Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Đại cương hóa sinh học

Đối tượng của hóa sinh: - Hóa sinh học được phân chia: HS động vật, HS thực vật, HS vi sinh vật và HS y học… tùy theo đối tượng nghiên cứu - Trên mỗi đối tượng, HS nghiên cứu song song 2 mặt “tĩnh” và “động”. » Xem thêm

14-06-2012 795 276
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chương 1: MỞ ĐẦU Đại cương về hóa sinh học Thành phần hóa học của sự sống
  2. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA SINH HỌC Định nghĩa Đối tượng và nhiệm vụ của Hóa Sinh Mối quan hệ tương hỗ giữa Hóa Sinh và các ngành khoa học khác Lược sử phát triển Hóa Sinh học
  3. Định nghĩa “Hóa sinh học là môn học nghiên cứu về thành phần hóa học của các tế bào cơ thể sống, cùng với các phản ứng và các quá trình mà chúng trải qua”
  4. Đối tượng và nhiệm vụ của Hóa Sinh 2.1/ Đối tượng của hóa sinh: Hóa sinh học được phân chia: HS động vật, HS thực vật, HS vi sinh vật và HS y học… tùy theo đối tượng nghiên cứu Trên mỗi đối tượng, HS nghiên cứu song song 2 mặt “tĩnh” và “động”
  5. Đối tượng và nhiệm vụ của Hóa Sinh Tĩnh hóa sinh: hóa sinh mô tả nghiên cứu và mô tả thành phần cấu tạo cơ thể sống Động hóa sinh: chuyển hóa của các chất nghiên cứu bản chất và cơ chế hóa học của sự trao đổi chất
  6. Đối tượng và nhiệm vụ của Hóa Sinh 2.2. Nhiệm vụ của hóa sinh: Nghiên cứu thành phần hóa học của tế bào và chức phận của chúng Nghiên cứu mối liên quan giữa thành phần hóa học và sự chuyển hóa của chúng trong tế bào Sự điều hòa chuyển hóa trong tế bào nhằm đảm bảo cân bằng tổ chức và cân bằng năng lượng
  7. Đối tượng và nhiệm vụ của Hóa Sinh Hóa sinh học sử dụng các kỹ thuật phân tích: Các phương pháp phân lập và tinh chế các phân tử sinh học ( muối kết, sắc ký, điện di, siêu ly tâm…) Các phương pháp xác định cấu trúc của các phân tử sinh học ( phân tích các nguyên tố, phương pháp quang phổ, thủy phân, sử dụng enzyme đặc hiệu…)
  8. Mối quan hệ tương hỗ giữa hóa sinh và các ngành khoa học khác Mối quan hệ của hóa sinh với - sinh học - nông nghiệp - y dược học
  9. Mối quan hệ tương hỗ giữa hóa sinh và các ngành khoa học khác ĐỘNG VẬT HỌC Y HỌC THỰC VẬT HỌC DƯỢC HỌC HÓA SINH VI SINH VẬT HỌC TẾ BÀO HỌC MỘT SỐ NGÀNH KHÁC
  10. Lược sử phát triển Hóa Sinh học 1828 :Wohler tổng hợp được urea bằng con đường hóa học 1866 :Tubigen thành lập bộ môn hóa sinh đầu tiên ở Đức 1897 : Buchner thực hiện thành công thí nghiệm lên men vô bào ……
  11. Lược sử phát triển Hóa Sinh học Trở thành chuyên ngành riêng biệt độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 19 Nửa đầu thế kỷ 20 xuất hiện nhiều thành tựu về hóa sinh dinh dưỡng và chuyển hóa Một số thành tựu nổi bật của hóa sinh tại Việt Nam
  12. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CƠ THỂ SỐNG 1. Thành phần nguyên tố 2. Các hợp chất vô cơ 3. Các hợp chất hữu cơ
  13. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CƠ THỂ SỐNG 1. Thành phần nguyên tố 1.1. Nguyên tố đại lượng: chiếm tỷ lệ cao trong cơ thể H, O, C, Na, Ca, P, Cl, K, S, N, Mg 1.2. Nguyên tố vi lượng: chiếm tỷ lệ thấp trong cơ thể Fe, I, Zn, … 1.3. Nguyên tố phát sinh sinh vật: C, H, O, N, P, S
  14. CARBON Hàm lượng 43 – 48% Thường ở dạng khử, trong các hợp chất hữu cơ phức tạp Là nguyên tố duy nhất có khả năng kết hợp với nhau tạo ra bộ khung carbon đa dạng khác nhau
  15. OXY Hàm lượng 42% (thực vật) và 65% (người) Là nguyên tố duy nhất được cơ thể đồng hóa dưới dạng đơn chất Kết hợp với Hydro tạo thành nước và giải phóng năng lượng cần cho các hoạt động sống của cơ thể
  16. HYDRO Là nguyên tố có thế năng khử cao nhất Quy định các quá trình oxy hóa khử đặc biệt của cơ thể
  17. NITƠ Thường ở dạng khử, trong các hợp chất hữu cơ phức tạp Dạng oxy hóa cao nhất của Nitơ trong tế bào là NO-3
  18. PHOSPHO Tồn tại trong cơ thể dưới dạng muối hoặc ester của acid phosphoric Có khả năng cao nhất trong việc thực hiện sự vận chuyển các nhóm và năng lượng.

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )