Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở thành phố Hà Nội

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới quản lý định hướng cho quá trình thay đổi tư duy kinh doanh, phương pháp tổ chức quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội.

01-02-2018 86 10
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br /> <br /> HOÀNG THỊ HỒNG LÊ<br /> <br /> NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH<br /> VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG<br /> XE BUÝT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> <br /> Chuyên ngành: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI<br /> Mã số: 62840103<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Hà Nội -2016<br /> <br /> Luận án được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Giao thông vận tải<br /> <br /> Tập thể hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Từ Sỹ Sùa……………………………..<br /> 2. TS. Lý Huy Tuấn ……………………………..<br /> Phản biện 1:………………………………………………...<br /> Phản biện 2:………………………………………………..<br /> Phản biện 3:………………………………………………..<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp<br /> Trường họp tại: Trƣờng Đại học Giao thông vận tải<br /> vào hồi ……. giờ ….. ngày …. tháng …. năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm luận án tại:<br /> Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải.<br /> Thư viện quốc gia<br /> Trung tâm thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ<br /> [1]. Ths.NCS Hoàng Thị Hồng Lê, PGS.TS Vũ Trọng Tích (2013), “Đề<br /> xuất các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành<br /> khách”, Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, số Đặc biệt tháng 10/2013.<br /> [2]. Ths.NCS Hoàng Thị Hồng Lê (2015), “Giải pháp nâng cao chất<br /> lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội”, Tạp<br /> chí Giao thông vận tải, số 6/2015.<br /> [3]. Ths.NCS Hoàng Thị Hồng Lê (2015), “Nghiên cứu cơ sở khoa học<br /> đề xuất các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông<br /> vận tải ứng dụng đánh giá sự phát triển bền vững của hành lang kinh tế<br /> Vũng Tàu – Tân Thành”, Tạp chí Giao thông vận tải, số Đặc biệt tháng<br /> 10/2015.<br /> [4]. Ths.NCS Hoàng Thị Hồng Lê (2015), Hoàn thiện hệ thống chỉ<br /> tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe<br /> buýt, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, mã số DT141513, Trường<br /> Đại học Công nghệ GTVT.<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do lựa chọn đề tài<br /> Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) luôn có xu hướng tăng về số<br /> lượng và đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ. Hiện nay, các<br /> thành phố ở Việt Nam đang đứng trước thách thức về phát triển kết cấu hạ<br /> tầng (KCHT) và đổi mới quản lý nhằm cung cấp dịch vụ VTHKCC tốt nhất<br /> cho người dân. Do đó, nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt<br /> được coi là giải pháp quan trọng nhằm thu hút người dân sử dụng phương<br /> tiện công cộng, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững giao thông đô thị<br /> (GTĐT). Nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt đòi hỏi sự<br /> nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa quản lý nhà nước (QLNN), doanh nghiệp<br /> vận tải (DNVT) và các bên liên quan khác. Cần nghiên cứu một cách hệ<br /> thống các yếu tố liên quan, đề xuất giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất<br /> lượng và hiệu quả của dịch vụ VTHKCC. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp<br /> bách đối với chính quyền thành phố và các doanh nghiệp tham gia cung cấp<br /> dịch vụ vận tải. Với ý nghĩa đó, đề tài:“Nghiên cứu nâng cao chất lượng<br /> dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở thành phố Hà Nội”<br /> được lựa chọn nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền<br /> vững giao thông công cộng thành phố Hà Nội hiện nay và tương lai.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu của luận án<br /> Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới quản lý định hướng cho quá trình<br /> thay đổi tư duy kinh doanh, phương pháp tổ chức quản lý nhằm nâng cao<br /> chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu đề tài là chất lượng và giải pháp nâng cao chất<br /> lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án<br /> Về ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và góp phần làm phong phú thêm cơ<br /> sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC làm cơ<br /> sở đánh giá chất lượng, đề xuất giải pháp mang tính chiến lược về nâng cao<br /> chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố.<br /> Về ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các<br /> giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ở thành phố<br /> Hà Nội có căn cứ khoa học, tính thực tiễn và khả thi.<br /> 5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Ngoài các phương pháp nghiên cứu chung như thống kê, phân tích hệ<br /> thống, luận án sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xây dựng<br /> <br /> 2<br /> mô hình đánh giá chất lượng, điều tra xã hội học để có thông tin phân tích<br /> đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt.<br /> TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> A. Tình hình nghiên cứu trên thế giới<br /> Theo hướng tiêu chuẩn hóa chất lượng, một số nghiên cứu xây dựng hệ<br /> thống quản lý theo bộ tiêu chuẩn chất lượng VTHKCC ở châu Âu EN<br /> 13816 và EN 15140 (Jenny Karlsson, 2010). Theo hướng nghiên cứu đánh<br /> giá hiệu suất dịch vụ, Gabriella Mazzulla và Laura Eboli (2006), Aleks<br /> Ander Purba (2015) xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng để đo lường<br /> mức độ hài lòng của hành khách, từ đó khuyến nghị chính sách đảm bảo<br /> nâng cao hiệu quả dịch vụ VTHKCC. Niels van Oort (2011) phân tích chất<br /> lượng dịch vụ VTHKCC theo giá, khả năng đáp ứng về thời gian, không<br /> gian của hành trình vận chuyển, mức độ tiện nghi và độ tin cậy để nâng cao<br /> tiện ích của dịch vụ VTHKCC. Một số nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh<br /> giá chất lượng dịch vụ VTHKCC theo mô hình khoảng cách chất lượng<br /> dịch vụ (Benedetto Barabino, Doddy Hendra, Verma Meghna). Ngoài ra,<br /> một số nghiên cứu phân tích giá trị các yếu tố dịch vụ VTHKCC bằng xe<br /> buýt (Todd Litman, 2008), phân tích quan hệ trách nhiệm xã hội (Bodmer<br /> và cộng sự, 2003); nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ ArcGIS<br /> Server, công nghệ 3S (GPS, RS, GIS); nghiên cứu đổi mới chính sách quản<br /> lý nhà nước về đầu tư trong VTHKCC (Mohlin, 2012; Shanjun Li, 2013).<br /> B. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam<br /> Một số nghiên cứu điển hình như nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh<br /> hưởng và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng vận tải hành khách<br /> (VTHK) bằng ô tô (Nguyễn Hồng Thái, 1999), sử dụng công cụ điều tra xã<br /> hội học để đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC từ đó đề xuất giải pháp<br /> nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội<br /> (Nguyễn Thị Hồng Mai, 2014). Tác giả Lý Huy Tuấn (2011) sử dụng<br /> phương pháp phân tích ma trận SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ<br /> hội và thách thức, khuyến nghị 2 nhóm giải pháp về phát triển kết cấu hạ<br /> tầng (KCHT) và cơ chế chính sách để tăng cường hiệu lực và nâng cao hiệu<br /> quả QLCL trong lĩnh vực VTHK bằng ô tô.<br /> Tác giả Nguyễn Quang Thu (2009) nghiên cứu quan hệ giữa sự hài lòng<br /> của hành khách và chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ở các tuyến<br /> nội đô thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu vấn đề đánh giá chất lượng<br /> dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt nhằm khuyến nghị các giải pháp tối ưu hóa<br /> mạng lưới giao thông.<br /> Về QLNN, Bộ GTVT, Sở GTVT các thành phố liên tục đổi mới cơ chế<br /> <br />

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )