Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Những bài Văn mẫu hay lớp 11

Với mong muốn mang lại nhiều tài liệu hay và bổ ích để hỗ trợ cho việc học của các bạn học sinh, TaiLieu.VN đã sưu tầm và biên soạn nhiều bài văn mẫu lớp 11 hay để gửi đến các bạn. » Xem thêm

12-03-2014 2292 511
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

Tài liệu "51 Bài văn mẫu hay lớp 11" sẽ giới thiệu cho các bạn nhiều bài viết hay, ấn tượng về các thể loại phân tích, cảm nhận, nghị luận. Những bài văn này sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều ý tưởng hay để triển khai bài viết của mình. Chúng tôi xin giới thiệu phần tóm tắt nội dung của tài liệu. Mời quý bạn đọc tham khảo trên trang TaiLieu.VN để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và học tập của bản thân. 

 

BÀI VĂN MẪU LỚP 11
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ

1. Mở Bài:

Bài thơ về xứ Huế mộng mơ Đây thôn Vĩ Dạ đã để lại cho ta biết bao hoài niệm đẹp về phong cảnh hữu tình xứ Huế, con người Huế và đặc biệt hơn là sự lãng mạn của một đời thơ, một đời người – Hàn Mặc Tử.

"Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt,
Khép phòng đốt nến, nến rơi châu…"

Mấy ai đã từng say trăng như Hàn Mặc Tử? "Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu – Đợi gió đông về để lả lơi…" ("Bẽn lẽn") – Thi sĩ còn nói đến thuyền trăng, sông trăng, bến trăng… Cả một trời trăng ảo mộng, huyền diệu. Thơ Hàn Mặc Tử rợn ngợp ánh trăng, thể hiện tâm hồn "say trăng" với tình yêu tha thiết cuộc đời, vừa thực vừa mơ. Ông là một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của phong trào Thơ mới (1932 – 1941). Với 28 tuổi đời (1922 – 1940), ông để lại cho nền thơ ca dân tộc hàng trăm bài thơ và một số kịch thơ.

2. Thân Bài:

Câu đầu "dịu ngọt" như một lời chào mời, vừa mừng vui hội ngộ, vừa nhẹ nhàng trách móc người thương biết bao thương nhớ đợi chờ. Giọng thơ êm dịu, đằm thắm và tình tứ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?".Có mấy xa xôi.Cảnh cũ người xưa thấp thoáng trong vần thơ đẹp mang hoài niệm.Bao kỉ niệm sống dậy trong một hồn thơ. Nó gắn liền với cảnh sắc vườn tược và con người xứ Huế mộng mơ:

"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?"

Cảnh được nói đến là một sáng bình minh đẹp. Nhìn từ xa, say mê ngắm nhìn những ngọn cau, tàu cau ngời lên dưới màu nắng mới, "nắng mới lên" rực rỡ.Hàng cau như đón chào người thân thương sau bao ngày xa cách.Hàng cau cao vút là hình ảnh thân thuộc thôn Vĩ Dạ từ bao đời nay.Quên sao được màu xanh cây lá nơi đây. Nhà thơ trầm trồ thốt lên khi đứng trước một màu xanh vườn tược thôn Vĩ Dạ: "Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc". Sương đêm ướt đẫm cây cỏ hoa lá.Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dưới ánh mai hồng, trông "mướt quá" một màu xanh như ngọc bích. Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, con người cần cù chăm bón mới có "màu xanh ngọc" ấy. Thiên nhiên rạo rực, trẻ trung và đầy sức sống. Cũng nói về mùa xanh ngọc bích, trước đó (1938) Xuân Diệu đã từng viết: "Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá…" ("Thơ duyên").Hai chữ "vườn ai" đã gợi ra nhiều ngạc nhiên và man mác. Câu thứ tư tả thiếu nữ với vườn xuân: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Mặt trái xoan, mặt hoa da phấn mới đẹp.Mặt chữ điền, gương mặt đầy đặn, phúc hậu."Lá trúc che ngang" là một nét vẽ thần tình đã tô đậm nét đẹp của cô gái Huế duyên dáng, dịu dàng, kín đáo, tình tứ đáng yêu.Hàn Mặc Tử hơn một lần nói về trúc và thiếu nữ. Khóm trúc như tỏa bóng xanh mát che chở cho mối tình đẹp đang nảy nở:

3. Kết Bài:

Hàn Mặc Tử đã để lại cho ta một bài thơ tình thật hay. Cảnh và người, mộng và thực, say đắm và bâng khuâng, ngạc nhiên và thẫn thờ… bao hình ảnh và cảm xúc đẹp hội tụ trong ba khổ thơ thất ngôn, câu chữ toàn bích. "Đây thôn Vĩ Dạ" là một bài thơ tình tuyệt tác. Cái màu xanh như ngọc của vườn ai, con thuyền ai trên sông trăng, và màu trắng của áo em như đang dẫn hồn ta đi về miền sương khói của Vĩ Dạ thôn một thời xa vắng

 

Mời các bạn xem tiếp các bài viết còn lại trong tài liệu "51 Bài văn mẫu hay lớp 11". Các bạn có thể đọc trực tiếp trên website hoặc đăng nhập để tải về máy dùng làm tư liệu tham khảo khi cần thiết. Để có thêm những bài văn mẫu lớp 11 hay, mời các bạn xem thêm Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Văn mẫu lớp 11: Phân tích khổ cuối bài "Vội vàng", Vẻ đẹp Huấn Cao trong Chữ người tử tù.
 

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )