Nâng cấp TK VIP tải tài liệu không giới hạn và tắt QC

Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh

Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến và không ít sinh viên (SV) đã và đang mắc. » Xem thêm

03-03-2022 35 3
QUẢNG CÁO

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 THỰC TRẠNG TRẦM CẢM VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM SỰ TRỢ GIÚP CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Oanh* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên lạc: oanh.do.0811@gmail.com TÓM TẮT Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến và không ít sinh viên (SV) đã và đang mắc. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và xử lý số liệu thống kê để tìm hiểu thực trạng mức độ trầm cảm (tự đánh giá) của sinh viên một số trường đại học tại TP Hồ Chí Minh (nghiên cứu trường hợp tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ trầm cảm của SV là trung bình; không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên về mức độ trầm cảm xét theo các biến nhân khẩu đưa vào nghiên cứu; SV có xu hướng không tìm kiếm sự trợ giúp khi có các triệu chứng trầm cảm; nếu tìm kiếm trợ giúp, SV ưu tiên tìm đến giáo viên, giảng viên (bán chuyên nghiệp) và chuyên viên tâm lý (chuyên nghiệp); có mối tương quan nghịch giữa mức độ trầm cảm và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của SV với hình thức trợ giúp bán chuyên nghiệp. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho những người làm công tác sinh viên, các giảng viên và sinh viên một số thông tin tham khảo phục vụ công tác hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho SV. Từ khóa: trầm cảm, sinh viên, hành vi tìm kiếm sự trợ giúp. SITUATION OF DEPRESSION AND HELP-SEEKING BEHAVIOR OF STUDENTS OF SOME UNIVERSITIES IN HO CHI MINH CITY Do Thi Oanh*, University of Social Sciences and Humanities - VNU Ho Chi Minh City * Corresponding author: oanh.do.0811@gmail.com ABSTRACT Depression is a common mental disorder which many students have been suffering from. In this study, questionnaire surveys and statistical data processing using SPSS 20.0 software are used in order to present the results of the situation of self-report depression among students of some universities in Ho Chi Minh City (case study in the dormitory of Vietnam National University, Ho Chi Minh City). Research results show that: degree of self-report depression among students is average; there are no statistically significant difference between students in the degree of depression according to the demographic variables included in the study; Students tend not to seek help when they have depressive symptoms; if seeking help, students give priority to teachers, lecturers (paraprofessional source) and psychologists (professional source); There is an inverse correlation between the degree of depression and the help- seeking behavior of students for para-professional help. Research results provide staffs in charge of students, lecturers and students with scientific reference for better supporting and taking care of students' mental health. Keywords: depression, students, help-seeking behaviors. TỒNG QUAN Ước tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân hàng đầu về gánh nặng bệnh tật cho y tế toàn cầu. Trầm cảm có thể xảy đến với bất cứ ai và gây ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của họ. Cho đến nay, ở trong và ngoài nước đã có không ít nghiên cứu về trầm cảm ở nhiều đối tượng, trong nhiều bối cảnh khác nhau. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên (SV) cư trú trong ký túc xá chủ yếu tập trung vào đối tượng SV của một trường đại học/ cao đẳng cụ thể, chưa có nhiều nghiên cứu về trầm cảm của SV sống trong một ký túc xá quy mô lớn, nơi hội tụ SV từ nhiều trường đại học 31
  2. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 khác nhau đến cư trú và học tập. Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng mức độ trầm cảm (tự đánh giá) của SV một số trường đại học tại TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu trường hợp tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Các khái niệm công cụ Nghiên cứu này dựa trên quan điểm của Sổ tay hướng dẫn chẩn đoán và thống kê phiên bản lần thứ 5 (DSM-5) (Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ - APA, 2013) và Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10 (Tổ chức y tế thế giới - WHO, 2019) để định nghĩa về trầm cảm như sau: Trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi: khí sắc trầm buồn; cảm giác mất hứng thú, chán chường, có thể đi kèm với suy nghĩ hoặc hành động tự sát; sự ức chế đối với hầu như toàn bộ các mặt hoạt động thể chất và tâm lý. Trầm cảm có thể xảy ra dưới dạng một pha đơn nhất hoặc tái diễn. Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp là hoạt động có mục đích của cá nhân đang gặp phải vấn đề nào đó, hướng đến đạt được sự hỗ trợ từ bên ngoài thông qua các kênh chính thức hoặc không chính thức để giải quyết vấn đề của bản thân. Sinh viên là người học của một cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp, không quá 25 tuổi và đang cư trú tại ký túc xá của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.” Sinh viên LGBT là những sinh viên đang cư trú tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mà có bản dạng giới/ xu hướng tính dục khác với dị giới/ dị tính. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Mẫu điều tra chính thức bao gồm 184 SV biểu hiện trầm cảm từ mức độ nhẹ đến nặng, được sàng lọc từ 226 sinh viên tự nguyện trả lời phiếu khảo sát trong đó có thang đo trầm cảm rút gọn của Beck. Thời gian tiến hành khảo sát: trong tháng 3 năm 2021.Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp chính là điều tra bằng bảng hỏi và xử lý số liệu thống kê. Bảng hỏi được thiết kế gồm 4 phần: Phần 1: Một số thông tin nhân khẩu của SV (trường, niên học, học lực, bản dạng giới và xu hướng tính dục); Phần 2: Thang đánh giá trầm cảm rút gọn của Beck (Beck Depression Inventory –Short Version), được Việt hóa và sử dụng trong nghiên cứu của Cao Thị Vịnh (2017). Thang trầm cảm Beck rút gọn được công bố vào năm 1972, được phát triển từ bảng câu hỏi tự đánh giá gồm 21 items của Beck năm 1961, đảm bảo được yêu cầu về hệ số tin cậy. Thang này gồm 13 items, mỗi items có 4 mức độ biểu hiện của triệu chứng trầm cảm, được sắp xếp theo mức độ từ 0 đến 3. Khách thể nghiên cứu sẽ đọc từng mệnh đề và chọn 1 trong 4 mức độ đúng nhất mô tả trạng thái cảm xúc của bản thân trong vòng 14 ngày (2 tuần) liền trước thời điểm trả lời khảo sát. Thực chất, mỗi items trong tổng cộng 13 items sẽ khảo sát một biểu hiện triệu chứng của trầm cảm, từ không có triệu chứng cho tới triệu chứng xuất hiện nhiều và/ hoặc rất thường xuyên. Phần 3: Thang đo hành vi tìm kiếm trợ giúp khi sinh viên có triệu chứng trầm cảm và phần 4: Thang đo thực trạng nguyên nhân khiến sinh viên không tìm đến trợ giúp chuyên nghiệp khi có triệu chứng trầm cảm, là các thang đo tự thiết kế dựa trên tham khảo các nghiên cứu về các vấn đề tương tự hoặc liên quan. Việc kiểm định độ tin cậy của thang đo được thực hiện trên phần mềm xử lý dữ liệu SPSS (phiên bản 20.0). Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đánh giá trầm cảm rút gọn 13 items của Beck là 0,743, chứng tỏ thang đo có đủ độ tin cậy để tiến hành phân tích thống kê suy luận. Với các thang đo ở phần 3 và phần 4, căn cứ kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), các biến phù hợp được giữ lại, gồm: - Thang đo tìm kiếm sự trợ giúp (7 biến): 3 biến Trợ giúp bán chuyên nghiệp - giáo viên/ giảng viên, trưởng nhà/ cán bộ ký túc xá, đại diện các tổ chức tôn giáo; 3 biến Trợ giúp 32
  3. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 chuyên nghiệp - chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội, bác sĩ tâm thần; 1 biến các phương án khác. - Thang đo Lý do không tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp khi có triệu chứng trầm cảm (5 biến): Có thể tự đương đầu (1 biến); 3 biến Các lo ngại về dịch vụ trợ giúp chuyên nghiệp - không biết phải tìm kiếm dịch vụ ở đâu, lo ngại vấn đề bảo mật, nghi ngờ tính hiệu quả của dịch vụ; Thấy bản thân đã có đủ nguồn lực trợ giúp (1 biến). Cách tính điểm và đánh giá - Thang trầm cảm rút gọn Beck Người tham gia chọn câu trả lời tương ứng cho 13 items được đưa ra. Mỗi câu trả lời sẽ ứng với một số điểm đã được gán trước. Tổng điểm của tất cả các câu trả lời chính là tổng điểm của thang đo đối với người tham gia. Số này được so sánh với các bậc điểm cho trước có thang trầm cảm rút gọn Beck, từ đó, xác định mức độ trầm cảm tại thời điểm tham gia khảo sát của sinh viên. Các mức bao gồm: Không trầm cảm: < 4 điểm; Trầm cảm mức độ nhẹ: 4 - 7 điểm; Trầm cảm mức độ vừa: 8 - 15 điểm; Trầm cảm mức độ nặng: 16 - 39 điểm. - Thang đo tìm kiếm sự trợ giúp: mỗi item được đo trên thang Likert 5 mức độ từ 1 đến 5; điểm trung bình chung của các item được so với mức ý nghĩa sau: 1 - 1.8 : không bao giờ tìm đến sự trợ giúp; 1.81 - 2.60: Hiếm khi tìm đến sự trợ giúp; 2.61 - 3.40: Đôi khi tìm đến sự trợ giúp (có khi có, có khi không); 3.41 - 4.20: Thường xuyên tìm kiếm sự trợ giúp; 4.21 - 5.00: Luôn tìm kiếm sự trợ giúp nếu gặp khó khăn. - Thang đo Lý do không tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp khi có triệu chứng trầm cảm: mỗi item được đo trên thang Likert 3 mức độ từ 1 đến 3 về mức độ đồng ý với mệnh đề được đưa ra về lý do không tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp, điểm trung bình chung của các item được so với mức ý nghĩa sau: 1 – 1.67: hoàn toàn không đồng ý ; 1.68 – 2.3: Đồng ý một phần; 2.35 – 3: hoàn toàn đồng ý. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Mức độ trầm cảm của SV Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ trầm cảm trung bình của 184 sinh viên là ở mức trung bình (mức vừa) (ĐTB=10.96, ĐLC=5.19). Trong đó, trên ½ số sinh viên tham gia nghiên cứu (94/184 sinh viên) có điểm tự đánh giá mức độ trầm cảm ở mức trung bình (vừa) Bảng 1. Mức độ trầm cảm của sinh viên Mức trầm cảm ĐTB ĐLC Số lượng Tần suất (%) Nhẹ 5.75 1.04 57 31 Vừa 11.06 2.19 94 51 Nặng 19.64 3.51 33 18 Tổng 10.96 5.19 184 100 Sự khác biệt về mức độ trầm cảm của SV theo các biến nhân khẩu Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ trầm cảm của sinh viên theo niên học, bản dạng giới/xu hướng tính dục và học lực. Bảng 2. Sự khác biệt về Số lượng % ĐTB ĐLC Xếp Mức ý mức độ trầm cảm của SV hạng nghĩa Năm theo các biến nhânthứ 1 89 48.3 10.83 5.27 4 Năm điểm thứ 2 52 28.3 11.23 5.32 3 NiênkhẩuĐặc học mẫu p>0.05 Năm nghiên cứu thứ 3 18 9.8 12 5.24 2 Năm thứ 4 22 12 9.68 4.72 5 Tốt nghiệp 3 1.6 13 4.36 1 Bản dạng giới Nam 54 29.3 11,65 5,22 2 & Xu hướng Nữ 110 59.8 10,34 4,88 3 p>0.05 tính dục LGBT 20 10.9 12,50 6,39 1 33
  4. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 Chưa biết 54 29.4 11.67 5.17 3 Trung bình 17 9.2 11.76 5.27 2 Học lực p>0.05 Khá 74 40.2 10.32 5.38 5 Giỏi 34 18.5 10.41 4.43 4 Xuất sắc 5 2.7 13.6 7.13 1 Tổng 184 100 Thực trạng hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của sinh viên khi có các triệu chứng trầm cảm Kết quả thu được từ điểm tự đánh giá đã được xử lý thống kê cho thấy, hầu hết sinh viên đều không tìm kiếm sự trợ giúp khi có các triệu chứng của trầm cảm (ĐTB=3.77, ĐLC=0.99); khi tìm kiếm sự trợ giúp, sinh viên ưu tiên tìm kiếm từ các nguồn bán chuyên nghiệp (ĐTB=1.41, ĐLC=0.61) hơn là các nguồn chuyên nghiệp (ĐTB=1.26, ĐLC=0.59). Tuy nhiên, nhìn chung, nếu phải tìm kiếm nguồn trợ giúp để ứng phó với các triệu chứng trầm cảm, nguồn trợ giúp bán chuyên nghiệp mà SV có xu hướng ưu tiên tìm kiếm là sự trợ giúp từ giáo viên/ giảng viên, trong khi chuyên viên tâm lý là nguồn trợ giúp chuyên nghiệp được đánh giá cao. Bảng 3. Điểm trung bình thang đo từng yếu tố hành vi tìm kiếm trợ giúp của SV Nội dung ĐTB ĐLC Thứ bậc Giáo viên/ giảng viên 1.65 0.99 1 Trợ giúp Trưởng nhà/ cán bộ ký túc xá 1.28 0.97 4 bán chuyên Đại diện của các tổ chức tôn giáo (vd: linh nghiệp 1.29 0.62 3 mục, hòa thượng…) Trợ giúp Chuyên gia tâm lý 1.32 0.76 2 chuyên Nhân viên công tác xã hội 1.26 0.71 5 nghiệp Bác sĩ chuyên khoa tâm thần 1.2 0.68 6 Lý giải cho việc không tìm kiếm nguồn trợ giúp chuyên nghiệp khi có các triệu chứng trầm cảm, ngoài hai lý do cho rằng bản thân có thể tự giải tỏa các triệu chứng và cho rằng bản thân đã có đủ các nguồn lực trợ giúp, lý do lớn nhất mà SV chọn là nghi ngờ việc chuyên gia có thể giúp họ thoát khỏi triệu chứng trầm cảm (tức là, nghi ngờ chất lượng dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp). Bảng 4. Điểm trung bình thang đo các lý do khiến sinh viên không tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp khi có các triệu chứng trầm cảm Nội dung ĐTB ĐLC Thứ bậc Cho rằng bản thân có thể tự giải tỏa các triệu chứng 2.29 0.61 2 Không biết tìm kiếm dịch vụ ở đâu 1.88 0.78 5 Lo sợ vấn đề bảo mật thông tin cá nhân 1.95 0.81 4 Nghi ngờ việc chuyên gia có thể giúp mình thoát khỏi triệu chứng 2.13 0.77 3 Cho rằng bản thân đã có đủ các nguồn lực trợ giúp 2.37 0.69 1 Tương quan giữa mức độ trầm cảm và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của sinh viên khi có các triệu chứng trầm cảm Kết quả phân tích tương quan giữa mức độ trầm cảm và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp khi có các triệu chứng trầm cảm cho thấy mức độ trầm cảm có tương quan ngược chiều với mức độ tìm kiếm sự “Trợ giúp bán chuyên nghiệp” với hệ số tương quan -0.155*. Điều này có nghĩa là khi SV có mức độ trầm cảm càng cao thì họ càng ít tìm kiếm sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ bán chuyên nghiệp. Đây là đặc điểm thu rút về mặt xã hội - một đặc điểm thường xuất hiện ở những người có trầm cảm. Bảng 5. Tương quan giữa mức độ trầm cảm và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của sinh viên Không tìm kiếm Trợ giúp bán Trợ giúp chuyên sự trợ giúp chuyên nghiệp nghiệp 34
  5. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 Mức độ Pearson Correlation 0.138 -0.155* -0.54 trầm cảm Sig. (2-tailed) 0.062 0.036 0.467 Ghi chú: ***khi p

 

TOP Download

Tài liệu đề nghị cho bạn:

popupslide2=2Array ( )