Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Giáo án bài 13: Phản ứng hóa học - Hóa 8 - GV.Phan V.An

Bài Phản ứng hóa học là tài liệu tham khảo giúp học sinh hiểu được phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất phản ứng (chất tham gia) là chất ban đầu bị biến đổi, sản phẩm là chất được tạo thành sau phản ứng. » Xem thêm

27-03-2014 346 30
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

GIÁO ÁN HÓA HỌC 8

CHƯƠNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI PHẢN ỨNG HÓA HỌC

 

A)  Mục tiêu .

1. Kiến thức : - Hiểu được : Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.

Chất phản ứng (chất tham gia) là chất ban đầu bị biến đổi, sản phẩm là chất được tạo thành sau phản ứng.                                                                                                                                 

- Biết bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

-  Biết phản ứng hoá học xảy ra  khi có sự tiếp xúc giữa các chất tham gia với nhau , có trường hợp cần đun nóng , nung , ánh sáng....

2. Kỹ năng : - Biết cách viết công thức hoá học bằng chữ, đọc được phương trình hoá học đúng .

3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .

B) Trọng tâm : Diễn biến của phản ứng hóa học , các điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra .

C) Chuẩn bị :

1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

Dụng cụ :  Tranh hình 2.5 phóng to.

2. Học sinh :  Nghiên cứu trước bài .

* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan , phương pháp đàm thoại nêu vấn đề  .

D) Tiến trình dạy học .

I) Ổn định tổ chức lớp :  Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học .   ( 3 phút )  

II) Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )  Theo em hiện tượng vật lí là gì ? Hiện tượng hoá học là gì ?                            Lấy ví dụ minh hoạ ?

III) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút )  Em có biết chất có thể biến đổi thành chất khác ? Quá trình đó gọi là gì ? Trong đó có gì thay đổi?

IV) Các hoạt động học tập :

Hoạt động I : Định nghĩa. ( 8 phút)

        Hoạt động của giáo viên

      Hoạt động của học sinh          

- Cho học sinh nghiên cứu  sgk .                

- Nêu khái niệm phản ứng hoá học.                 

- Cho cả lớp nhận xét , đánh giá .                       

 

+ Vậy theo em những chất trước và sau phản ứng gọi là gì .                                                

 

- Giới thiệu phương trình bằng chữ cho học sinh nghiên cứu.                                      

VD : Sắt + Lưu huỳnh tạo ra Sắt(II)Sun phua .                                                                    

 - Vậy theo em dấu (+) trước phản ứng có ý nghĩa gì?                                                         

- Cho học sinh đọc cả phương trình trong ví dụ trên.

- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi theo cá nhân.                 

 

+ Quá trình biến đổi từ chất này thành chât khác gọi là phản ứng hoá học .                                                      

+ Chất ban đầu gọi là chất phản ứng (chất tham gia phản ứng).                                                               

+ Chất mới sinh ra gọi là sản phẩm.                              

 

 

 

 

 

+ Nghiên cứu phương trình hoá học bằng chữ .    Dấu cộng trước phản ứng có nghĩa là : phản ứng với , tác dụng với.....

+ Quá trình biến đổi từ chất này thành chât khác gọi là phản ứng hoá học .             

              Hoạt động II : Diễn biến của phản ứng hoá học. ( 9 phút)

        Hoạt động của giáo viên

      Hoạt động của học sinh           

- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ h 2.5/ sgk , và trả lời câu hỏi trong yêu cầu .            

+ Em hãy đếm xem trước phản ứng có bao nhiêu nguyên tử hiđro, bao nhiêu nguyên tử Oxi ?                                                    

Sau phản ứng có bao nhiêu nguyên tử Hiđro và bao nhiêu nguyên tử Oxi ?             

 

- Từ đó em hãy cho biết trong quá trình phản ứng thì những yếu tố nào đã thay đổi .                    

- Từ đó giáo viên cho học sinh rút ra kết luận như sgk .

- Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.                                   

+ Trước phản ứng H liên kết với H;                                    

O liên kết với O.                                                                                   

+ Sau phản ứng H liên kết với O.                                     

+ Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H cũng như số nguyên tử O không thay đổi.                                     

- Các phân tử trước phản ứng đã thay đổi thành chất mới sau phản ứng.                                                      

- Trong phản ứng hóa học , liên kết giữa các nguyên tử đã thay đổi , làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác .                                                                                   

 

- Rút ra kết luận như sgk .

*) Tiểu kết :  - Diễn biến của phản ứng hoá học .

+ Trong phản ứng hóa học , liên kết giữa các nguyên tử đã thay đổi , làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác .

Hoạt động III : Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ? (11 phút)

        Hoạt động của giáo viên

      Hoạt động của học sinh          

- Cho học sinh nghiên cứu h2.6/ sgk , Giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm cụ thể.                                                     

+ Khi để riêng dung dịch axit với kẽm thì phản ứng có xảy ra hay không ?                            

+ Vậy để các chất phản ứng với nhau cần phải có điều kiện gì ?                              

- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung .            

Giáo viên nhận xét, đánh giá.                                    

+ Có phải tất cả các chất chỉ cần tiếp xúc với nhau đều xảy ra phản ứng hay không?                                                                              

- Cho học sinh rút ra nhận xét như trong  sgk .

- Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ?                                   

- Hoạt động nhóm .                                                            

+ Khi để riêng thì các chất không phản ứng với nhau.                                                                                

+ Các chất phản ứng cần phải tiếp xúc với nhau .    

 

- Không phải vậy , mà có khi cần đun nóng , nung nóng, cần chất xúc tác....

( lưu ý : Ngoài những điều kiện trên , 1số phản ứng hóa học xảy ra nhanh , cần tăng bề mặt tiếp xúc giữa các chất ) .

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 8 Bài 13: Phản ứng hóa học. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.

Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:

>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 14: Bài thực hành 3 để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo. 

Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )