Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Bình giảng đoạn thơ: "Tiếng thơ ai động đất trời... Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày" trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu

Đề  bài: Bình giảng đoạn thơ: "Tiếng thơ  ai động đất trời... Tiếng thương như .tiếng mẹ ru những ngày" trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu.. Bài làm..Có lẽ ở nền văn học nào, thời đại văn học nào người ta cũng thấy tồn tại một nguồn cảm  . » Xem thêm

20-01-2020 176 2
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

Đề  bài: Bình giảng đoạn thơ: "Tiếng thơ  ai động đất trời... Tiếng thương như <br /> tiếng mẹ ru những ngày" trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Có lẽ ở nền văn học nào, thời đại văn học nào người ta cũng thấy tồn tại một nguồn cảm  <br /> hứng đầy tinh thần nhân văn, ấy là cảm hứng về con người và sự nghiệp của những danh <br /> nhân văn hoá. Ngoại trừ  nhưng bài chỉ  dừng  ở  mức thù tạc, giao đãi, lễ  lạt, thành công <br /> chủ  yếu  ở  đây trước hết thuộc về  những tác phẩm xuất phát từ  tấc lòng tri âm, tri kỷ.  <br /> Người nay đồng cảm với người xưa, viết về người xưa nhưng để  ký thác những tâm sự <br /> tri âm của người nay. Mà phần lớn là nỗi niềm của những kẻ, tuy cách xa về không gian,  <br /> về  thời đại, nhưng đều là "đồng bệnh tương liên”. Ngày xưa Nguyễn Du đã viết về  Đỗ <br /> Phủ, Khuất Nguyên, Tiểu Thanh... là thế. Giờ  đây, Tố  Hữu cũng viết về  Tố  Như  như <br /> vậy. "Kính gửi cụ Nguyễn Du" được viết nhân 200 năm sinh đại thi hào là tấm lòng tri âm  <br /> của Tố  Hữu dành cho tác giả  "Truyện Kiều", là sự  cảm thông của một nhà thơ  với một  <br /> nhà thơ, một người thời chống Mỹ với một người thời đen tối của chế  độ  phong kiến, <br /> một người cách mạng với một người nạn nhân của những thế kỷ tăm tối bạo tàn...<br /> <br /> Bằng thể  thơ  lục bát, bằng hình thức tập Kiều, Tố  Hữu đã tạo nên một tiếng thơ  thật <br /> cảm động. "Kính gửi cụ  Nguyễn Du" là tiếng nói tri âm, là bắc một nhịp cầu giao cảm <br /> với người xưa. Mà với tác giả  "Truyện Kiều", nhịp cầu khăng khít nhất khó có thể  là gì <br /> khác hơn ngoài thể thơ lục bát và lối tập Kiều. Trong "Kính gửi cụ Nguyễn Du", người ta  <br /> thấy Tố Hữu và Tố Như có cùng một tiếng nói. Nói khác đi Tố Hữu đã nói bằng chính cái <br /> ngôn ngữ của Tố  Như. Vì thế  mà âm điệu thì trang trọng cổ  điển, không khí đượm một  <br /> vẻ "Truyện Kiều" ­ Ta nói rằng Tố Hữu đã nhập được vào linh hồn của người xưa<br /> <br /> Bày tỏ sự cảm thông với tâm sự bi kịch của con người Nguyễn Du, bày tỏ sự xót thương  <br /> đối với nỗi khao khát đồng cảm tri âm của Nguyễn Du. bày tỏ sự tha thiết với "tấm lòng  <br /> thơ  vẫn tình đời thiết tha" của Nguyễn Du..., Tố  Hữu cứ dần dà trải lòng mình ra theo  <br /> từng đoạn thơ  gửi Nguyễn Du. Nhưng tiếng nói tri âm, cuối cùng cứ  phải kết lại thành  <br /> niềm trân trọng, biết  ơn, thành những lời đánh giá đối với các phần tinh túy nhất của <br /> người tri kỷ trong kiệt tác "Truyện Kiều". Bốn câu thơ sau đây là sự kết lại ấy:<br /> <br /> Tiếng thơ ai động đất trời<br /> <br /> Nghe như non nước vọng lời ngàn thu<br /> <br /> Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du<br /> <br /> Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.<br /> <br /> Ấy chính là những lời mẹ ru, Hoài Thanh lấy làm căn cứ  để  khẳng định: sau cách mạng  <br /> chưa có ai đánh giá Nguyễn Du cao như  Tố Hữu. Tố  Hữu cảm nhận tiếng thơ Nguy ễn  <br /> Du trong một tương quan kỳ vĩ: thơ  Nguyễn Du  ở giữa "đất trời” và trong "nghìn năm".  <br /> Nghĩa là trong sự trường tồn, đời đời, vĩnh hằng!<br /> <br /> Ngày trước, lần đầu tiên khi gặp Bác Hồ trong "Sáng tháng Năm", Tố Hữu đã cảm nhận  <br /> về tiếng nói của Người:<br /> <br /> Giọng của Người không phải sấm trên cao<br /> <br /> Âm từng tiếng thấm vào lòng mong ước<br /> <br /> Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước<br /> <br /> Tiếng ngàn xưa và cả tiếng mai sau.<br /> <br /> Viết về một lãnh tụ  vĩ đại của dân tộc, Tố  Hữu mới dùng đến những lời ấy, mới đồng  <br /> nhất hồn Người với hồn Nước. Lời Người là lời của Nước non, của lịch sử, giống nòi. <br /> Và đây là lần thứ  hai, viết về một nhà thơ  vĩ đại, một nhà văn hóa lỗi lạc vào bậc nhất  <br /> của dân tộc, Tố Hữu lại dùng đến lối nói ấy:<br /> <br /> Tiếng thơ ai động đất trời<br /> <br /> Nghe như non nước vọng lời ngàn thu<br /> <br /> Một tiếng thơ  có thể  làm cảm động đến cả  trời đất, thì đó là cách đánh giá tột bậc rồi! <br /> Chữ "đồng" rất gợi hình. Nó gợi ra sự vang vọng, trầm rung của thơ Nguyễn Du giữa đất  <br /> trời sông núi. Người ta thấy thơ  Nguyễn Du như  một điệu hồn bay trong đất trời, bay <br /> khắp núi sông Chữ "động" cũng rất giàu biểu cảm. Nó gợi được khía cạnh này: chính đất <br /> trời cũng đang thổn thức, xao xuyến. Cả hai khía cạnh ấy hội lại càng cho thấy sức sống  <br /> và sức mạnh kỳ diệu của thơ Nguyễn Du.  Ở câu thứ  hai, cảm nhận và đánh giá còn cao <br /> hơn. Có lẽ là lời đánh giá cao nhất dành cho một tiếng thơ. Tiếng thơ từ trái tim của một  <br /> người đã thành tài sản chung của cả nước non này. Bời tiếng thơ ấy không phải là tiếng <br /> nói của cá nhân,  ấy là lời non nước Non nước cất lời, vọng lời lên qua tiếng thơ  của  <br /> Nguyễn Du Non nước này đã mượn tiếng thơ của Nguyễn Du để gửi điệu hồn của mình.  <br /> Câu thơ  giản dị  mà trang trọng, nhất là nó thể  hiện được sự  bất hủ  cùng sông núi ngàn  <br /> năm của tiếng thơ   ấy. "Nghe như non nước vọng lời ngàn thu". "Non nước" ­ phạm trù  <br /> không gian, "ngàn thu", phạm trù thời gian. Cả hai đều có tính chất vĩnh viễn.<br /> <br /> "Truyện Kiều " đã thuộc về sông núi này, "Truyện Kiều " đã hoà vào non sông đất nước <br /> này Nó là tiếng nói của non sông, là linh hồn của đất nước. Nó sẽ  trường tồn trong sự <br /> trường tồn của núi sông này.<br /> <br /> Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du<br /> <br /> Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày<br /> <br /> Ba trăm năm sau cái chết của Tiểu Thanh ­ một người con gái tài sắc mà bất hạnh ­ <br /> Nguyễn Du vô cùng ngậm ngùi thương tiếc. Ông muốn nhắn gửi hậu thế ba trăm năm lẻ <br /> niềm ước ao được cảm thông, chia sẻ:<br /> <br /> Bất tri tam bách dư niên hậu<br /> <br /> Thiên hạ hà nhân khắp Tố Như<br /> <br /> (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nửa<br /> <br /> Người đời ai khóc Tố Như chăng?)<br /> <br /> Thì nay Tố  Hữu đã trả  lời: "Nghìn năm sau nhớ  Nguyễn Du" Tố  Hữu khẳng định thật  <br /> đinh ninh, không phải ba trăm năm mà đến nghìn năm vẫn nhớ. Một điều thật đáng nói là  <br /> con số 300 (tam bách dư niên hậu) của Nguyễn Du là con số  cụ thể, chỉ một độ  dài xác  <br /> định và hạn định. Còn chữ "nghìn năm" của Tố Hữu ở câu này (cũng như chữ "ngàn thu" ở <br /> câu trên) là một con số không xác định không hạn định. Nó đồng nghĩa với sự  vĩnh viễn <br /> muôn đời. Với số từ như thế, câu trả lời của Tố Hữu vừa là một đánh giá một dự báo vừa  <br /> là một niềm tin vô bờ  bến về sự  đồng cảm của muôn thế  hệ  sau dành cho Nguyễn Du.  <br /> Cũng cần phải nói thêm về  sự tinh tế trong ngôn từ  của Tố  Hữu. Cũng khái niệm nghìn <br /> (1000) mà  ở  câu trên thì sĩ dùng "ngàn thu", câu dưới lại dùng "nghìn năm". Không chỉ <br /> giản đơn là tránh trùng lặp! Đằng sau đó thấy rõ một dụng công. “Nghìn" chỉ đơn thuần là <br /> từ chỉ số lượng, còn "ngàn” dường như có cả sắc thái biểu vật, biểu hình, nó vừa chỉ  số <br /> lượng lại vừa gợi được không gian ­ Do nằm trong chuỗi liên hệ  với những "đại ngàn", <br /> "non ngàn”, v.v... vì thế ở câu trên, Tố Hữu đã dùng "ngàn": Nghe như non nước vọng lời  <br /> ngàn thu. "Ngàn thu", do đó, vừa gợi được chiều dài thời gian vừa gợi được bề  rộng <br /> không gian cho tiếng thơ Nguyễn Du, ­ cho lời non nước vang v ọng. Ti ếng th ơ Nguy ễn  <br /> Du vọng qua không gian và vọng qua cả thời gian. Chữ "nghìn năm" chỉ biểu hiện sắc thái  <br /> thời gian, và ở câu sau nó được khai thác đúng như thế: "Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du", <br /> và ý thơ cũng chỉ cần có thế!<br /> <br /> Trong bốn câu thơ này, chúng ta còn thấy niềm trân trọng, sự nâng niu, thành kính của Tố <br /> Hữu khi viết về bản thân lời thơ. Mở đầu là "Tiếng thơ  ai" rồi nó thành "Lời ngàn thu ­  <br /> lời non nước". Chưa hết, nó thành "tiếng thương" và cuối cùng là "tiếng mẹ ru". Nó là các  <br /> cấp độ đánh giá ngày một cao, hay là những chặng đường đi vào bất tử của thơ Nguyễn <br /> Du? Thật vinh phúc cho ai khi thơ họ đã đi vào tiếng ru đã nhập vào nguồn mạch văn hoá,  <br /> đời sống tâm linh của cả  một cộng đồng, nó đã nhập vào dòng sữa tinh thần để  nuôi  <br /> dưỡng thế  hệ  này sang thế  hệ  khác của giống nòi. "Truyện Kiều " của Nguyễn Du đã  <br /> nhập vào dòng sữa tinh thần  ấy. Chữ "tiếng hương’’ cũng thật hàm súc, là tiếng nói của  <br /> tình thương? Là tiếng lời chở tình thương? là tiếng nói gợi cảm thương? Là tiếng thơ dễ <br /> thương? Thương là cội nguồn, là nội dung, là hình thức, là bản chất; là phẩm chất? Có lẽ <br /> nó là tất cả! Bởi thơ chân chính là thế! Thơ  Nguyễn Du là thể; thơ  của trái tim dào dạt  <br /> thương yêu. Nên nó không phải là thơ, nó là "tiếng thương" của một trái tim lớn<br /> Coi "tiếng thương" là bản chất của tiếng thơ Nguyễn Du, Tố Hữu xem như đã xứng đáng <br /> là tri âm của Tố Như<br />

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )