:<br /> 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />  Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề  tài nhằm để  giúp học sinh <br /> vươn lên trong học tập, giúp các em viết văn đúng, làm văn biểu cảm hay hơn, giàu  <br /> cảm xúc hơn, có tâm hồn trong sáng nhân ái, các em yêu văn biểu cảm nói riêng và <br /> môn Ngữ văn nói chung.    <br /> 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />   Trong bài văn biểu cảm, cảm xúc và suy nghĩ của người viết phải được làm <br /> nổi rõ, phải trở  thành nội dung chính của bài, chi phối và thể  hiện qua việc lựa <br /> chọn, sắp xếp các ý và bố cục bài văn. Cảm xúc và suy nghĩ được phát biểu phải là <br /> của cá nhân người viết mang tính chân thực, tự  nhiên, không giả  tạo, giàu giá trị <br /> nhân văn, thể  hiện các giá trị  đạo đức cao đẹp. Nó làm giàu cho tâm hồn người <br /> đọc. Muốn làm được như thế tôi nghĩ rằng cần phải có những phương pháp dạy và <br /> học văn biểu  cảm phù hợp với từng đối tượng học sinh.<br /> Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để dạy và học <br /> tốt văn biểu cảm trong phân môn Tập làm văn ­  Ngữ văn 7 như sau :<br /> a. Đối với giáo viên <br />      ­ Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn tập làm văn như:  <br /> Phương pháp dạy tập làm văn thông qua hoạt động, phương pháp trực quan, hình <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        9 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> thức vấn đáp, thảo luận . . .Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số phương pháp  <br /> khác như phương pháp đóng vai, phương pháp sử dụng trò chơi học tập .<br /> ­ Dù dạy văn biểu cảm về  sự  vật và con người hay văn biểu cảm về  tác  <br /> phẩm văn học, giáo viên cũng luôn luôn phải định hướng và hướng dẫn các em <br /> nắm vững quy trình để làm một bài văn biểu cảm tốt. Quy trình đó bao gồm :<br /> *Tìm hiểu đề và tìm ý<br />           Tìm hiểu đề<br /> Đề văn biểu cảm nên ra trong phạm vi rộng để mỗi em tự tìm cho mình một  <br /> đề tài riêng phù hợp với vốn sống, với tâm trạng và cảm xúc của mỗi em. Làm như <br /> vậy mỗi em sẽ tự ra cho mình một đề bài riêng  trên cơ sở đề  bài chung của thầy. <br /> Chính viết theo đề  bài riêng ấy mà mỗi em sẽ  có một bài văn biểu cảm của riêng  <br /> mình không giống với bất kì bạn nào trong lớp, không sao chép lại văn của người  <br /> khác.   <br /> Trong đề  bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng cho các em tìm hiểu  <br /> đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau :<br /> ­Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật, loài  <br /> cây, cảnh vật…) nào? Về người nào? Về tác phẩm nào?<br /> ­Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì? (giãi bày cảm xúc, tình cảm  <br /> nào?).<br /> ­Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc? (cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, bạn bè…) <br />  Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ  quyết định nội dung bài viết (trình bày  <br /> cảm xúc gì?), giọng điệu bài viết (viết cho bạn bè phải là giọng văn thân mật, có <br /> thể suồng sã còn viết cho thầy cô hoặc bố mẹ phải thân thiết nhưng nghiêm trang )<br />  Tìm ý <br />   Giai đoạn tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý  <br /> nghĩ và tình cảm để  diễn đạt thành nội dung của bài. Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm  <br /> muôn màu muôn vẻ  trong các bài văn biểu cảm đều bắt nguồn từ  việc quan sát <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        10 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> cuộc sống xung quanh, từ những gì các em đã sống và trải qua, đã tiếp xúc trong tác  <br /> phẩm.Vì vậy, muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm hãy quan sát kĩ đối tượng đề  bài  <br /> nêu ra, từ đó cảm xúc xuất hiện. Nếu không có điều kiện quan sát trực tiếp thì hãy  <br /> tìm trong trí nhớ, trong kỉ niệm những gì mình biết về  đối tượng và từ  từ  nhớ lại  <br /> các chi tiết. Nếu cả  kỉ  niệm trong kí  ức cũng không có thì tìm đọc sách báo, xem  <br /> phim ảnh về đối tượng để ghi nhận các chi tiết cần thiết. Các em cần ghi vắn tắt  <br /> những ý tưởng ra giấy để nhớ và có điều kiện sắp xếp theo một trình tự hơp lí. <br /> Đối với văn biểu cảm về  tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về  tác <br /> phẩm văn học được nảy sinh từ  bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này <br /> chính là đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm, ngẫm nghĩ tìm ra vẻ đẹp, tìm ra <br /> triết lí của nội dung, tìm ra cái mới, cái độc đáo của các yếu tố  hình thức nghệ <br /> thuật trong tác phẩm.<br /> * Lập dàn ý <br /> Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở  bài, thân bài, kết bài ) như <br /> các kiểu văn bản khác .<br /> ­ Mở bài: Giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về đối tượng <br /> ­ Thân bài: Phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở bài .<br /> ­ Kết bài: Khép lại các ý đã trình bày.<br /> GV đưa ra ví dụ cụ thể minh họa:<br />  Đề bài : Cảm nghĩ về người thân(ông bà, cha mẹ, anh chị….)<br /> Ví dụ minh họa<br />  1. Mở bài: <br /> <br />              ­ Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm <br /> máu thịt thiêng liêng; công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong <br /> ca dao ­ dân ca (dẫn chứng minh họa) <br /> <br />             2. Thân bài: <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        11 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br />              * Vai trò của người cha:                                                                                      <br /> <br />             ­ Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng <br /> trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của vợ con.<br />            ­ Cha kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên <br /> bước đường tạo dựng sự nghiệp<br />            * Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:<br />            ­ Cha em chỉ là một người thợ bình thường, một người nông dân, bác sĩ… <br /> quanh năm vất vả với công việc. <br />           ­ Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con…<br />           ­ Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động <br /> của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dễ gần, bao dung nhưng <br /> cũng rất nghiêm khắc.<br />           ­ Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học <br /> giỏi để cha vui lòng.<br />           3. Kết bài:<br />           ­ Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với <br /> núi cao, biển rộng.<br />          ­ Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm <br /> hiếu nghĩa hằng ngày.<br /> <br />              c. Viết bài <br /> <br /> Viết bài văn biểu cảm là việc viết các đoạn văn và nối chúng với nhau, tạo <br /> thành chỉnh thể thống nhất. Khi viết bài cần thực hành thành thạo kĩ năng hành văn, <br /> đặt câu, sử dụng từ, chọn giọng điệu, cách bộc lộ cảm xúc phù hợp.<br /> Khi viết bài, kết nối các đoạn trong bài văn biểu cảm cần chú ý đến lôgíc  <br /> phát triển của cảm xúc, của tình cảm. Theo lôgíc này, mỗi đoạn trong bài đều phải <br /> hướng vào làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm chính cần làm sáng tỏ trong bài. <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        12 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> d. Sửa bài <br /> Đa số  các em khi làm bài chưa biết cách phân phối thời gian hợp lí nên viết  <br /> xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong bài. Cá biệt có <br /> những em chủ  quan không cần xem lại bài sau khi viết xong.Vì vậy mà bước  tự <br /> sửa bài sau khi viết không được các em coi trọng. Do đó giáo viên cần nhắc nhở <br /> các em chú trọng hơn đến việc sửa bài trước khi nộp để  bài viết của các em thật <br /> sự hoàn thiện.<br /> GV đưa ra ví dụ cụ thể minh họa cho các bước:<br /> Đề bài: Loài cây em yêu<br /> Ví dụ minh họa: Em rất yêu hàng phượng vĩ trường em!<br />            * Bước 1: Tìm hiểu đề:<br /> ­ Thể loại : Văn biểu cảm.<br />            ­ Đối tượng: Hàng phượng vĩ trường em.<br />           ­ Tình cảm : Yêu thích.<br />           * Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.<br />           a. Tìm ý:<br />            ­ Tuổi của hàng phượng vĩ.<br />            ­ Tình cảm của mọi người.<br />            ­ Tình cảm của em và các bạn.<br />           ­ Hàng phượng vĩ khi vào hè, khi đông đến, xuân sang.<br />            ­ Hàng phượng vĩ vào giờ ra chơi, vào giờ học.<br />           ­ Hàng phượng vĩ với tất cả thành viên trong trường.<br />            b. Lập dàn ý:<br />              Mở bài:<br />             ­ Giới thiệu hàng phượng vĩ trường em.<br />             ­ Lí do em yêu thích ( đẹp, nhiều bóng mát, gắn với một kỉ niệm…)<br />              Thân bài:<br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        13 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br />            ­ Cảm xúc chung:<br />             + Hàng phượng vĩ đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh của mái trường này<br />  + Người còn ở lại và người đã đi xa ai cũng nhớ về ngôi trường thân yêu với <br /> hàng phượng vĩ già trải bóng dọc sân trường.<br />            ­ Đặc điểm nổi bật: <br />           + Vào những ngày hè hàng phượng vĩ như những chiếu lửa thắp sáng một <br /> vùng trời.<br />           + Ngày đông phượng ủ mình tránh rét để ngày xuân vươn chồi thức dậy <br /> chuẩn bị cho một mùa lửa mới.<br />            ­ Tác dụng:<br />           + Vào những giờ giải lao phượng vui vẻ cười đùa, vào giờ học phượng lặng <br /> lẽ xoè bóng mát và khẽ hát theo tiếng giảng bài của cô giáo.<br />           + Hàng phượng lúc trầm tư như một người bạn lớn, lúc đáng yêu như một <br /> đứa trẻ.<br />            Kết bài:<br />           ­ Em luôn nhớ về hàng phượng vĩ đáng yêu ấy.<br />           ­ Em ao ước hàng phượng vĩ ấy mãi là người bạn gắn bó với ngôi trường <br /> thân yêu này.<br />          * Bước 3: Viết bài.<br />            Mở bài: <br /> ­ Trực tiếp:<br />           Ai đã từng đến trường em một lần hẳn sẽ không thể quên hàng phượng vĩ <br /> già sừng sững giữa sân trường như một minh chứng cho bề dày lịch sử của ngôi <br /> trường. Chúng em rất yêu quý hàng phượng ấy và luôn tự hào khi nhắc đến chúng.<br />           ­ Gián tiếp:<br />           Nếu bạn nói cây cối không có tình cảm tôi dám chắc bạn là người quá vô <br /> tình hoặc có đời sống nội tâm quá nghèo nàn. Với riêng tôi, mỗi loài cây đều có <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        14 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> tiếng nói riêng và nó gợi trong lòng người những cảm xúc rất riêng. Ví như hàng <br /> phượng vĩ trường tôi chẳng hạn. Không hiểu sao tôi luôn tìm thấy sự bình yên <br /> trong tâm hồn mỗi khi nghĩ về hàng cây học trò ấy.<br />          Thân bài:<br /> …..Còn nhớ những trưa hè oi ả, đi qua trường, ngước mắt nhìn lên bắt gặp sắc <br /> thắm   của những chùm phượng, trong lòng lại rộn ràng những cảm giác thân <br /> thương. Thầy cô, bạn bè, những bài toán, câu văn, tiếng hát…biết bao vui buồn, <br /> nhung nhớ! Hè phượng thay lũ học sinh chúng tôi thắp sáng ngôi trường, bầu bạn <br /> với tường vôi. Phượng mang về đây cả một trời ước mơ hi vọng! Phượng ủ thắm <br /> những trái tim và nuôi lớn những ước mơ của thầy và trò nơi đây.<br /> Bước 4: Sửa bài<br /> Tóm lại : Để dạy tốt văn biểu cảm, giáo viên nên chú ý trước tiên đến việc  <br /> đổi mới cách ra đề.Từ  đề  tài chung cho cả  lớp (có tính định hướng chung), phải <br /> thực hiện quá trình cá thể hóa đề  bài (quá trình hướng dẫn mỗi học sinh đi từ  đề <br /> tài chung cho cả lớp đến việc xác định đề bài riêng, đề bài cụ thể phù hợp với vốn  <br /> sống, với tình cảm, cảm xúc riêng của mỗi học sinh ).  Nếu giáo viên  muốn học <br /> sinh làm tốt yêu cầu mình đưa ra thì giáo viên không được cho học sinh viết bài văn  <br /> biểu cảm về đề tài mà các em chưa được sống, chưa có hiểu biết, có cảm xúc. <br /> Khi chấm bài làm văn biểu cảm của học sinh, giáo viên nên coi trọng tính cá <br /> biệt, sự độc đáo trong suy nghĩ, rung động có trong nội dung hơn là độ dài của bài. <br /> Nếu bài văn biểu cảm của các em chỉ cần có được một, hai cảm nhận hoặc một,  <br /> hai nội dung có sắc thái tình cảm riêng, giáo viên nên trân trọng, biểu dương và tỏ <br /> thái độ đánh giá cao qua cách cho điểm .<br /> Giáo viên cần hướng dẫn, khuyến khích việc đọc sách của học sinh. Bắt đầu <br /> từ  việc đọc các văn bản trong SGK. Thực tế  cho thấy học sinh rất lười đọc sách <br /> dẫn đến đọc yếu, gây khó khăn cho việc cảm thụ văn bản. Chính vì thế  giáo viên <br /> cần khơi nguồn và nuôi dưỡng thói quen đọc sách của các em bằng cách: trong mỗi  <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        15 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> tiết dạy giáo viên lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các câu nói, đoạn thơ, đoạn văn hay  <br /> từ các sách tham khảo, sách nâng cao, các tác phẩm văn học và cho các em trực tiếp  <br /> nhìn thấy khiến các em tìm đến với sách, làm bạn với sách. <br /> Một học sinh muốn học tốt văn biểu cảm cần phải có kĩ năng diễn đạt trôi  <br /> chảy, hấp dẫn nên giáo viên cần giao các bài tập rèn viết  ở  nhà cho học sinh sau  <br /> mỗi tiết học để  các em tự  rèn kĩ năng viết sáng tạo văn biểu cảm sao cho bài văn <br /> ấy cuốn hút người đọc. .<br /> 2.Đối với học sinh <br /> Để học tốt văn biểu cảm, cần biết tạo nên cảm xúc; bởi cảm xúc là sự cảm <br /> thụ của trái tim, của tấm lòng và tình cảm người học. Giáo viên hướng cho các em  <br /> đến với giờ văn bằng trái tim và tấm lòng của mình thì những cung bậc tình cảm <br /> vui, buồn hay thương nhớ, hờn giận từ bài giảng của thầy cô sẽ  đi vào lòng các <br /> em. Các em sẽ  biết thương cảm những số  phận bất hạnh, biết căm ghét sự  bất <br /> công, ái xấu, cái ác. Các em biết yêu thiên nhiên hoa cỏ, yêu quê hương đất nước.  <br /> Khi đó các em sẽ thấy “Văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự <br /> thoát li hay sự  quên. Trái lại văn chương là một khí giới thanh cao và đắc lực mà  <br /> chúng ta có thể vừa tố cáo vừa thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho <br /> lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”(Thạch Lam). <br /> Để  làm tốt một bài văn biểu cảm, trước tiên, giáo viên cần định rõ cho các <br /> em biết các yêu cầu cụ thể để biến đề tài chung cho cả lớp thành đề bài của riêng <br /> mình. Sau đó, cần xác định rõ những tình cảm, cảm xúc, những rung động nào là <br /> mạnh mẽ, là riêng của mình. Hãy tập trung trình bày những tình cảm và cảm xúc,  <br /> suy nghĩ đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua miêu tả  cảnh vật hay qua một  <br /> câu chuyện…).Rèn các em cần chú ý đến sự riêng biệt, độc đáo của nội dung hơn  <br /> là độ  dài. Đồng thời, cần lựa chọn các từ  ngữ, hình  ảnh (so sánh ví von, so sánh <br /> ngầm … ) thích hợp để diễn tả những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình.<br /> <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        16 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> Điểm quan trọng nhất để  làm bài văn biểu cảm đạt kết quả  cao là tự  bản  <br /> thân các em hãy tích cực đọc sách, tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường  <br /> và ngoài xã hội để có thêm vốn sống, vốn hiểu biết. Qua đó, các em cần chú ý rèn <br /> luyện cho tâm hồn mình  chứa chan những tình cảm yêu, ghét, buồn, thương, hờn  <br /> giận, nhớ   nhung…. dạt dào những suy nghĩ đẹp đẽ  cao thượng về  tình bạn  hay <br /> tình yêu thương cha mẹ  thầy cô, yêu quê hương đất nước…. Đó là cái gốc to, là <br /> những chùm rễ sâu cung cấp chất bổ dưỡng cho cây văn biểu cảm luôn xanh tươi,  <br /> nở hoa, kết trái. <br /> 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br /> Căn cứ kế hoạch năm học 2014­ 2015 của nhà trường.<br />       Căn cứ điều kiện thực tế tình hình học môn Ngữ văn của lớp( cụ thể là các  <br /> bài làm văn biểu cảm của học sinh)<br />            3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />       Các giải pháp, biện pháp trên luôn có mối quan hệ chặt chẽ, lô gic với nhau  <br /> và được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt. <br />            Bên cạnh đó, các giải pháp, biện pháp trên cần được sự  quan tâm giúp đỡ <br /> của Ban giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh cũng như các bậc cha mẹ học <br /> sinh. Nhất là tinh thần trách nhiệm của người giáo viên mới đạt được kết quả như <br /> mong muốn.<br />  3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br /> Năm học Tỉ lệ % trong lớp Đầu năm Cuối năm<br /> Viết   bài   văn   biểu  Viết   đúng   thể   loại, <br />    30 %  cảm   còn   nhầm   lẫn  hành văn trôi chảy hơn <br /> 2014­ với   văn   miêu   tả   và  và đã có cảm xúc<br /> 2015 tự  sự, hành văn lủng <br /> củng<br /> Đã biết cách làm văn  Ngoài   việc   kết   hợp <br /> biểu   cảm,   có   kết  với   các   phương   thức <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        17 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> 2014­ hợp   được   các  biểu đạt trong bài văn <br /> 2015       35 %  phương   thức   biểu  biểu   cảm   còn   có   các <br /> đạt khác như  tự  sự,  biện   pháp   nghệ   thuật <br /> miêu   tả   song   cảm  phù hợp, hành văn đầy <br /> xúc còn nghèo  cảm xúc.<br /> <br /> <br />   <br /> <br /> <br /> 2014­ Chưa   yêu   văn   biểu  Thích   làm   văn   biểu <br /> 2015        50 %  cảm, tình cảm trong  cảm,   tình   cảm   trong <br /> bài   văn   còn   gượng,  văn biểu cảm đã trong <br /> chưa   vận   dụng   các  sáng   hơn,   đã   kết   hợp <br /> biện   pháp   nghệ  tốt   các   phương   thức <br /> thuật trong bài làm.  biểu   đạt   và   các   biện <br /> pháp   nghệ   thuật   phù <br /> hợp trong bài làm.<br /> <br /> <br /> 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br /> cứu :<br /> Qua một năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng một số giải pháp nêu trên <br /> tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm  ở  môn văn khối 7 năm học <br /> 2014 – 2015 được nâng cao rõ rệt. Trên phương diện là một giáo viên trực tiếp  <br /> đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn; tự tin say mê  <br /> hơn với sự  nghiệp trồng người. Đối với các em học sinh, các em bước đầu đã ý <br /> thức được tầm quan trọng của môn văn, biết bộc lộ cảm xúc của mình đúng cách,  <br /> đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh có kĩ năng làm văn biểu cảm tốt khá nhiều. <br /> Điều đó khiến tôi rất vui, trong niềm vui sướng đó tôi lai nhớ  đến lời của một <br /> người đã từng nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi chẳng thấy khổ chút nào <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        18 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> mà ngược lại  tôi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì được cống hiến, góp phần <br /> nhỏ bé của mình vào việc nuôi dưỡng nguồn nhân tài cho đất nước.<br />   III: Phần kết luận, kiến nghị:<br /> 1. Kết luận :<br /> Cuộc sống vốn  đa dạng, phong phú và văn chương bao giờ  cũng là tấm  <br /> gương sáng phản ánh cuộc sống đó một cách có nghệ  thuật.Mỗi câu, mỗi chữ  là <br /> bao lao tâm khổ trí bởi văn chương đâu phải là sự sắp đặt. Gooc­Ki từng nói “Văn <br /> học là nhân học”. Cho nên trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay <br /> thế  được môn văn. Đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa hình thành tâm <br /> hồn. Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn văn sẽ <br /> giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến <br /> với con người, rái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Sau khi nghiên cứu, tham khảo  <br /> sáng kiến kinh nghiệm này bản thân người dạy và người học sẽ  có cái nhìn mới  <br /> mẻ và tích cực hơn về phương pháp dạy và học văn biểu cảm. Từ đó, rất hi vọng  <br /> kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn; các em sẽ yêu thích, ham mê môn văn hơn <br /> nữa nhất là văn biểu cảm.<br /> 2. Kiến nghị:<br /> 2.1.Đối với phụ huynh <br />  ­ Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư  nhiều về  thời  <br /> gian cho con cái học tập, không nên để  cho các em phụ  giúp nhiều công việc gia  <br /> đình.<br /> ­ Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách; chia sẻ tư vấn, định hướng  <br /> và bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc lộ và <br /> phát triển cảm xúc, tình cảm trong cuộc sống nói chung và trong việc làm văn biểu  <br /> cảm nói riêng. <br /> ­ Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn văn để tìm hiểu và <br /> nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình.<br /> 2.2 Đối với địa phương <br /> ­ Quản lí chặt chẽ  các điểm kinh doanh internet và các điểm dịch vụ  không <br /> lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh trên địa bàn. <br /> <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        19 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> ­ Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư <br /> cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học .<br /> 2.3 Đối với nhà trường<br />  Nhà trường cần trang bị thêm một số sách tham khảo, sách nâng cao đối với <br /> môn Ngữ văn để giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt hơn bộ môn này.    <br />   2.4 Đối với phòng giáo dục <br /> ­ Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn văn trong từng năm để <br /> giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối  ưu, tích cực  <br /> nâng cao chất lượng dạy học môn văn.<br /> ­ Đầu tư  trang thiết bị, dụng cụ  trực quan, đặc biệt là đầu tư  công nghệ <br /> thông tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn.<br />                    <br /> <br />                                                                                                                                            <br /> Bình Hòa, tháng  2 năm 2016<br /> Người viết<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                                Nguyễn Thị Bích Hảo<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học cấp trường <br /> …………………………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………………………………<br />                                                   Bình Hòa, ngày 2 tháng 2 năm 2016 <br />                                                   PCT HỘI ĐỒNG <br /> <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        20 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> <br /> <br /> <br /> Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học <br /> …………………………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………...............<br /> …………………………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………………………………<br /> …………………………………………………………………………………………<br /> ……………<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7 tập 1<br /> 2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–<br /> 2007 ) môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục<br /> 3. Phương pháp dạy học ngữ  văn  ở  trường THCS theo hướng tích hợp và <br /> tích cực – Đoàn Thị Kim Nhung  ­ NXB Đại học quốc gia TPHCM<br /> 4. Dạy học tập làm văn ở trung học cơ sở ­ Nguyễn Trí – NXB Giáo dục<br /> 5. Văn biểu cảm trong chương  trình ngữ  văn trung học cơ  sở  ­ Nguyễn  <br /> Trí ,Nguyễn Trọng Hoàn – NXB Giáo dục<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        21 <br /> SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn ­ Ngữ  <br /> văn 7<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> GV: Nguyễn Thị Bích Hảo ­ Trường THCS Lê Văn Tám                        22 <br />

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )