Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số khó khăn của giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay

Đề tài được thực hiện nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu những lý luận cơ bản nhất về dân ca, đặc biệt là dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên của ba miền: Bắc, Trung, Nam nhằm giúp cho giáo viên mầm non có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về dân ca. » Xem thêm

27-12-2016 1239 97
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM: 2007 Tên công trình MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN KHI DẠY DÂN CA CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY Thuộc nhóm ngành: XH 1 Công trình nghiên cứu bao gồm các phần sau: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Mục đích nghiên cứu IV. Nhiệm vụ nghiên cứu V. Giả thiết khoa học VI. Phƣơng pháp nghiên cứu VII. Đóng góp của đề tài VIII. Giới hạn đề tài IX. Cấu trúc đề tài Chương I: Cơ sở lý luận về dân ca và dạy dân ca cho trẻ mầm non §1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non khi hát dân ca I. Khả năng về âm vực giọng hát II. Sự phát triển của tai nghe và trí nhớ âm nhạc III. Khả năng diễn đạt tiết tấu IV. Sự phát triển về ngôn ngữ §2. Cơ sở lý luận về dân ca I. Khái niệm dân ca II. Bản chất và đặc trƣng nghệ thuật dân ca III. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên 1. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên Bắc Bộ 2. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên Trung Bộ 3. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên Nam Bộ IV. Vai trò của dân ca trong việc góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ Chương II: Thực trạng của việc dạy dân ca cho trẻ mầm non I. Kết quả điều tra thực trạng II. Dự giờ giáo viên III. Một số khó khăn của giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ IV. Biện pháp khắc phục khó khăn của giáo viên mầm non khi hát dân ca V. Một số vấn đề cần lƣu ý đối với giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ VI. Minh họa VII. Một số phƣơng án đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học VIII. Một số phƣơng pháp cần lƣu ý khi dạy dân ca cho trẻ Chương III: Thực nghiệm sư phạm I. Mục đích thực nghiệm II. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm III. Tổ chức thực nghiệm IV. Đánh giá kết quả thực nghiệm Kết luận chung và đề xuất 2 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay có rất nhiều loại hình giải trí khác nhau, trong đó có âm nhạc. Khi thƣởng thức âm nhạc, ta bắt gặp nhiều loại hình âm nhạc khác nhau, trong đó có một loại hình âm nhạc mà phần lớn mọi ngƣời đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay ít quan tâm, không yêu thích và ngày càng xa lạ hơn, đó chính là dân ca. Để dân ca ngày càng đến gần với mọi ngƣời, đến gần hơn với bạn trẻ, ta cần đƣa dân ca vào chƣơng trình giáo dục âm nhạc các bậc học đặc biệt từ bậc học mầm non. Nhƣng theo thống kê điều tra trên 53 giáo viên với 15 bài hát dân ca của chƣơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ thì có: + 15% giáo viên không biết + 25% giáo viên biết nhƣng không thể hát đƣợc + 60% giáo viên hát đƣợc nhƣng không đạt yêu cầu Thêm vào đó là tình hình thực tế của việc giáo dục âm nhạc ở các trƣờng mầm non của chúng ta hiện nay, thì chính những bài học đầu tiên trong cuộc đời ấy, việc nuôi dƣỡng và phát triển những giá trị tâm hồn dân tộc ấy lại chƣa thật sự đƣợc phát huy tích cực. Giáo viên không biết dân ca thì làm thế nào có thể dạy dân ca cho trẻ tốt đây? Chẳng lẽ "dân ca sẽ bị lãng quên mà mất đi hay sao"? Vậy "Phƣơng thức nào, theo tiêu chí nào để lựa chọn một bài dân ca phù hợp cho trẻ? Làm cách nào để các cô mạnh dạn, tự tin dạy dân ca cho trẻ? Khi dạy dân ca cho trẻ các giáo viên cần phải lƣu ý những điều gì?". Đây là điều mà có lẽ còn rất ít ngƣời để ý, nghiên cứu và cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì tất cả những lý do trên, tôi thấy đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm, cần đƣợc tìm hiểu và cần đƣa ra hƣớng khắc phục phù hợp nhất. Vì thế, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: « Một số khó khăn của giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ ở các trƣờng mầm non hiện nay». II. Lịch sử vấn đề Dân ca là bài học đầu tiên trong cuộc đời, là nguồn sữa mẹ ngọt ngào nuôi dƣỡng tâm hồn. Nếu mỗi chúng ta không biết từ những câu hát dân gian truyền môi, không biết "Đãi cát tìm vàng" để phát hiện ra những giá trị làm nên bản sắc dân tộc độc đáo ấy thì điều đó đồng nghĩa với việc tự làm cho mình bị "suy dinh dƣỡng" về mặt tinh thần vì đã chối bỏ "nguồn sữa" ngọt lành của âm nhạc dân gian - dân tộc. Đáp ứng yêu cầu "Giáo dục âm nhạc" theo hƣớng mới và khuyến khích các giáo viên đƣa dân ca vào chƣơng trình dạy, Vụ giáo dục Mầm non chỉ đạo biên soạn cuốn sách "Trẻ mầm non ca hát" với nội dung bao gồm các ca khúc mầm non và các làn điệu dân ca chọn lọc phản ánh nhiều khía cạnh tình cảm sâu sắc dành cho các cháu nghe và ca hát. Nhƣng việc đƣa dân ca đến gần với trẻ chƣa đƣợc các cô thực hiện tốt. III. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đề tài này, tôi muốn tìm hiểu những lý luận cơ bản nhất về dân ca, đặc biệt là dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên của ba miền: Bắc, Trung, Nam nhằm giúp cho giáo viên mầm non có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về dân ca. Đồng thời, tôi cũng muốn tìm hiểu về một số khó khăn của giáo viên 3 mầm non khi dạy dân ca cho trẻ. Để từ đó, đề ra một số biện pháp và một số vấn đề cần lƣu ý đối với giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ nhằm giúp giáo viên mầm non nâng cao phần ca hát của mình; tự tin, mạnh dạn hơn khi dạy dân ca cho trẻ. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn về "Dân ca và dạy dân ca cho trẻ" trong các trƣờng mầm non. - Tìm hiểu thực trạng của việc "Dạy dân ca cho trẻ" trong các trƣờng mầm non. - Đƣa ra một số khó khăn, biện pháp khắc phục và vấn đề cần lƣu ý đối với giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ. V. Giả thiết khoa học Nếu chúng ta đề ra đƣợc "Một số khó khăn của giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ ở các trƣờng mầm non hiện nay", đƣa ra một số cơ sở lí luận cơ bản nhất về dân ca sẽ giúp cho giáo viên nắm bắt đƣợc những đặc điểm cơ bản nhất của dân ca. Từ đó, giúp cho giáo viên hiểu rõ và khắc phục đƣợc những khó khăn của mình, tự tin hơn và mạnh dạn hơn khi dạy dân ca cho trẻ. VI. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp quan sát, khảo sát - Phƣơng pháp thực nghiệm - Phƣơng pháp tổng hợp và rút ra kinh nghiệm VII. Đóng góp của đề tài 1) Về lý luận Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dân ca và dạy dân ca cho trẻ, về một số mặt còn tồn tại, khó khăn của giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ và một số vấn đề cần lƣu ý đối với giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ. 2) Về thực tiễn - Phân tích các bài dân ca trong chƣơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. - Quyển sách "Dân ca và trẻ thơ" gồm các bài dân ca phù hợp với lứa tuổi mầm non, đặt lời mới cho các làn điệu dân ca đó và phân chia theo chủ đề chủ điểm. - Đĩa nhạc nền 45 bài dân ca. VIII. Giới hạn đề tài Dân ca là mảng đề tài rất phong phú, đa dạng và sâu sắc. Do thời gian và kiến thức không chuyên sâu về âm nhạc nên tôi chỉ đề cập đến một số khó khăn, một số vấn đề cần lƣu ý đối với giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ, cụ thể là đi sâu vào dân ca lao động, dân ca trữ tình của 15 bài hát dân ca trong chƣơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. IX. Cấu trúc đề tài Mở đầu Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về dân ca và dạy dân ca cho trẻ mầm non Chƣơng 2: Thực trạng của việc dạy dân ca cho trẻ mầm non Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm Kết luận chung và đề xuất 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN CA VÀ DẠY DÂN CA CHO TRẺ MẦM NON §1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non khi hát dân ca I. Khả năng về âm vực giọng hát So với các ca khúc thiếu nhi thì các làn điệu dân ca khó nghe và khó hát hơn. Một bài dân ca có nhiều nốt luyến láy, buộc ngƣời hát phải nhả chữ mềm mại, luyến láy đủ nốt, đảm bảo đủ lƣợng hơi để hát, cấu trúc bài tƣơng đối phức tạp, có nhiều nốt hoa mỹ,... Bài dân ca cho trẻ hát tƣơng đối đơn giản, dễ hát hơn của cô. Qua hai bài: "Gà gáy le te"- Dân ca cống Khao và bài "Hoa thơm bƣớm lƣợn" - Dân ca Quan họ Bắc Ninh, ta thấy rõ điều này. Bài "Gà gáy le te" có cấu trúc đơn giản, phách-nhịp rõ ràng, chủ yếu đƣợc cấu tạo bằng các nốt mốc đơn, đen, trắng, ít chỗ luyến láy, có ít nốt hoa mỹ, có nhiều nhịp nghỉ. Trái lại bài "Hoa thơm bƣớm lƣợn" cấu trúc phức tạp hơn, bài sử dụng nhiều nốt đôi, nhiều nốt hoa mỹ, nhịp hổn hợp (nhịp 2/4 và 3/4). Do vậy, cô cần phải tìm hiểu bài dân ca thật kỹ trƣớc khi dạy trẻ. Chúng ta biết rằng: So với ngƣời lớn thanh quản trẻ mẫu giáo chỉ bằng một nửa, các dây thanh âm dài bằng một phần ba, lƣỡi hình thành chƣa hoàn chỉnh và lấp khá đầy khoang miệng. Trẻ chƣa điều khiển đƣợc hệ cơ thanh quản và hệ hô hấp của mình. Giọng trẻ tuy yếu nhƣng lại vang. Âm vực rộng thuận lợi để trẻ có thể hát một cách tự nhiên, cũng khác nhau theo từng độ tuổi. - Trẻ 2-3 tuổi có âm vực giọng từ Mi - La - Trẻ 3-4 tuổi có âm vực giọng từ Rê 1 – La 1 - Trẻ 4-5 tuổi có âm vực giọng từ Rê 1 - Si 1 - Trẻ 5-6 tuổi có âm vực giọng từ Đô 1 – Đô 2 Đa số cô và trẻ ở lứa tuổi mầm non có âm vực giọng thấp hơn, lƣợng hơi ngắn hơn so với yêu cầu của các bài dân ca trong chƣơng trình vì do cả cô và trẻ ít nghe cũng nhƣ hát các bài dân ca. Ví dụ nhƣ bài "Cò lả "- Dân ca Bắc Bộ, có âm vực giọng từ Rê 1 – Rê 2, bài "Cây trúc xinh "-Dân ca Quan họ Bắc Ninh có âm vực từ Rê 1 – Fa 2 nhƣng một số cô, trẻ không hát đúng âm vực đó. Cô và trẻ thƣờng hát dân ca bằng chất giọng tự nhiên và theo khả năng của bản thân. Cô-trẻ có âm vực giọng cỡ nào thì sẽ hát bài dân ca theo âm vực đó (có thể thay đổi âm vực giọng bài hát bằng nút transpose trên đàn). II. Sự phát triển của tai nghe và trí nhớ âm nhạc. Ở tuổi này, các cháu thích nghe và chăm chú lắng nghe cô giáo hát hoặc chú ý lắng nghe các bài hát dân ca trong các băng đĩa, trên đài phát thanh, truyền hình,... Từ đó, các cháu đã nhận ra đƣợc tên bài hát, nói đúng tên bài hát khi nghe lại âm điệu

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )