Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Bài thu hoạch tốt nghiệp: Phòng chống bệnh chân tay miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bài thu hoạch tốt nghiệp: Phòng chống bệnh chân tay miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi được nghiên cứu với mục tiêu nêu được khái quát tình hình bệnh tay chân miệng của trẻ em 5 tuổi ở Việt Nam và tình hình bệnh tay chân miệng ở một số khu vực có bệnh phổ biến nhất trên thế giới, nêu được tác nhân gây... » Xem thêm

28-11-2014 871 162
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP MỤC LỤC 1.ĐẶT VẤN ĐỀ : .............................................................................................................3 MỤC TIÊU CỦA BÀI THU HOẠCH: ...........................................................................4 2. TỔNG QUAN: ............................................................................................................5 2.1Tình hình bệnh tay chân miệng thế giới: ....................................................................5 2.2 Tình hình bệnh tay chân miệng tại Việt Nam: .......................................................... 6 3.NỘI DUNG...................................................................................................................7 3.1 Đại cương: .................................................................................................................7 3.1.1 Tác nhân gây bệnh: .................................................................................................7 3.1.2 Hình thái của virus EV 71. .....................................................................................8 3.2Đặc điểm dịch tễ học.(5) ............................................................................................ 9 3.2.1 Phân bố theo thời gian: ........................................................................................... 9 3.2.2 Phân bố theo địa dư: ............................................................................................... 9 3.2.3 Phân bố theo tuổi: ...................................................................................................9 3.2.4 Nguồn truyền nhiễm thời kì ủ bệnh thời kỳ lây truyền: .........................................9 3.2.6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: ............................................................................10 3.3. Gây bệnh ở người ...................................................................................................11 3.3.1. Sự lan truyền của virus trong cơ thể ....................................................................11 3.3.2. Biểu hiện của bệnh .............................................................................................. 11 3.3.3. Tóm tắt các biểu hiện của bệnh ...........................................................................11 3.4 Chẩn đoán ................................................................................................................12 3.4.1 Lâm sàng...............................................................................................................12 3.4.2 Các thể lâm sàng ...................................................................................................13 3.4.3 Cận lâm sàng ........................................................................................................13 3.4.4 Chẩn đoán lâm sàng.............................................................................................. 14 3.4.5Chẩn đoán xác định ............................................................................................... 14 3.4.6Chẩn đoán phân biệt .............................................................................................. 14 3.5 Biến chứng:..............................................................................................................15 3.5.1 Các triệu chứng khi có biến chứng: ......................................................................15 3.5.2 Biến chứng thần kinh ........................................................................................... 16 3.5.3 Biến chứng tim mạch, hô hấp ...............................................................................16 Trang 1 BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP 3.6 Phân độ lâm sàng .....................................................................................................17 3.7 Điều trị (6) ...............................................................................................................18 3.7.1 Nguyên tắc điều trị ............................................................................................... 18 3.7.2 Phân tuyến điều trị ............................................................................................... 18 3.7.3 Điều trị tại nhà: ....................................................................................................19 3.7.4 Theo dõi các dấu hiệu nặng và đưa trẻ đi bệnh viện kịp thời. (5) ........................ 19 3.7.5 Điều trị cụ thể(6) .................................................................................................20 3.8 Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng (4) ............................................................ 22 3.9 Tiêu chuẩn xuất viện: (5) ......................................................................................... 23 3.10 Tiên lượng .............................................................................................................24 3.11 Phòng bệnh ............................................................................................................24 3.11.1 Nguyên tắc phòng bệnh: .....................................................................................24 3.11.2 Đối với nguồn truyền nhiễm:..............................................................................24 3.11.3Đối với đường truyền nhiễm ...............................................................................25 3.11.4 Đối với khối cảm thụ .......................................................................................... 28 3.12 Biện pháp xử lý trường hợp bệnh/ổ dịch bệnh tay chân miệng(5) ........................ 28 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM .......................................................................................30 5 KẾT LUẬN ................................................................................................................31 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 33 Trang 2 BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP 1.ĐẶT VẤN ĐỀ : Như chúng ta đã biết,trên thế giới hiện nay có rất nhiều dịch bệnh đang xảy ra, chúng đã và đang đe dọa đến tính mạng con người ngày một nhiều.mà trong khi đó chúng ta vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị và vaccin dự phòng một cách hiệu quả. Và một trong những dịch bệnh mà tôi muốn nhắc đến đó là bệnh Tay-chân-miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong một vài năm trở lại đây, Châu Á đang phải đối mặt với vấn đề mới nổi trội là bệnh chân tay miệng như một vấn đề y tế cộng đồng bức xúc của nhiều nước trong khu vực và trong đó có Việt Nam. Do sự gia tăng của bệnh, số người nhập viện ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện . Trong khi đó nhận thức và thực hành các biện pháp phòng chồng chân tay miệng của người dân còn ở mức độ giới hạn và tập quán ăn uống và sinh hoạt của người dân chưa đảm bảo vệ sinh. Công tác tuyên truyền chưa thực sự đến được đối tượng đích (là những người chăm sóc trẻ ở các hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ).Theo con số khảo sát do thống kê cho thấy gần 40% người dân hiểu sai hoặc không biết về bệnh chân tay miệng, gần 23% người dân không biết các biện pháp phòng chống bệnh.(1) Chúng ta chỉ mới truyền thông chủ yếu vào mức độ trầm trọng của dịch bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện khám khi có triệu chứng của bệnh, đã tạo ra tâm lý lo sợ cho người dân , gây quá tải cho bệnh viện tuyến trên.mà chưa tác động nhiều đến việc thay đổi hành vi kiền thức và thái độ của người dân để ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng của bệnh. Góp phần đẩy lùi bệnh tật tốt cho nhân dân một cách tốt hơn. Bệnh Tay chân miệng hiện đang là vấn đề thời sự “nóng bỏng” vì sự gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng.Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng được ghi nhận từ năm 2003 với những ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm qua, số người mắc bệnh này tại Việt Nam không ngừng gia tăng, bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văcxin phòng bệnh.khi mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong...làm ảnh hưởng đến cuộc sống và thành gánh nặng cho xã hội.mà những đối tương dễ mắc bệnh lại là trẻ em những mầm non tương lai của đất nước. Hơn ai hết các em cần được bảo vệ và sống trong một môi trường khỏe mạnh và trong lành.để các em có thể phát triển một cách tòan diện nhất.(1) Nếu trước đây triệu chứng bệnh thường biểu hiện rõ là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và niêm mạc miệng. Thì nay, nhiều trẻ bị bệnh không bộc lộ rõ ràng, thậm chí khi xét nghiệm mới phát hiện bị tay chân miệng. Nhiều trường hợp virut đã tấn công vào não, làm biến chứng các cơ quan tiêu hóa, tim mạch nhưng vẫn không có biểu hiện đặc trưng của bệnh cho chúng thấy được tầm nguy hiểm của bệnh. Ngoài ra bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 là những mầm non tương lai của đất nước vì vậy bệnh tay chân miệng đang là mối quan tâm lớn đối với cộng đồng của chúng ta. Trang 3 BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, cả người lớn cũng có thể là nạn nhân của bệnh chứng này. Nhưng ở người lớn và trẻ lớn hơn 5 tuổi, biểu hiện của bệnh thường nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết..Bệnh thường lây lan qua các môi trường: nhà trẻ, gia đình, tiếp xúc với trẻ bệnh hay người lớn mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng và đây chính là nguy cơ lây nhiễm hàng đầu của bệnh.(3) Trước tình hình bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp và chưa có các biện pháp phòng chống hiệu quả nên em chọn chủ đề “Phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi”. Làm bài thu hoạch tốt nghiệp, hi vọng những kiến thức mà em học hỏi được sẽ góp phần cải thiện được tình hình bệnh tay chân miệng trong nước ta nói chung và tại địa phương em đang sinh sống nói riêng góp phần tạo môi trường sống khỏe mạnh hơn cho cộng đồng. MỤC TIÊU CỦA BÀI THU HOẠCH: Nêu được khái quát tình hình bệnh tay chân miệng của trẻ em 5 tuổi ở Việt Nam và tình hình bệnh tay chân miệng ở một số khu vực có bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Nêu được tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em và trình bày được đặc điểm dịch tể học của bệnh tay chân miệng. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và cách thăm khám đánh giá tình trạng bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Trình bày được cách điều trị chỉ định dùng thuốc kháng sinh và các biện pháp phòng chống và cách xử lý khi có dịch xảy ra. - Trang 4 BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP 2. TỔNG QUAN: 2.1Tình hình bệnh tay chân miệng thế giới: Tổ chức y tế thế giới vừa công bố, dịch bệnh TCM đã có diển biến hết sức phức tạp tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. tại Châu Á có tỉ lệ mắc cao nhất là Nhật Bản, Singapo, Ma Cao, tiếp đến là Việt nam. Cũng theo WHO, đến ngày 25/10/2011, bệnh tay chân miệng đang hoạt động ở các nước vùng Đông Á với những con số sau đây: Trung Hoa đứng hàng đầu với số lượng bệnh này là 1.217.768 trường hợp, nhưng có khuynh hướng giảm so với năm 2010 với số trường hợp mắc bệnh lên đến 1.567.254. Đứng hàng thứ hai mắc bệnh tay chân miệng trong năm 2011 là Nhật Bản với 317.461 trường hợp và có khuynh hướng gia tăng so với năm 2010 chỉ có 141.660 trường hợp bị mắc bệnh. Đứng hàng thứ ba là Việt Nam với 76.121 trường hợp mắc bệnh mà không có con số thống kê của năm 2010, dĩ nhiên có khuynh hướng gia tăng mạnh. Thứ tư là Singapore, thứ năm là Macao, thứ sáu là Hongkong và thứ bảy là Hàn Quốc đều có thống kê của năm 2010.(2) Chỉ riêng Việt Nam là duy chỉ có thống kê của năm 2011. Qua đó cho thấy bệnh tay chân miệng có thể xuất nguồn từ Trung Hoa lục địa lan rộng sang các nước. Vấn đề nữa là, có thể tình hình tay chân miệng ở Việt Nam không được cục vệ sinh phòng dịch lưu ý sớm, hoặc bệnh chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam năm 2011.(1) Nhưng có một vấn đề đáng lưu ý là, trong khi ở Nhật Bản thì do dòng Coxsackie gây ra là chủ yếu thì ở Macao thuộc Trung Hoa và Việt Nam thì con Enterovirus 71 lại nhiễm và gây bệnh có tỷ lệ cao hơn.(3) Trang 5

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )