Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Một số cơ sở lý luận cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ hiện nay

Học chế tín chỉ mang nhiều lợi ích đến cho người dạy và người học. Với quá trình đào tạo được tổ chức linh hoạt, mềm dẻo tạo điều kiện cho sinh viên (SV) dễ dàng lựa chọn và thay đổi chương trình học thích hợp với sở trường và hoàn cảnh riêng. » Xem thêm

02-10-2019 44 1
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 29<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP<br /> DẠY HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ HIỆN NAY<br /> TS. Nguyễn Ánh Hồng<br /> Khoa Giáo dục<br /> Học chế tín chỉ mang nhiều lợi ích đến cho người dạy và người học. Với quá trình<br /> đào tạo được tổ chức linh hoạt, mềm dẻo tạo điều kiện cho sinh viên (SV) dễ dàng lựa chọn<br /> và thay đổi chương trình học thích hợp với sở trường và hoàn cảnh riêng. Do vậy, phương<br /> pháp dạy học trong học chế tín chỉ phải hướng tới phát triển tối đa tự chủ của SV trong học<br /> tập, phát triển năng lực độc lập làm việc và tự nghiên cứu trên cơ sở kế hoạch học tập mà<br /> SV đã định ra. Phương pháp dạy học phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo<br /> của SV<br /> Trong hội thảo này, có một số câu hỏi được đặt ra: Thực chất đổi mới phương pháp<br /> dạy học là gì? Và đổi mới phương pháp dạy học theo hệ thống tín chỉ hiện nay theo hướng<br /> nào?<br /> Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số cơ sở lý luận cho việc đổi mới phương<br /> pháp dạy học theo học chế tín chỉ hiện nay.<br /> 1. Vai trò của giảng viên và SV trong quá trình dạy học đại học.<br /> Quá trình dạy học đại học là quá trình tương tác giữa hoạt động dạy của giảng viên<br /> (GV) và hoạt động học của SV (SV) nhằm đạt tới các nhiệm vụ dạy học ở đại học.<br /> Trong quá trình dạy học ở đại học, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy,giữ vai trò<br /> chủ đạo với chức năng tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động học của SV đảm bảo cho<br /> SV thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được quy định phù hợp với<br /> mục đích dạy học ở đại học. Vai trò chủ đạo của GV được thực hiện thông qua việc lựa<br /> chọn nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức lớp học trong<br /> quá trình đào tạo. Cách thức SV lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp như thế nào<br /> phụ thuộc vào cách thức tổ chức nhận thức của GV như thế đó. Nếu GV giảng theo phương<br /> pháp “đọc – chép” thì SV phải học thuộc lòng (học vẹt) để ghi nhớ những tri thức đó (có<br /> thể hoàn toàn không hiểu gì) còn nếu GV dẫn dắt quá trình học tập của SV qua việc giải<br /> quyết vấn đề, các bài tập nhận thức làm bộc lộ bản chất của khái niệm thì thực sự SV đã tư<br /> duy sáng tạo để tìm ra tri thức. Đó chính là vai trò chủ đạo của GV trong quá trình dạy<br /> học đại học.<br /> SV có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học đại học. SV một mặt là đối<br /> tượng của hoạt động dạy, mặt khác là chủ thể của hoạt động nhận thức có tính chất nghiên<br /> cứu. SV là chủ thể của hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ<br /> năng, kỹ xảo có liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình. Trong quá trình dạy học đại<br /> học dưới sự tổ chức, điều khiển, hoạt động học của GV, SV tự tổ chức, tự điều khiển hoạt<br /> động nhận thức của bản thân. Tính tích cực, chủ động của SV trong quá trình học tập sẽ tác<br /> động lại hoạt động giảng dạy của GV. Quá trình dạy học là quá trình tương tác giữa hoạt<br /> động dạy của GV và hoạt động học của SV được hiểu theo nghĩa đó.<br /> Quá trình dạy học đại học bao gồm hoạt động dạy (hoạt động tổ chức, điều khiển<br /> của GV) và hoạt động học (hoạt động tự tổ chức, tự điều khiển của SV). Trong đó, GV phải<br /> có cách thức dạy và SV phải có cách thức học. Các cách thức dạy và học hợp thành các<br /> Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 30<br /> <br /> phương pháp dạy học nhằm giúp GV và SV hoàn thành các nhiệm vụ, mục đích dạy học đề<br /> ra. Do vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới cả phương pháp dạy của GV<br /> và tương ứng với nó là phương pháp học của SV.<br /> 2. Sự khác biệt giữa dạy học hướng vào người dạy (lấy người dạy làm trung tâm) và<br /> dạy học hướng vào người học (lấy người học làm trung tâm)<br /> Về mục tiêu<br /> <br /> DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GV DẠY HỌC HƯỚNG VÀO SV<br /> - Truyền đạt kiến thức đã quy định - Chuẩn bị cho người học thích ứng với<br /> trong chương trình và SGK đời sống xã hội<br /> - Quan tâm trước hết đến việc thực hiện - Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, lợi ích<br /> nhiệm vụ của GV và khả năng của người học.<br /> <br /> Về nội dung<br /> <br /> DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GV DẠY HỌC HƯỚNG VÀO SV<br /> - Chương trình được thiết kế chủ yếu - Chương trình hướng vào sự chuẩn bị<br /> theo logic nội dung bài học phục vụ thiết thực cho thực tế<br /> - Giáo án được soạn trước theo đường - Giáo án có nhiều phương án theo kiểu<br /> thẳng chung cho mọi SV phân nhánh linh hoạt, có thể được điều<br /> - Chú trọng hệ thống kiến thức lý chỉnh.<br /> thuyết, sự phát triển của các khái niệm - Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận<br /> dụng kiến thức, năng lực giải quyết các<br /> vấn đề thực tiễn.<br /> <br /> Về phương pháp<br /> <br /> DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GV DẠY HỌC HƯỚNG VÀO SV<br /> - Chủ yếu là thuyết trình, giảng giải, tập - Khám phá và giải quyết vấn đề<br /> trung vào bài giảng. - Người học chủ động, tích cực tham gia<br /> - Người học thụ động. - Tìm tòi và thể hiện<br /> - Ghi nhớ - GV điều khiển, thúc đẩy sự tìm tòi<br /> - GV chiếm ưu thế, có uy quyền, áp đặt<br /> Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 31<br /> <br /> <br /> Về môi trường học tập<br /> <br /> DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GV DẠY HỌC HƯỚNG VÀO SV<br /> - Không khí lớp học: hình thức, máy - Tự chủ, thân mật, không hình thức<br /> móc - Chỗ ngồi linh hoạt<br /> - Sắp xếp chỗ ngồi ổn định - Sử dụng thường xuyên các phương<br /> - Dùng phương tiện, kỹ thuật dạy học ở tiện kỹ thuật dạy học<br /> mức tối thiểu<br /> <br /> Về kết quả<br /> <br /> DẠY HỌC HƯỚNG VÀO GV DẠY HỌC HƯỚNG VÀO SV<br /> - Tri thức tự tìm<br /> - Tri thức có sẵn - Trình độ cao hơn về phát triển nhận<br /> - Trình độ phát triển nhận thức thấp thức, tình cảm và hành vi<br /> mặc dù có hệ thống - Tự tin<br /> - Phụ thuộc vào tài liệu - SV tự giác chịu trách nhiệm về kết quả<br /> - GV độc quyền đành giá kết quả học học tập, được tham gia đánh giá, tự<br /> tập; SV chấp nhận các giá trị truyền đánh giá, tự xác định các giá trị.<br /> thống<br /> <br /> Từ sự so sánh giữa dạy học hướng vào người thầy và dạy học hướng vào người<br /> học đã cho thấy: đào tạo theo học chế tín chỉ chỉ có hiệu quả khi dạy học thực sự hướng<br /> vào người học. Đó chính là hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy cao độ<br /> tính tích cực, sáng tạo của SV trong quá trình dạy học theo học chế tín chỉ hiện nay.<br /> Từ cơ sở lý luận được trình bày trên đã nêu lên một nguyên tắc cơ bản trong<br /> phương pháp dạy học tích cực đó là: GV là người hướng dẫn, tổ chức điều khiển hoạt<br /> động học tập của SV. SV là chủ thể chính trong quá trình đào tạo. Dưới sự tổ chức, điều<br /> khiển của GV, SV chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo bằng chính hành động học tập<br /> của mình. Nguyên tắc cơ bản này được thể hiện qua các phương pháp dạy học tích cực<br /> đang được sử dụng phổ biến trên thế giới: Cách tiếp cận cùng tham gia (participatory<br /> approach); Phương pháp dạy giải quyết vấn đề (problem solving); Phương pháp dạy theo<br /> tình huống (teaching with cases); Phương pháp tích cực hóa (activation method); Sư phạm<br /> tương tác.<br /> 3. Từ thực tiễn giảng dạy, theo chúng tôi cần quan tâm đến một số vấn đề sau<br /> trong việc đổi mới phương pháp dạy theo học chế tín chỉ hiện nay:<br /> 3.1. Trong quá trình dạy học, GV phải tổ chức, dẫn dắt để SV khám phá bản chất<br /> vấn đề. SV ghi nhớ vững chắc và lâu dài những tri thức cơ bản đó là những tư tưởng chủ<br /> đạo, những luận điểm, những nguyên lý chủ yếu của khoa học chứ không phải là những chi<br /> tiết vụn vặt. Thông qua quá trình nắm vững hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo giúp SV có<br /> khả năng “cơ động”, có năng lực thích ứng cao trong quá trình lĩnh hội và vận dụng tri<br /> thức trong các tình huống quen thuộc mà còn vào các tình huống mới muôn màu muôn<br /> vẻ trong thực tiễn nghề nghiệp tương lai.<br /> Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 32<br /> <br /> 3.2. Với mục tiêu dạy học tập trung vào tính chủ động của người học trong đào<br /> tạo tín chỉ, tác động của GV với SV không chỉ qua phương pháp thuyết giảng tri thức mà<br /> cần được thể hiện qua hệ thống các phương pháp dạy học đa dạng, khuyến khích SV tự học,<br /> tự nghiên cứu.<br /> 3.3. GV cần chú trọng đến thực hành, phương pháp giải quyết vấn đề, làm việc<br /> theo nhóm, nghiên cứu khoa học giúp cho SV có được phương pháp học tập và năng lực<br /> cần thiết cho công việc tương lai.<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Các chiến lược để dạy học có hiệu quả, Allan C. Ornstein & Thomas J. Lasley,II, Tài<br /> liệu tham khảo nội bộ.<br /> 2. Lý luận dạy học đại học, NXB đại học sư phạm, Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (2004)<br /> 3. Tài liệu tập huấn “Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng<br /> Internet”- Trung tâm nghiên cứu giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục - Viện Nghiên<br /> cứu Giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN HỌC<br /> TẬP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ<br /> TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> PGS.TSKH Bùi Loan Thùy, Giám đốc Thư viện<br /> Học viên cao học Lê Hồng Huệ<br /> Hiện nay các trường đại học đang diễn ra sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành<br /> chương trình đào tạo, mô hình quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ học tập<br /> nhằm thực hiện Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ<br />

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=3Array ( )