Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế và thương mại trong điều kiện toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đang gây áp lực lớn đối với môi trường. » Xem thêm

30-10-2012 158 19
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI MÔN HỌC: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP CÁ NHÂN Đề tài: Hãy đề xuất ra các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường. Sinh viên: Trần Thanh Huệ Lớp: K54-KTPT
  2. BÀI LÀM Các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường: Phát triển kinh tế và thương mại trong điều kiện toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đang gây áp lực lớn đối với môi trường. Đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường từ việc nhập khẩu thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, nguyên liệu phế thải, hàng hoá kém chất lượng không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Việc nhập khẩu hàng hoá vật tư nếu không được kiểm tra, giám sát sẽ dẫn đến nguy cơ nước ta trở thành bãi chứa các thiết bị, công nghệ lạc hậu, nơi tiêu thụ những hàng hoá kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng dẫn đến sự suy thoái môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách quản lý nhập khẩu hàng hoá để hạn chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ lạc hậu, hàng hoá kém chất lượng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình mở cửa thị trường, nới lỏng quy chế nhập khẩu. Trong điều kiện như vậy, chính sách thương mại và môi trường phải tạo điều kiện cho việc mở cửa thị trường nhằm tận dụng cơ hội, đồng thời hạn chế mức tối đa ô nhiễm môi trường qua biên giới. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải thay đổi tư duy, quan niệm về sản xuất sạch và bảo vệ môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định ngặt nghèo của thị trường và người tiêu dùng. Trong quá trình này, vai trò của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình tạo lập tính bền vững môi trường của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Thông thường các tập đoàn đa quốc gia có công nghệ sạch, áp dụng những chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy có khả năng góp phần vào quá trình phát triển bền vững môi trường của nước chủ nhà. Tuy nhiên, có trường hợp các tập đoàn đa quốc gia đưa các dây chuyền sản xuất ô nhiễm, hoặc chuyển giao các công nghệ lạc hậu tới nước chủ nhà, mà những công nghệ này không được chấp nhận tại nước đầu tư. Đối với các chính sách thúc đẩy sản xuất xanh, sản xuất sạch hơn thì chúng ta thấy một vai trò rất quan trọng của các doanh nghiệp. Chúng ta phải làm thế nào để các doanh nghiệp nhận thấy các chính sách này sẽ có
  3. ảnh hưởng tốt đến hình ảnh và có lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khi áp dụng các chính sách này. Chính vì vậy, chúng ta phải có nhiều hơn các chương trình khuyến khích áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể: 1. Tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là một vấn đề nan giải với những nước đang phát triển. Bởi đang nghèo nên phải lo miếng ăn trước khi lo chuyện giữ sạch, làm sạch. Măt khac, doanh nghiệp đầu tư vào các phương tiện bảo vệ môi trường ̣ ́ không sinh lời trước mắt, chỉ thấy có chi phí; mà họ phải tính lời hàng ngày, nhất là các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển vốn phải đối phó với quá nhiều những rủi ro kinh doanh khác. Chưa kể thói quen phó mặc cho trời đất; chưa có một căn bản giáo dục tôn trọng thiên nhiên, và đặc biệt là thói quen đùn đẩy trách nhiệm cá nhân cho tập thể xã hội. Trước chúng ta, Thái Lan, Indonesia và nay sát ngay chúng ta là Trung Quốc, đang gánh nặng thảm họa môi trường từ hậu quả của cái gọi là “hiện đại hóa, công nghiệp hóa” trong ba thập niên qua. Con số tăng trưởng GDP thì hạn hẹp, nhưng nếu phải tính luôn cái giá phải trả để xử lý những hệ quả môi trường thì con số có khi âm. Vấn đề môi trường sẽ không được giải quyết nghiêm túc nếu chỉ kêu gọi tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các hình thức xử phạt (dĩ nhiên là phải có, và phải rất nghiêm ngặt). Doanh nghiệp phải tự họ tìm ra cách bảo vệ môi trường mà vẫn có lợi; và xã hội cũng phải tạo điều kiện cho họ có lợi trong việc bảo vệ môi trường. Xã hội thường khắt khe với doanh nghiệp khi có sự cố, nhưng lại quên rằng doanh nghiệp cũng là một bộ phận của ta; họ là thành phần tạo công ăn việc làm cho người dân ta. Vậy thì xã hội chúng ta phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho họ làm đúng trong kinh doanh mà không quên trách nhiệm xã hội. 2. Hỗ trợ đất và vốn cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường:
  4. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về đất đai, vốn, thuế theo quy định của pháp luật. - Theo đó, về phí và lệ phí môi trường, Nhà nước cần cho áp dụng các loại phí và lệ phí đối với nước thải, rác thải, phí gây ô nhiễm không khí, phí gây tiếng ồn…. Phí này phải đánh vào đối tượng thụ hưởng, phí đánh vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, sử dụng và sau khi sử dụng có thể gây ô nhiễm. Số thu được từ phí cần quy định là nguồn thu của quỹ môi trường để hỗ trợ các hoạt động cải thiện môi trường. - Về thuế, đề nghị áp dụng chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm nhất định cho các dự án đầu tư cải thiện môi trường sản xuất ở doanh nghiệp sau khi dự án hoàn thành giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động. Đó là dự án đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch hơn, vào thiết bị ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. Khoảng thời gian áp dụng cần đủ dài để cơ sở doanh nghiệp có đủ điều kiện thu hồi vốn đầu tư và khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa vào bảo vệ môi trường, đồng thời miễn giảm thuế đối với phần lợi nhuận hay chi phí mà các doanh nghiệp dành để đào tạo cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ chịu trách nhiệm đối với sản xuất sạch và bảo vệ môi trường. - Về đất: Ở các đô thị và khu công nghiệp, quỹ đất dành cho các công trình về môi trường phải được thể hiện chi tiết trong quy hoạch sử dụng đất. Đất sử dụng cho việc xây dựng các công trình, dự án về môi trường được miễn, giảm các loại phí trước bạ, tiền thuê đất, giao đất và thuế sử dụng đất. Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất, giao và khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình nông dân, doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân và cộng đồng dân cư thôn bản… - Về nguồn vốn đầu tư, sẽ tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA ; cho phép doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận trước thuế để đầu tư xử lý chất thải sau sản xuất. Nhà nước sẽ hỗ trợ vốn và cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hoặc không lãi suất đối với các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường. Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương theo các chương trình hỗ trợ đầu tư có mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường trọng điểm mang tính liên ngành, liên vùng
  5. Hơn nữa, Nhà nước cần có thêm chính sách hỗ trợ vốn thông qua quỹ môi trường. 3. Khuyến khích đầu tư công nghệ vào môi trường: Hiện nay năng lực các đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường ở Việt Nam còn hạn chế, kinh nghiệm, tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp còn thấp. Chưa có các chính sách ưu đãi về đầu tư, hỗ trợ thuế, lãi suất. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn tự có, chưa có sự bảo lãnh của các cơ quan tài chính ngân hàng. Để phát triển ngành công nghiệp môi trường này, Việt Nam cần sớm xây dựng một hệ thống các cơ chế chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, người dân đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực xử lý môi trường; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, trong nước và quốc tế trong việc tham gia các dự án đấu thầu cung cấp công nghệ và thiết bị xử lý môi trường. Nhà nước cần đảm bảo cơ chế thu phí môi trường và thanh toán lại cho nhà đầu tư, điều này sẽ góp phần thu hút đáng kể lượng vốn đầu tư tư nhân (mà không cần phải dựa vào nguồn vốn vay ODA) vào lĩnh vực công nghệ và thiết bị xử lý môi trường. - Nhà nước sẽ dành ngân sách thỏa đáng cho việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường; hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho việc đầu tư ứng dụng tiến bộ KHCN trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo hướng sạch hơn. Ngoài ra sẽ sửa đổi những quy định liên quan đến việc chuyển giao công nghệ theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thuế. - Nhà nước sẽ hỗ trợ qua tín dụng nhà nước để phát triển ngành công nghiệp môi trường và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành công nghiệp này. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về đất đai, vốn, thuế theo quy định của pháp luật. - Thu hút và có chính sách ưu đãi đối với chuyên gia nước ngoài, nhất là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào việc phát triển ngành công nghiệp môi trường trong nước cùng với việc đẩy mạnh đào tạo, bồi
  6. dưỡng và nâng cao năng lực ở trong nước và nước ngoài cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường.

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )